nCoV - cơn ác mộng của ngành công nghiệp du lịch du thuyền

Những khủng hoảng vì virus, thậm chí chìm tàu trước đây chưa là gì với "ác mộng" nCoV mà ngành du thuyền trị giá hơn 45 tỷ USD đang đối mặt.

"Ác mộng" nCoV

Trước đây, ngành công nghiệp du thuyền đã phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như norovirus đe dọa toàn bộ khách trên tàu thiệt mạng vì các vấn đề đường ruột. Hay một khủng hoảng khác là thảm họa chìm tàu Costa Concordia ở Italy khiến 32 người chết. Tuy nhiên, NYT cho rằng, nCoV mới là thách thức lớn nhất từ trước đến nay họ gặp phải.

Du thuyền Diamond Princess

Hơn một tuần nay, thế giới đã liên tục dõi theo những tin tức về du thuyền Diamond Princess đang bị cách ly tại cảng Yokohama ở Nhật Bản. Trên du thuyền này có khoảng 3.600 hành khách và thành viên thủy thủ đoàn, trong đó 218 người đã nhiễm nCoV.

>> Du thuyền Diamond Princess du lịch trên vịnh Hạ Long và cập cảng Chân Mây

Du thuyền MS Westerdam

Tiếp đó, du thuyền MS Westerdam, du thuyền đã phải lênh đênh nhiều ngày trên biển khi bị 5 nước từ chối tiếp do những lo ngại dịch bệnh. Đến hôm qua, ngày 13.2.2020, con tàu hiện đại này mới được Campuchia cho phép cập cảng Sihanoukville, Campuchia.

>> Du thuyền MS Westerdam cập cảng Sihanoukville, Campuchia

Thậm chí, cách xa ổ dịch hàng nghìn dặm, tại Bayonne, bang New Jersey, Mỹ, bốn du khách trên du thuyền Anthem of the Seas tại Bayonne, bang New Jersey (Mỹ) cũng bị cách ly và đưa đi xét nghiệm để bảo vệ các du khách khác. May mắn là họ âm tính với nCoV.

Maranda Priem, du khách 24 tuổi tại Washington cùng mẹ đã mua vé tour du thuyền Norwegian Jade với sức chứa khoảng 2.200 khách thuộc công ty Norwegian Cruise Lines. Du thuyền này dự kiến khởi hành từ Hong Kong vào ngày 17.2.2020 và sẽ qua các điểm dừng ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan. Hiện tại, số lượng cảng cấm du thuyền ngày càng tăng. Từ 6/2, Hong Kong không tiếp nhận du thuyền. Các du khách cho rằng thay vì cố gắng điều chỉnh cho phù hợp, các hãng du thuyền không cởi mở và không làm được việc gì có ích.

Trước những lo ngại về dịch bệnh, Priem đã liên tục gửi email và gọi điện cho Norwegian Cruise Lines để hỏi cô có thể thay đổi hành trình hoặc được hoàn tiền hay không. Tuy nhiên, mọi yêu cầu đều bị từ chối.

Hôm 4/2, Roxane Sanford, chuyên viên quan hệ khách hàng của hãng du thuyền này gửi email trả lời Priem rằng: "Trung Quốc không bao gồm Hong Kong, Macau hay Đài Loan. Chắc chắn hãng không thể xử lý yêu cầu hủy vé và hoàn tiền".

Khi các cảng ở Hong Kong đóng cửa, các hãng du thuyền chuyển hướng đến Singapore. Đây là một thay đổi trong lịch trình khiến Priem và các du khách phải đặt lại vé máy bay và mất thêm nhiều chi phí phát sinh khác. Hôm qua, Priem đã quyết định hủy chuyến đi này và không chắc có được nhận lại 1.700 USD đã trả cho hãng du thuyền không.

Sau khi được Campuchia đồng ý cho cập cảng Sihanoukville, Holland America Line – chủ du thuyền MS Westerdam cho biết sẽ sắp xếp và trả tiền cho toàn bộ du khách chuyến bay về nhà, đồng thời hoàn trả tiền cho chuyến đi du thuyền này.

Memorial University of Newfoundland

"Các hãng du thuyền chưa từng trải qua tình trạng này trước đây và không biết phải làm gì", Ross Klein, nhà xã hội học nghiên cứu về ngành du thuyền tại Memorial University of Newfoundland nhận định.

James Hardiman - Giám đốc Wedbush Securities, người theo rất sát lĩnh vực này nói: "Thông tin về những du thuyền như Diamond Princess trên báo chí khiến những người chưa từng đặt chân lên du thuyền nghĩ nó là lựa chọn kém hấp dẫn cho kỳ nghỉ".

Các hãng du thuyền không tiết lộ bất kỳ số liệu nào liên quan đến những ảnh hưởng đến việc đặt chỗ vài tuần qua từ khi dịch cúm bùng phát. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự đoán mức giảm doanh thu 10–15%.

Các hãng Norwegian Cruise Lines và Carnival – sở hữu du thuyền Princess Cruises từ chối bình luận và chỉ đưa ra các thông cáo rằng ưu tiên hàng đầu của họ hiện nay là an toàn của các hành khách. Mỗi du thuyền đều liệt kê các biện pháp bảo vệ bởi chúng thường chứa hàng nghìn người trong một khoảng thời gian dài. Do đó, các du thuyền được coi như nơi ươm mầm cho những căn bệnh.

Hôm 4.2.2020, Royal Caribbean, hãng sở hữu tàu Anthem of the Seas đưa ra thông báo rằng, virus corona và những nỗ lực để chống lại dịch bệnh dự kiến ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của họ. Hardiman ước tính, Royal Caribbean có thể mất khoảng 4 triệu USD để hủy một chuyến du thuyền 4 ngày.

Chủ tịch Signature Travel Network cho rằng, không có gì bất ngờ khi ngành du thuyền ở châu Á Thái Bình Dương bị ảnh hưởng rất lớn. "Nhu cầu mới cho du lịch du thuyền đang rất thấp. Chúng tôi không thể bán được các tour mùa xuân", ông nói.

"Nếu ngành công nghiệp này không điều chỉnh, nó sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng ở Trung Quốc với dịch vụ du thuyền trong thời gian rất dài", Hardiman tại Wedbush Securities cho biết.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp du lịch Trung Quốc tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới. Theo Hiệp hội Du thuyền quốc tế, các chuyến du thuyền ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đóng góp 10% vào ngành du lịch Trung Quốc. 8-9% hành khách trên các du thuyền đến từ Trung Quốc, Macau hay Hong Kong. Từ năm 2013 đến 2017, số lượng tàu được triển khai ở châu Á tăng 53%.

Theo News York Times

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (2 votes)