- Posted by: Tommy Tran
- Thu, 16/02/2023, 11:31 (GMT+7)
- 2 Bình luận
Tập tành theo Khóa học DevOps
Khóa học giúp học viên chuẩn bị cho sự nghiệp DevOps của họ phát triển mạnh, giúp thu hẹp khoảng trống giữa phát triển và vận hành phần mềm. Học viên sẽ trở thành một chuyên gia về các nguyên tắc triển khai và phát triển liên tục, tự động hóa quản lý cấu hình, hợp tác liên nhóm, và các dịch vụ IT nhanh, bằng cách sử dụng các mô hình công cụ DevOps tools như Git, Docker, Jenkins, Cucumber, Ansible, Kubernetes
Đối tượng: Sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông. Tất cả các vị trí công việc về : Lập trình viên, Shell scripting, Quản trị hệ thống, Các dịch vụ IT – Ops và Hỗ trợ, Xây dựng và phát hành (Build and release), QA hoặc Testing…
Kiến thức đạt được:
Khóa học DevOps Professional gồm nhiều ví dụ mẫu, các bài tập thực hành từ dễ đến khó sẽ giúp học viên tiếp cận DevOps một cách nhanh chóng, nắm vững các kiến thức cần thiết để có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc:
- - Sử dụng Docker, Kubernetes
- - Tự động triển khai CI/CD với Jenkins
- - Quản lý cài đặt cấu hình với Ansible
- - Giám sát hoạt động hệ thống với Prometheus – Grafana và Jaeger
Module 1: Docker căn bản
- Giới thiệu về Docker. Docker khác gì ảo hoá? Ưu điểm của Docker Cài đặt Docker trên Windows, Mac, Linux
- Docker image vs Docker container
- Các tập lệnh căn bản: ps, logs, exec, run, start, stop, cp, publish port Docker Volume
Module 2: Docker nâng cao
- Viết Dockerfile đóng gói Docker Image Docker Compose
- Thiết lập Docker Private Registry
- Thực hành: đóng gói ứng dụng SpringBoot
Module 3: CI/CD với Jenkins
- Giới thiệu về CI/CD
- Cài đặt Jenkins với Docker Jenkins job
- Tích hợp Git remote repository (Github, Gitlab, Bitbucket, …) với Jenkins gửi email thông báo
- Chạy unit test trên Jenkins
- Cấu hình Jenkins Pipeline với Jenkinsfile Cấu hình thêm 1 agent node
- Build Docker Image và triển khai
- Bài tập thực hành: Cấu hình CI Workflow cho 1 ứng dụng SpringBoot sử dụng Maven và JUnit
Module 4: Ansible – Configuration Managment
- Cài đặt Ansible
- Playbook, task, module, inventory Roles
- Tích hợp Jenkins với Ansible
- Thực hành: Dùng Ansible cài đặt Docker; Sử dụng Jenkins + Ansible để triển khai một ứng dụng SpringBoot trên một máy ảo VPS
Module 5: Kubernetes
- Giới thiệu kiến trúc Kubernetes Cài đặt Kubernetes
- Sử dụng kubectl với các lệnh: run, create, describe, get Các khái niệm Pods, RepicaSet, Deployment
- Kubernetes Services: ClusterIP, NodePort, LoadBalancer
- Thực hành: Triển khai ứng dụng SpringBoot trên Kubernetes
- Sử dụng file YAML để triển khai Kubernetes
- Kubernetes dashboard
- DaemonSets, Label, Selectors
- Triển khai RollingUpdate Healthchecks
- ConfigMaps, Secrets Ingress
Module 6: Kubernetes + CI/CD
Sử dụng Jenkins + Ansible + Kubernetes để triển khai ứng dụng SpringBoot gồm các bước: Push code lên Git remote, tự động trigger Jenkins pipeline, chạy test, gửi email thông báo, build Docker Image, triển khai lên Kubernetes cluster.
Module 1: Introduce AWS
- AWS Concept
- AWS Identity and Access Management (IAM)
- Amazon Elastic Compute Cloud (EC2)
- Elastic Block Store
- Amazon Simple Storage Service (S3)
- Network & Security
- Load Balancing
- AWS PVC
- AWS Auto scaling
- AWS RDS
- AWS CDN
Module 2: GITLab
- Git local repository
- Git command
- Git branch
- Git remote repository
- Using Github, GitLab
- Gitlab repository
- Gitlab registry
- Gitlab Runner
- Gitlab CI/CD pipeline
Module 3: Ansible
- YAML
- Inventory
- Playbook
- Vars
- Modules
- Roles
- Ansible-galaxy
Module 4: Docker
- Docker images
- Docker network
- Docker Volume
- Docker Container
- Docker compose
- Docker Desktop
- Docker registry
- Database cluster
Module 5: Kubernetes
- Install K8S Cluster: master node, worker node
- K8S deployment
- K8S network
- Services
- Namespace
- Storage (PV, PVC)
- ConfigMap, secret
- Services Accounts and RBAC
- NetworkPolicy
- Security Context
- Autoscale
- Kubernetes Dashboard
- Helm – Kubernetes Package Manager
- Rancher
Module 6: Jenkins
- Install Jenkins
- Jenkins build tools
- Create Users & Manage Permissions in Jenkins
- Create Job in Jenkins
- Create Jenkins File
- Jenkins CI/CD Pipeline
- Blue Ocean Pipeline Editor
Module 7: Terraform
- Resource Dependencies and Modules
- Providers
- Data Sources
- Templates and Files
- Variables
- Project Layout
- Plans
- State
- Workspaces
- Provisioners
Module 8: Monitoring and Logging
- Monitoring
- Prometheus
- Grafana
- Logs management
- Grafana Loki
Module 9: Xây dựng quy trình CI/CD hoàn chỉnh
- Khởi tạo GIT repository gồm 02 nhánh: Master và Develop
- Coder đẩy code trong quá trình phát triển lên nhánh Develop
- Hệ thống sẽ build và test source code nhánh Develop
- Nếu vượt qua, hệ thống sẽ tự deploy lên môi trường máy chủ staging
- QA, Tester sẽ truy cập và test trên môi trường staging
- Nếu passed, code trong nhánh Develop sẽ được merge sang nhánh Master.
- Nếu bản cập nhật nhánh Master đủ điều kiện Release ra phiên bản mới, nhánh Master sẽ được gắn Tag phiên bản (VD v1.2.0)
- Hệ thống sẽ tự động test và build code Tag version, sẵn sàng tính năng Deploy lên máy chủ production.
- Quản lý dự án sẽ quyết định và kích hoạt tự động deploy lên môi trường production.
- QA, tester sẽ truy cập hệ thống và kiểm thử trên máy chủ Production, nếu không vượt qua được yêu cầu kiểm thử, quản lý dự án sẽ kích hoạt tự động rollback về phiên bản ổn định trước.
- Monitor hệ thống
Buổi 1: Basic Linux 1
- 1 Giới thiệu về DevOps
- 2 Tổng quan về Dev - Ops
- 3 Các giai đoạn trong phát triển hệ thống
- 4 Khái quát về Linux
- 5 User và phân quyền trong Linux
- 6 Các câu lệnh về thư mục và quyền trong linux
- 7 Các thành phần trên Linux
Buổi 2: EC2
- 8 Các app hosting trên linux - Networking
- 9 Khái quát về AWS
- 10 Khái quát về EC2
- 11 Security Group
- 12 Vim
- 13 SSH với 1 EC2 trên AWS
- 14 Các câu lệnh cơ bản trên linux sử dụng SSH
Buổi 3: Policy - Network
- 15 Giới thiệu về các loại phân quyền trên AWS
- 16 IAM Policy
- 17 Resource-based policy
- 18 ACL
- 19 VPC
- 20 Thực hành trên AWS
Buổi 4: Terraform
- 21 Khái quát Terraform
- 22 Khác biệt giữa CFN và Terraform
- 23 Cú pháp Terraform
- 24 Module trong Terraform
- 25 Thực hành xây dựng AWS architecture bằng Terraform
Buổi 5: Terraform 2
- 26 Module trong Terraform
- 27 Function trong terraform
- 28 Loop trong terraform
- 29 Graph của Terraform
- 30 Dependency trong Terraform
- 31 Lifecycle Terraform
- 32 Thực hành viết Terraform configuration
Buổi 6: Cloud
- 33 Giới thiệu về Cloud
- 34 Các thành phần cơ bản trên Cloud Storage, DB, Load Balance, ...
- 35 Fully Managed Service
- 36 Serverless Service
- 37 Xây dựng hệ thống Cloud AWS
- 38 Thao tác với CLI
Buổi 7: System
- 39 Quản lý source code
- 40 Khái quát về System
- 41 Các thành phần trong một hệ thống
- 42 Các kiểu hệ thống truyền thống (Monolithic, Microservice)
- 43 Thực hành trên CodeCommit
- 44 Thực hành Xây dựng hệ thống
Buổi 8: Deployment
- 45 Các thành phần trong hệ thống: Web service, Database, CDN, Static, Storage
- 46 Server hệ thống
- 47 Environment Local/Dev vs Stage vs Test vs Prod
- 48 Deployment truyền thống
- 49 Run-time environment
- 50 Build task
- 51 Migration, Seeder, Factory task
Buổi 9: Docker
- 52 Docker
- 53 Write Dockerfile
- 54 Container vs Image
- 55 Build image, run image, push Dockerhub
- 56 Deploy bằng Docker
Buổi 10: Practice
- 57 Dựng project và containerize project
- 58 Phân tích dự án
- 59 Sử dụng docker-copose
- 60 Thiết lập tương quan giữa các thành phần trong project
Buổi 11: Building với CodeBuild
- 61 Khái quát về CI/CD
- 62 Sử dụng CI trên AWS
- 63 Kết nối CodeCommit và CodeBuild
- 64 Sử dụng CodeBuild
- 65 Thực hành
Buổi 12: Deploy với CodeDeploy
- 66 Sử dụng CD trên AWS
- 67 Environment
- 68 IAM cho CodeDeploy
- 69 Các vấn đề khi build
Buổi 13: ECS
- 70 Docker Orchestration
- 71 Các thành phần cơ bản trong ECS
- 72 Task definition trong ECS
- 73 Fargate
- 74 Service/Task trong ECS
- 75 Thực hành
Buổi 14: Practice 2
- 76 Phân tích các thành phần
- 77 Hướng dẫn viết code Terraform
- 78 Thực hành viết Code Terraform cho việc khởi tạo ECS
Buổi 15: Monitoring
- 79 Monitoring với CloudWatch + Alarm
- 80 Thiết lập Log và kiểm tra hoạt động của hệ thống với Log
- 81 Gửi notification với SNS
- 82 Thực hành Monitoring và Notify
Buổi 16: Practice 3
- 83 Phân tích workflow
- 84 Hướng dẫn thiết lập CI/CD cho dự án
- 85 Thực hành thiết lập CI/CD
Bình luận (2)
Badge free của AWS không hề dễ ăn. Nhiều cao thủ về chứng chỉ thì level Pro và kinh nghiệm thực tế cũng tính bằng năm nhưng thi lần đầu cũng tạch với điểm rơi vào khoảng 75%. Cá biệt có cái badge mà phải gọi là ở độ kinh dị là Learning Path: Architecting vì nếu các bạn xem curriculum của khoá sẽ thấy 3 course cuối là:
Khi đồng hồ đếm ngược đến thời điểm Mỹ có nguy cơ vỡ nợ lớn chưa từng có trong lịch sử, các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới đang dõi theo trong lo sợ.
Trung Quốc và Nhật Bản là những chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Hai nước này nắm giữ tổng cộng 2.000 tỷ USD trên 7.600 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ do nước ngoài nắm giữ.
Xuất khẩu của Trung Quốc bùng nổ từ năm 2000, thời điểm Mỹ ủng hộ nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với lượng lớn USD trong tay cần chỗ cất an toàn, Bắc Kinh bắt đầu tăng mua trái phiếu kho bạc Mỹ - được coi là một trong những khoản đầu tư an toàn nhất thế giới.
Khoản nợ chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã tăng vọt từ 101 tỷ USD lên mức cao nhất 1.300 tỷ USD vào năm 2013. Nhưng căng thẳng leo thang dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump năm 2019 đã khiến Bắc Kinh giảm tỷ lệ nắm giữ. Kể từ đó, Nhật Bản vượt qua Trung Quốc trở thành chủ nợ hàng đầu của Mỹ.
Tokyo hiện nắm giữ 1.100 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, so với 870 tỷ USD của Bắc Kinh. Điều đó có nghĩa cả hai đều dễ bị tổn thương nếu kịch bản “ngày tận thế” xảy ra với Washington, khiến giá trị số trái phiếu trên sụp đổ, theo CNN.
“Do nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc có thể chịu thiệt hại nếu giá trị của trái phiếu này giảm mạnh”, Josh Lipsky và Phillip Meng, hai nhà phân tích từ Trung tâm Địa kinh tế của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.
Tác động tàn phá
Giá trị trái phiếu kho bạc giảm sẽ khiến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản và Trung Quốc giảm. Nói cách khác, họ sẽ có ít tiền hơn để thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, khoản nợ nước ngoài hoặc hỗ trợ đồng nội địa.
Song “rủi ro thực sự” đến từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu nếu Mỹ vỡ nợ, giới phân tích nhận định.
“Đó là mối quan ngại nghiêm trọng đối với tất cả quốc gia, đặt ra rủi ro đặc biệt với sự phục hồi kinh tế mong manh của Trung Quốc”, ông Lipsky và ông Meng cho biết.
Sau đợt bùng nổ hoạt động ban đầu khi dỡ bỏ các hạn chế dịch Covid-19 vào cuối năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc đang gặp thách thức khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chững lại.
Áp lực giảm phát đã lớn hơn trong bối cảnh giá tiêu dùng hầu như không thay đổi trong vài tháng qua. Một mối quan tâm lớn khác là tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chạm mức kỷ lục 20,4% trong tháng 4.
Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản chỉ mới có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng trì trệ và giảm phát, vốn ám ảnh nước này trong nhiều thập kỷ.
Theo CNN, ngay cả khi chính phủ Mỹ cạn tiền và không còn biện pháp đáp ứng tất cả nghĩa vụ thanh toán, sớm nhất vào ngày 1/6, khả năng Mỹ vỡ nợ vẫn có thể thấp.
Một số nhà lập pháp nước này đã đề xuất ưu tiên thanh toán lãi trái phiếu cho những trái chủ lớn nhất. Nếu làm vậy, Washington sẽ chậm thanh toán các nghĩa vụ khác, như lương hưu và lương nhân viên chính phủ, nhưng sẽ ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ lớn với các nước như Nhật Bản và Trung Quốc, Alex Capri, giảng viên cao cấp tại Trường Kinh doanh NUS, đánh giá.
Và nếu không có giải pháp thay thế rõ ràng để đối phó với biến động thị trường, các nhà đầu tư có thể đổi trái phiếu kỳ hạn ngắn lấy trái phiếu dài hạn hơn. Viễn cảnh này thậm chí có thể có lợi cho Trung Quốc và Nhật Bản, vì cả hai chủ yếu nắm giữ trái phiếu kho bạc dài hạn.
“Một khoản nợ không trả được ở Mỹ có nghĩa giá trái phiếu kho bạc giảm, lãi suất tăng, giá trị đồng USD giảm và sự biến động gia tăng”, Marcus Noland, Phó chủ tịch điều hành và giám đốc nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định.
“Nó cũng có thể kéo theo sự sụt giảm thị trường chứng khoán Mỹ, gia tăng căng thẳng với lĩnh vực ngân hàng và bất động sản”, ông nói thêm.
Viễn cảnh Mỹ vỡ nợ cũng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính bị gián đoạn.
Trung Quốc và Nhật Bản đang phụ thuộc vào Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - trong việc hỗ trợ các công ty và việc làm trong nước.
Lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, khi các trụ cột khác của nền kinh tế - chẳng hạn bất động sản - đã chững lại. Xuất khẩu tạo ra 1/5 GDP của Trung Quốc và cung cấp việc làm cho khoảng 180 triệu người.
Bất chấp căng thẳng địa chính trị gia tăng, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2022, thương mại Mỹ - Trung đạt mức cao kỷ lục 691 tỷ USD. Washington cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Tokyo.
Mối quan tâm sâu sắc
Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda đã bày tỏ lo ngại, cảnh báo rằng việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn ở nhiều thị trường khác nhau.
“Ngân hàng Nhật Bản sẽ cố gắng ổn định thị trường dựa trên cam kết phản ứng linh hoạt với diễn biến kinh tế, giá cả và tài chính”, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Ueda trước Quốc hội.
Trong khi đó, Bắc Kinh tương đối im lặng về vấn đề này. Đến ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ “áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ có trách nhiệm”, “kiềm chế không chuyển rủi ro” sang thế giới.
Đầu tháng 5, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã cũng có bài viết nhấn mạnh “mối quan hệ cộng sinh” giữa các quốc gia trên thị trường trái phiếu Mỹ.
“Nếu Mỹ không trả được nợ, điều đó không chỉ làm mất uy tín của Mỹ mà còn mang lại tổn thất tài chính thực sự cho Trung Quốc”, Tân Hoa xã viết.
Song Tokyo hay Bắc Kinh không thể làm gì nhiều ngoài việc chờ đợi và cầu nguyện điều tốt nhất.
Việc vội vàng bán nợ của Mỹ sẽ là “tự chuốc lấy thất bại”, vì nó làm tăng đáng kể giá trị của đồng yen hoặc đồng nhân dân tệ so với USD, khiến chi phí xuất khẩu của họ “tăng vọt”, ông Capri lý giải.
Lợi ích dài hạn?
Về lâu dài, một số nhà phân tích cho rằng khả năng Mỹ vỡ nợ có thể thúc đẩy Trung Quốc đẩy nhanh nỗ lực tạo ra hệ thống tài chính toàn cầu ít phụ thuộc vào đồng USD hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã đạt được một loạt thỏa thuận với Nga, Saudi Arabia, Brazil và Pháp nhằm tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại và đầu tư quốc tế.
Một nhà lập pháp Nga cho biết vào năm 2022, các nước thuộc nhóm BRICS - cụ thể là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - đang khai thác sáng kiến tạo ra loại tiền tệ chung cho thương mại xuyên biên giới.
“Điều này chắc chắn sẽ đóng vai trò chất xúc tác giúp Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tăng gấp đôi nỗ lực đưa các đối tác thương mại của mình tham gia vào sáng kiến ‘Tiền tệ BRICs’ mới được công bố”, ông Capri cho biết.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số trở ngại lớn, chẳng hạn các biện pháp kiểm soát nước này áp dụng với dòng tiền ra vào nền kinh tế. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh tỏ ra ít sẵn sàng hội nhập hoàn toàn với thị trường tài chính toàn cầu.
“Việc thúc đẩy phi đô la hóa một cách nghiêm túc sẽ khiến giao dịch đồng nhân dân tệ biến động hơn nhiều”, ông Derek Scissors, thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, dự đoán.
Trong khi đó, dữ liệu từ hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cho thấy tỷ trọng tài trợ thương mại toàn cầu của đồng nhân dân tệ là 4,5% vào tháng 3, trong khi đồng USD chiếm 83,7%.
“Vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có một giải pháp thay thế đáng tin cậy cho đồng USD”, ông Lipsky và ông Meng kết luận.
Add Comment