Trung Quốc cấm ChatGPT do phản hồi bằng tiếng Trung của ChatGPT

Chính phủ Trung Quốc cấm tất cả công ty công nghệ trong nước cung cấp ChatGPT hoặc dịch vụ liên quan thông qua nền tảng của họ.

Theo China Daily, các tập đoàn lớn tại Trung Quốc như Tencent, Alibaba nhận được chỉ đạo về việc ngừng cung cấp dịch vụ ChatGPT cả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nền tảng của bên thứ ba. Bài đăng trên Weibo cho thấy giới chức nước này lo ngại chatbot có thể hỗ trợ Mỹ trong việc truyền bá thông tin sai lệch vì lợi ích địa chính trị.

>> ChatGPT được ca ngợi là một trong những đột phá công nghệ lớn nhất năm qua

>> Chi 35.000 đồng để mua tài khoản ChatGPT

Ngoài cấm ChatGPT, Trung Quốc cũng thông báo các công ty trong nước muốn ra mắt chatbot hoặc dịch vụ trí tuệ nhân tạo có liên quan phải báo cáo và xin phép cơ quan quản lý. Không tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý khởi chạy các dịch vụ kiểu siêu AI của OpenAI.

Sau khi quy định mới được công bố, Tencent cho biết đã cấm các bên cung cấp ChatGPT và dịch vụ liên quan tại Trung Quốc. Theo Gizmochina, Tencent thậm chí có thể đã cấm cả dịch vụ có chút tương đồng với chatbot nổi tiếng để tránh nguy cơ mắc lỗi.

Không xuất hiện chính thức nhưng ChatGPT cũng trở thành cơn sốt tại Trung Quốc thời gian qua. Nhiều người sử dụng VPN (mạng riêng ảo) để truy cập dịch vụ qua nền tảng web. Một số nhà phát triển tại đây cũng ra mắt ứng dụng kết nối để sử dụng API từ ChatGPT và rất phổ biến trên WeChat.

Trung Quốc cũng đang theo sát việc phát triển các ứng dụng tương tự từ các tập đoàn lớn như Alibaba và Baidu. Tuần trước, đại học Phúc Đán ở Thượng Hải ra mắt chatbot MOSS để thử nghiệm công khai. Baidu cũng sẽ hoàn thành thử nghiệm nội bộ phiên bản ứng dụng kiểu ChatGPT có tên Ernie Bot vào tháng ba. Trong khi đó, chatbot của JD dự kiến có tên là ChatJD.

Các công ty công nghệ Trung Quốc được cho là đã đảm bảo với chính phủ rằng ứng dụng của họ sẽ không liên quan ChatGPT. Dịch vụ được cung cấp không nhất thiết phải là chatbot mà mà có thể dùng tính năng nhúng của AI và được kiểm soát theo quy định.

ChatGPT là chatbot được OpenAI của Mỹ ra mắt vào tháng 11/2022. Ứng dụng phát triển từ mô hình GPT-3.5, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống cuộc trò chuyện với người thật. Đây là phần mềm có tốc độ phát triển người dùng nhanh nhất khi đạt 57 triệu người dùng sau một tháng ra mắt và cán mốc 100 triệu tính đến 31/1/2023

Trung Quốc phản ứng gì trước cơn sốt ChatGPT

Không muốn lạc hậu trong cuộc đua siêu AI, các công ty Trung Quốc đang tham vọng phát triển giải pháp riêng nhưng vẫn tỏ ra thận trọng với ChatGPT.

Theo SCMP, từ khóa ChatGPT nằm trong danh mục xu hướng trên các nền tảng xã hội như Weibo, Douyin, QQ... nhiều tuần qua. Để giúp người dùng tiếp cận dễ hơn, các công ty Trung Quốc đã tạo bot tích hợp ChatGPT từ cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, rào cản với ChatGPT là vấn đề kiểm duyệt. CNBC dẫn lời chuyên gia công nghệ Paul Triolo của công ty tư vấn Albright Stonebridge: "Siêu AI này đặt ra một số thách thức mới cho Trung Quốc. Ứng dụng được đào tạo dựa trên dữ liệu của phương Tây, nên không ngạc nhiên nếu bị chặn ở thị trường tỷ dân".

Sự hào hứng của người dùng và những ràng buộc từ cơ quan quản lý đang đưa các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc vào thế khó khác. Xin Sun, giảng viên cấp cao tại Đại học King ở London (Anh), nói với CNBC: "Các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang rơi vào thế tiễn thoái lưỡng nan". Một mặt, họ phải thuyết phục người dùng và nhà đầu tư rằng họ không bị tụt lại trong xu thế công nghệ mới. Mặt khác, họ phải cẩn trọng để tránh bị đưa vào tầm ngắm khi phát triển các mô hình, sản phẩm có thể gây lo ngại về an toàn thông tin.

Một sinh viên dùng thử hệ thống học tập hỗ trợ AI ở Bắc Kinh đầu năm nay.

Một sinh viên dùng thử hệ thống học tập hỗ trợ AI ở Bắc Kinh đầu năm nay.

Phát triển AI vẫn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Mỹ. Nhưng đồng thời, các nhà quản lý cũng đang cố gắng giám sát cách thức sử dụng công nghệ.

Tháng trước, Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc ban hành quy định mới liên quan đến công nghệ tổng hợp sâu, gồm hình ảnh, video, văn bản được tạo ra bởi AI. Một trong những yêu cầu là các công ty cần gửi thông tin chi tiết về thuật toán của họ cho nhà quản lý. "Quy định bao trùm rộng rãi các thuật toán xử lý dữ liệu và thông tin đa chiều. Rất có thể các thuật toán giống ChatGPT ở Trung Quốc sẽ phải được đăng ký và giám sát", Winston Ma, Phó giáo sư luật tại Đại học New York, nói.

WuDao 2.0

Song song với việc cập nhật quy định mới, Trung Quốc cũng khuyến khích các công ty công nghệ phát triển siêu AI nhằm đối đầu ChatGPT. SCMP dẫn lời lãnh đạo thành phố rằng Bắc Kinh đã lên kế hoạch giúp công ty địa phương phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn tương tự GPT-3 của OpenAI. Thành phố cũng hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái gồm các khung và ứng dụng nguồn mở cho mô hình này.

Theo Sách trắng được Cục Kinh tế và Công nghệ Thông tin Bắc Kinh xuất bản ngày 13/2, thành phố đang là nơi hội tụ nhiều nhân tài và công ty AI nhất Trung Quốc. Đây cũng là một trong những thành phố khởi nghiệp hàng đầu châu Á với 1.048 công ty chuyên về trí tuệ nhân, hơn 40.000 tài năng và chiếm 60% số kỹ sư AI của cả nước, tạo tính đến tháng 10/2022. Trong đó, WuDao 2.0, do Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh phát triển, được công nhận là mô hình AI Trung Quốc được đào tạo lớn bậc nhất thế giới, với 1,75 nghìn tỷ tham số để mô phỏng lời nói, hiểu hình ảnh, tạo công thức nấu ăn...

Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc cũng không giấu tham vọng tạo ra các siêu AI mới. Tháng trước, Reuters cho biết Baidu, có trụ sở tại Bắc Kinh, đang lên kế hoạch tung ra chatbot riêng vào tháng 3 với tên gọi Ernie Bot, cạnh tranh với ChatGPT. Dự kiến AI này được nhúng vào dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của Baidu, tương tự cách Microsoft tích hợp ChatGPT vào Bing.

Trong khi đó, Alibaba đang nghiên cứu công nghệ kiểu ChatGPT để tích hợp vào các sản phẩm điện toán đám mây. Youdao, công ty giáo dục thuộc tập đoàn NetEase, cũng nghiên cứu AI tổng quát để tích hợp vào một số sản phẩm giáo dục.

Fivestar: 
No votes yet