- Posted by: Tommy Tran
- Sat, 18/01/2020, 14:14 (GMT+7)
- Kinh nghiệm chữa bệnh
- 0 Bình luận
Sự liên quan Glutathione và căn bệnh ung thư chết người năm 2020
Glutathione đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào, bao gồm biệt hóa tế bào, tăng sinh và chết theo chu trình (apoptosis). Rối lọan cân bằng GSH có liên quan đến nguyên nhân và tiến triển của nhiều bệnh bao gồm cả ung thư [1].
Glutathione là một trong những thành phần tự nhiên bên trong cơ thể con người, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Ngoài việc được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể, glutathione có thể được tiêm qua đường tĩnh mạch, dạng viên uống hoặc dưới dạng thuốc hít.
Glutathione là gì?
Glutathione (GSH) là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại sự thiệt hại của các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, sự truyền nhiễm, tia UV. Glutathione được sản xuất tự nhiên bởi gan được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt và được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin gồm cysteine, glutamic và glycine.
Nồng độ glutathione trong cơ thể có thể bị suy giảm bởi một số yếu tố, bao gồm dinh dưỡng kém, độc tố từ môi trường và sự căng thẳng. Ngoài ra, nồng độ của nó cũng có thể bị suy giảm dần theo tuổi tác
ROS và cơ chế gây ung thư
ROS (Reactive oxygen species- gốc tự do oxy hóa) là sản phẩm trung gian của quá trình thải độc trong cơ thể. Nồng độ ROS ở mức sinh lý rất quan trọng trong con đường truyền tín hiệu và rất cần thiết cho tế bào sống.
Tuy nhiên khi nồng độ chất này quá cao, nó sẽ phá hủy các thành phần của tế bào bao gồm DNA, protein, lipid,…[] Đây là nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, thoái hóa thần kinh, xơ nang, lão hóa [(Townsendand Tew, 2003; Ganesaratnam et al., 2004; Ken et al., 2004; Hayes et al., 2005)] tim mạch, đục thủy tinh thể (Ames, 1989; Ames, Shigenaga et al., 1993).
Sự phá hủy cấu trúc DNA gây ra bởi các ROS gây nên các biến dị di truyền và là một trong những nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư [2-4].
Để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của ROS, cơ thể được trang bị một hệ thống bảo vệ gồm các chất chống oxi hóa. Khi cơ thể bị quá tải bởi ROS (còn gọi là stress oxi hóa), cơ thể sẽ huy động các chất chống oxi hóa (antioxidant) để trung hòa chúng. Stress oxy hóa từ lâu đã được chứng minh là liên quan đến sự hình thành và tiến triển của bệnh ung thư [5], cho thấy chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư [6].
Vai trò của GSH trong phòng chống ung thư
Dọn sạch các gốc ROS
GSH có khả năng thải độc ở cấp độ tế bào, nó giúp đào thải một lượng lớn các chất độc, bao gồm kim loại nặng, độc tố từ rượu, thuốc lá, bức xạ và các tác nhân gây ung thư. GSH giúp trung hòa các gốc ROS trước khi chúng phá hủy tế bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ GSH trong tế bào thấp thì tế bào sẽ nhạy cảm với các gốc ROS hơn. Sự tích tụ các gốc ROS có thể kích hoạt các gen gây ung thư hoặc ức chế hoạt động của các gen chống ung thư- đây chính là cơ chế dẫn đến sự xuất hiện của các khối u (Irani et al., 1997; Komatsu et al.,2008). Tiêu diệt các gốc ROS bằng cách tăng nồng độ của GSH trong tế bào là một cách để tiêu diệt các tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào bình thường (Trachootham et al., 2009).
Nguồn tham khảo:
[1] Nicola Traverso, Roberta Ricciarelli, Mariapaola Nitti, Barbara Marengo, Anna Lisa Furfaro, Maria Adelaide Pronzato, Umberto Maria Marinari, and Cinzia Domenicotti, “Role of Glutathione in Cancer Progression and Chemoresistance”, Oxidative Medicine and Cellular Longevity, Volume 2013, Article ID 972913, p.1.
[2] Favier A. (2003). “Le stress oxydant: Intéréteconceptuel et expérimental dans la compréhension des mécanismes des maladies et potentiel thérapeutique”. L’actualité chimique, novembre-décembre 2003, 108-115, . Cited 15/4/2006.
[3] Gardès-Albert M., Bonnefont-Rousselot D., Abedinzadeh Z. et Jore D. (2003). “Espèces réactives de l’oxygÌne. Comment l’oxygène peut-il devenir toxique”. L’actualité chimique, novembre-décembre 2003, 91-96, . Cited 2/3/2009.
[4] Pincemail J., Dafraigne, Meurisse M. et Limet R. (1998). “Antioxydants et prévention des maladies cardiovasculaires, lère partie: la vitamine C”. Médi-Sphere, 89, p. 27-30.
[5] S. P. Hussain, L. J. Hofseth, and C. C. Harris, “Radical causes of cancer,” Nature Reviews Cancer, vol. 3, no. 4, pp. 276–285, 2003.
[6] C.M.Cabello, W.B.BairIII, and G.T.Wondrak,“Experimental therapeutics: targeting the redox Achilles heel of cancer,” Current Opinion in Investigational Drugs, vol. 8, no. 12, pp. 1022–1037, 2007.
[7] A. Meister, “Glutathione metabolism,” Methods in Enzymology, vol. 251, pp. 3–7, 1995.
[8] H. Sies, “Glutathione and its role in cellular functions,” Free Radical Biology and Medicine, vol.27,no.9-10,pp.916–921,1999.