- Posted by: Tommy Tran
- Wed, 13/04/2022, 7:49 (GMT+7)
- Hạnh phúc gia đình
- 1 Bình luận
Tôi vẫn nằm ở diện kiếm sống nuôi gia đình
Cò đất, người mua đất chờ kiếm lời... là không tốt cho xã hội, nhưng họ không hề phạm pháp.
Nghe những lời than thở làm IT cống hiến cho xã hội nhưng thu nhập không bằng cò đất, tôi đồng ý với tác giả là thành phần cò đất kiểu Việt Nam là không phù hợp cho xã hội.
Người dân nông thôn tuy là không dùng chất xám mà vẫn được bán đất giá cao là một lợi nhuận chênh lệch đáng kể, nhưng đồng tiền đó hoàn toàn lương thiện vì họ không trộm cướp, không lừa gạt nên ta không thể chỉ trích họ được.
Riêng phần tác giả... làm ngành IT nhiều năm nhưng lương chỉ vài chục triệu thì chỉ là kiếm ăn thôi chứ chưa có gì gọi là "cống hiến". Bạn đã từng viết một chương trình open source nào đó cho cộng đồng dùng chưa? Hay đã từng viết blog chuyên ngành để giúp các bạn trẻ kém tay nghề?
Tôi 20 năm kinh nghiệm cùng ngành
- Làm IT 7 năm đầu với mức lương khá giống tác giả.
- Làm thêm 8 năm quản lý trung tâm dữ liệu lương gấp ba lần lúc khởi đầu.
- 5 năm gần đây làm architect, thiết kế các dự án cloud operations, lương trên 400tr mỗi tháng.
- Tham gia hầu hết các diễn đàn kỹ thuật nổi tiếng và trả lời cả ngàn câu hỏi.
- Tôi cũng có viết blog cô đọng kỹ thuật cá nhân mà không chấp nhận quảng cáo.
Tôi vẫn nằm ở diện "kiếm sống nuôi gia đình" thôi chứ không được gọi là "cống hiến" gì cả. Tại sao thế?
Vì tôi vẫn hàng ngày vào các diễn đàn đó học hỏi từ người khác. Những giúp đỡ của tôi chỉ có thể bù lại những giúp đỡ tôi nhận được, nên tính ra tôi chưa "cống hiến" gì cho khoa học cả.
Lòng ganh tỵ chỉ làm nhụt ý chí của bạn thôi, cố gắng phát huy bản thân mà hay hơn.
Bình luận (1)
Thế giới sẽ ra sao nếu giá dầu lại vượt mốc 100 USD/thùng
Các nhà đầu tư đã bắt đầu bàn về kịch bản giá dầu trở lại ngưỡng 100 USD sau động thái của những quốc gia thành viên OPEC+. Và phần còn lại của thế giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn.
Theo CNBC, việc OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh) cắt giảm sản lượng sẽ tác động tới những nước nhập khẩu dầu lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc nếu giá trở lại ngưỡng 100 USD/thùng.
"Nó giống như một loại thuế đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu", CNBC dẫn lời ông Pavel Molchanov, Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư tư nhân Raymond James, nhận định.
"Nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mức giá 100 USD/thùng không phải Mỹ, mà là các nước không có nguồn dầu mỏ trong nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức và Pháp", vị chuyên gia nói thêm.
Nó (mức giá dầu thô lên trên 100 USD/thùng - PV) giống như một loại thuế đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu
Ông Pavel Molchanov, Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư tư nhân Raymond James
Saudi Arabia và Nga sẽ giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày đến cuối năm nay. Các thành viên OPEC+ khác như Kuwait, Oman, Iraq, Algeria và Kazakhstan cũng sản xuất ít đi.
"Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc siết chặt nguồn cung và giá dầu tăng vọt là các nước phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, và sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng", ông Henning Gloystein, Giám đốc của Eurasia Group, nhận xét.
"Như vậy, những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các ngành công nghiệp của những thị trường mới nổi phụ thuộc vào nhập khẩu, nhất là Nam và Đông Nam Á, cũng như các ngành công nghiệp nặng siêu phụ thuộc nhập khẩu tại Nhật Bản và Hàn Quốc", vị chuyên gia nói thêm.
Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới. Sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine, nước này đã mua lượng lớn dầu Nga với giá rẻ.
Theo dữ liệu chính thức, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đã tăng 8,5% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nếu giá dầu tăng cao hơn, tăng trưởng của Ấn Độ vẫn bị ảnh hưởng dù mua được dầu thô giá rẻ của Nga", ông Gloystein cho biết.
Nhật Bản
Dầu mỏ là nhiên liệu quan trọng nhất ở Nhật Bản và chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung năng lượng.
"Sản lượng trong nước không đáng kể, Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu thô, với khoảng 80-90% dầu tiêu thụ trong nước đến từ khu vực Trung Đông", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.
Hàn Quốc
Theo hãng nghiên cứu độc lập Enerdata, câu chuyện tương tự cũng xảy ra với Hàn Quốc. Dầu mỏ chiếm phần lớn nhu cầu năng lượng nước này.
"Hàn Quốc và Italy phụ thuộc tới 75% vào dầu nhập khẩu", ông Molchanov chỉ ra.
Ông Gloystein cho biết châu Âu và Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng nguồn cung hạn chế. Nhưng mức độ ảnh hưởng đối với Trung Quốc thấp hơn nhờ sản lượng dầu trong nước. Còn châu Âu đa phần dựa vào năng lượng hạt nhân, than đá và khí đốt tự nhiên.
Các nền kinh tế mới nổi
Ông Molchanov chỉ ra nếu giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng, một số thị trường mới nổi sẽ không đủ ngoại tệ để nhập khẩu dầu thô. Ông nêu một số cái tên như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Pakistan.
Sri Lanka cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Nước này không sản xuất dầu trong nước và phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.
"Các nước nắm giữ ít ngoại tệ và phải nhập khẩu dầu sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất, vì dầu được định giá bằng USD", bà Amrita Sen, nhà sáng lập Energy Aspects, chia sẻ.
Quyết định cắt giảm tự nguyện của những quốc gia thành viên OPEC+ sẽ đẩy giá dầu lên cao. Các nhà đầu tư đã bắt đầu bàn về kịch bản giá dầu trở lại ngưỡng 100 USD/thùng.
Theo Bloomberg, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại vào cuối năm nay. Giờ đây, việc OPEC+ cắt giảm nguồn cung có thể tạo ra một mối đe dọa mới trong cuộc chiến chống lạm phát trên toàn cầu.
Add Comment