Mô hình trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang gây ngạc nhiên

Mô hình trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang gây ngạc nhiên và được các chuyên gia gọi là sức mạnh công nghệ pha chút ma thuật.

Tuần trước, OpenAI giới thiệu siêu AI có tên ChatGPT - chatbot được đánh giá hoạt động tốt nhất hiện nay. Trước ChatGPT, OpenAI từng thu hút chú ý với những mô hình trí tuệ nhân tạo nổi tiếng như GPT-3 và Dall-E 2. Sam Altman, nhà đồng sáng lập OpenAI, cho biết chatbot mới đạt hơn một triệu người đăng ký chỉ sau ít bốn ngày ra mắt. Trên mạng xã hội và các diễn đàn học thuật, các bài luận, đoạn văn, cuộc trò chuyện với ChatGPT cũng trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi.

Điều đặc biệt của ChatGPT

Công nghệ đứng sau ChatGPT không mới, là mô hình tạo văn bản AI của GPT-3 từng gây xôn xao năm 2020. OpenAI đã phát triển công nghệ lên thành GPT-3.5 và gọi là ChatGPT. Mô hình mới được xem là bước đột phá bởi sự thông minh, kỳ lạ và linh hoạt.

Theo CNN, khả năng của siêu AI phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người. Nó có thể trả lời câu hỏi đơn giản như "Ai là tổng thống Mỹ năm 1955?", những đề tài mang tính triết học kiểu "Ý nghĩa cuộc sống là gì?", hay vấn đề cá nhân như "Hôm nay tôi nên mặc gì khi nhiệt độ ngoài trời 40 độ?".

>> Zalo Tech Fresher luôn đầu tư chương trình đào tạo bài bản

>> TS Phạm Hy Hiếu Việt Nam sẽ có những sản phẩm AI cạnh tranh với thế giới

>> TS Phạm Hy Hiếu Việt Nam sẽ có những sản phẩm AI cạnh tranh với thế giới

Một số người dùng nhờ AI giải thích thuật ngữ công nghệ mới như metaverse, blockchain... Người dùng Corry Wang cho ChatGPT viết luận văn và nhận xét trên Twitter: "Chatbot này là dấu chấm hết cho các bài tập về nhà. Nó thậm chí có thể viết bài tiểu luận, luận văn với logic, lập luận sắc sảo trong 10 giây".

Aaron Levie, CEO Box nổi danh của Thung lũng Silicon, cũng tweet: "ChatGPT là một trong những tia sáng công nghệ hiếm hoi cho thấy tương lai sẽ thay đổi theo một cách hoàn toàn khác". Ông cho rằng ChatGPT sẽ thay đổi thế giới như cách Google, AWS và iPhone đã làm.

Trong khi đó, Amjad Masad, nhà sáng lập Repl.it - công ty khởi nghiệp về lập trình, đánh giá: "ChatGPT có thể là một người đồng hành sửa lỗi tốt, không chỉ giúp lập trình viên tìm ra lỗi, giải thích lỗi mà còn chỉ ra cách khắc phục".

Một người dùng đã nhờ ChatGPT mô tả về một căn phòng kỳ ảo, thú vị. Sau đó mang những gì siêu AI này viết ra rồi đưa vào một AI chuyên tạo hình ảnh từ văn bản là MidJourney để cho ra kết quả như bên trên.

Một người dùng nhờ ChatGPT mô tả về một căn phòng "kỳ ảo, thú vị", sau đó đưa vào AI MidJourney để cho ra bức tranh trên.

Một trong những lý do khiến ChatGPT được đón nhận chỉ sau ít ngày ra mắt là OpenAI cung cấp nó miễn phí. Trước đây, các siêu AI thường phục vụ mục đích nghiên cứu hoặc thương mại hóa. Ngay cả với bản tiền nhiệm là GPT-3, chỉ một nhóm nhỏ kỹ sư được đăng ký sử dụng. Trong khi đó, với các AI phổ thông dùng để hoán đổi khuôn mặt, người dùng cũng phải trả phí hoặc đánh đổi bằng dữ liệu riêng tư của mình. Với ChatGPT, nhà phát triển không yêu cầu người dùng nhập số điện thoại hay cấp quyền truy cập vào kho dữ liệu cá nhân. Hôm 5/12, website ChatGPT đã bị gián đoạn với lý do "quá tải" vì lượng người dùng quá cao.

Dù ChatGPT có thể trả lời gần như mọi câu hỏi, không phải nội dung nào cũng được hệ thống "phục vụ". OpenAI đã lập trình để từ chối các yêu cầu không phù hợp, như nội dung phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, thậm chí là "nói xấu" những mô hình AI khác.

Những nỗi lo

Tuy nhiên, ChatGPT càng phổ biến, nó càng ẩn chứa rủi ro khi được phổ cập cho mọi nhà. Guardian cho rằng siêu AI được đào tạo dựa trên một lượng lớn văn bản từ Internet. Nhiều nội dung không được sự cho phép của tác giả. Điều này dẫn đến những tranh cãi về việc công nghệ có thể bị lạm dụng để "rửa bản quyền", giúp người đạo văn có thể lách luật. Số khác lo ngại sự phát triển của ChatGPT sẽ mở đầu cho sự sụp đổ của giới trí thức văn phòng. Các sinh viên cũng có thể dùng nó để làm các bài tập, tiểu luận một cách tinh vi.

Dù đưa ra các câu trả lời ấn tượng, không phải mọi thông tin ChatGPT nói với người dùng đều đúng. Rủi ro lớn của siêu AI là tốc độ đưa ra những câu trả lời sai. Ngày 6/12, Stack Overflow, nền tảng hỏi đáp nhanh cho các lập trình viên, thông báo cấm người dùng chia sẻ đáp án từ ChatGPT. Lý do là nhiều người đã lấy câu hỏi trên diễn đàn để đi hỏi siêu AI rồi dán lại câu trả lời mà không có hoạt động nghiên cứu hoặc kiểm chứng kỹ. "Những câu trả lời sai xuất hiện quá nhiều làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm câu trả lời của người hỏi. Lâu dần nó gây hại nghiêm trọng đến chất lượng của trang web", quản trị viên của Stack Overflow thông báo.

Cuối cùng, dù OpenAI cho biết ChatGPT miễn phí, không ai biết trong tương lai họ có tìm cách thu phí khi người dùng đã quá lệ thuộc hay không. Ngay cả Elon Musk, đồng sáng lập của Open AI, cũng cảnh báo trên Twitter cuối tuần trước: "Cần lưu ý về mô hình quản trị và kế hoạch thu tiền trong tương lai của dự án. OpenAI nói muốn hoạt động phi lợi nhuận và công khai mã nguồn mở nhưng cả hai vế trên đều không chính xác".

Elon Musk chỉ trích Microsoft vì độc quyền siêu AI GPT-3

Elon Musk tỏ thái độ không hài lòng khi Open AI - công ty do ông đồng sáng lập - cung cấp cho Microsoft giấy phép khai thác độc quyền siêu AI GPT-3.

"Điều này có vẻ ngược với sứ mệnh 'mở' ban đầu. OpenAI về cơ bản đã bị Microsoft chiếm", Elon Musk nói trên Twitter hôm 24/9. Thông điệp được đưa ra khi có tin Microsoft được độc quyền khai thác siêu AI GPT-3 - mô hình trí tuệ nhân tạo về ngôn ngữ do OpenAI phát triển. Công cụ này có nhiều bước tiến đáng kinh ngạc gần đây.

Ngày 22/9, Kevin Scott, Giám đốc Công nghệ của Microsoft, thông báo OpenAI đã cấp phép cho công ty của ông phát triển và cung cấp các giải pháp AI mới, đồng thời đưa ra các giải pháp khai thác sức mạnh của mô hình ngôn ngữ tự nhiên. Scott cũng lưu ý rằng các lập trình viên vẫn có thể truy cập GPT-3 qua nền tàng giao diện lập trình ứng dụng (API) của OpenAI. Tuy nhiên, trong tương lai, việc này có thể sẽ bị tính phí.

Musk cho biết sẽ không trả tiền để truy cập GPT-3. Nhiều người dùng Twitter khác nói họ cũng sẽ làm vậy. Theo Musk, việc Microsoft đang làm mâu thuẫn với sứ mệnh của OpenAI - để mọi người được tiếp cận công nghệ thay vì độc quyền và hướng đến mục đích thương mại.

OpenAI được Elon Musk, Peter Thiel và Micrososft sáng lập như một công ty nghiên cứu phi lợi nhuận. Mục tiêu của công ty là "phát triển trí tuệ nhân tạo để mang lại lợi ích cho nhân loại mà không bị tác động bởi các áp lực về tài chính".

Đến tháng 2/2018, Musk đã từ chức chủ tịch công ty để tránh xung đột có thể xảy ra khi Tesla, công ty ôtô điện của ông, cũng tham gia vào lĩnh vực này. Một năm sau đó, Microsoft tuyên bố đầu tư một tỷ USD cho OpenAI.

Mặc dù Musk dành nhiều tiền để đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, ông cũng là người phản đối AI mạnh mẽ. Tỷ phú gốc Nam Phi gọi AI là "mối đe doạ hiện hữu của nhân loại". Ông cũng ra mặt phản đối các tỷ phú có quan điểm trái ngược.

CEO Tesla thậm chí nói Mark Zuckerberg là có kiến thức hạn hẹp về AI khi ông chủ Facebook lạc quan vào công nghệ này. Musk cũng không ít lần nêu quan điểm trái chiều với tỷ phú Bill Gates, người sáng lập Microsoft khi bàn về AI. Đáp lại những tuyên bố của Musk về việc các công ty công nghệ chạy đua AI sẽ dẫn đến thế chiến thứ 3. "Cái gọi là vấn đề kiểm soát mà Elon Musk đang nói đến không phải điều mà mọi người nên lo lắng", WSJ dẫn lời Gates.

Ông nói mình không chung quan điểm với Elon Musk về tương lai AI. "Chúng ta không nên hoảng sợ về nó. Cũng không nên phớt lờ sự thật rằng cuối cùng thì trí tuệ nhân tạo vẫn sẽ hiện diện như lẽ tất yếu", Gates khẳng định.

Fivestar: 
Average: 4 (2 votes)