Bịa đặt về vaccine Covid-19, tung tin ăn tỏi chữa được Covid- 19 hãy cảnh giác

Bịa đặt về vaccine Covid-19 để lừa đảo

Dưới vỏ bọc nhân viên y tế, kẻ gian cố thuyết phục người dân cung cấp thông tin cá nhân để giữ chỗ tiêm “vaccine Covid-19”.

Thủ đoạn lừa đảo trên xuất hiện trong bối cảnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ. Tới nay, hai phòng cảnh sát đã phải lên tiếng cảnh báo về chiêu lừa này vào ngày 16-18/3.

>> Resort nCoV có view rất lý tưởng được xây dựng ở Maldives

>> Thuốc Plaquenil (Hydroxychloroquine) là loại thuốc ngăn chặn Coronavirus

Theo thông báo của phòng cảnh sát quận Lucas, bang Ohio và thành phố Daly, bang California, kẻ gian gọi điện, nhắn tin hoặc email cho nạn nhân, tự xưng là người của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Kẻ gian nói nạn nhân thuộc diện được phép đặt chỗ trước để tiêm vaccine phòng Covid-19 nhưng phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc số an sinh xã hội để làm thủ tục.

Cả hai phòng cảnh sát đều khẳng định rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh hiện không có chương trình "giữ chỗ tiêm vaccine Covid-19" như kẻ gian bịa đặt. Nhà chức trách không tiết lộ đã có bao nhiêu người trở thành nạn nhân và nhắc nhở người dân không cung cấp thông tin cá nhân trong bất cứ tình huống nào.

Theo Komando, ngoài thủ đoạn như cảnh sát cảnh báo, kẻ gian còn có thể nói nạn nhân bị chẩn đoán dương tính nên phải cung cấp số thẻ tín dụng để nhận được "kháng sinh" chống dịch.

Hiện, chưa có vaccine chính thức đặc trị #dịch_bệnh_Covid_19. Các nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Bị phạt vì tung tin ăn tỏi chữa được #dich_bệnh_Covid_19

Người phụ nữ 36 tuổi bị Công an quận Hoàn Kiếm xử phạt 12,5 triệu đồng vì tung tin chữa khỏi Covid- 19 bằng cách ăn tỏi đun nước sôi.

Quyết định xử phạt theo khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013 được đưa ra chiều 19/3.

Theo kết quả xác minh, người phụ nữ 36 tuổi đăng tải lên Facebook cá nhân nội dung: "Virus Corona Vũ Hán có thể tự khỏi bằng cách ăn và uống nước được đun sôi từ tỏi. Được chứng minh và chữa khỏi qua đêm". Thông tin sai sự thật này sau đó được nhiều người chia sẻ.

Làm việc với công an, người phụ nữ thừa nhận do thiếu hiểu biết nên đã đăng tải thông tin chưa kiểm chứng.

Cùng ngày, Công an huyện Gia Lâm xử phạt hai người mỗi người 12,5 triệu đồng vì đăng tải thông tin sai sự thật về Covid-19. Theo xác minh gần đây hai người này đăng tải rất nhiều bài viết xuyên tạc về điều trị Covid-19 không theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

Cung cấp một số nước rửa tay khử khuẩn để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19

>> Dung dịch rửa tay khô sát khuẩn Anios Gel 500ml nhập khẩu Pháp

>> Hướng dẫn nhập khẩu nước rửa tay khử khuẩn carefor 500ml từ Thái Lan

>> Nước rửa tay diệt khuẩn hương trà xanh 240ml nhập khẩu từ Nhật

>> Nước rửa tay Igo khử khuẩn với than hoạt tính và hương trà xanh

Ngoài các trường hơp trên, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cùng công an các quận, huyện cũng triệu tập nhiều trường hợp đăng tải thông tin sai lệch để lập hồ sơ xử lý.

Bị triệu tập vì tung tin sai về bệnh nhân 17

Hoàng Thị Quỳnh bị công an triệu tập vì đăng thông tin sai sự thật lên Facebook, viết "bệnh nhân 17" là con gái Chủ tịch Thép Việt Ý, đi khắp Hà Nội.

Ngày 17/3, khi bị Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Hà Nội) triệu tập lên làm việc, Quỳnh thừa nhận do thiếu hiểu biết nên thu thập thông tin chưa kiểm chứng để đăng lên Facebook cá nhân.

Nhà chức trách xác định hành vi của Quỳnh có dấu hiệu vi phạm khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin nên lập hồ sơ xử lý.

Theo xác minh, 22h57 ngày 6/3, Quỳnh dùng Facebook cá nhân đăng bài viết có nội dung "bệnh nhân 17 dương tính Covid- 19 hình như là con gái chủ tịch Thép Việt Ý, chắc tuần sau mã này giảm sàn cả tuần, dân Việt tẩy chay thép Việt Ý...".

Bài viết của Quỳnh sau đó thu hút 66 lượt thích, 66 bình luận, 28 lượt chia sẻ.

Cùng ngày, Công an quận Hai Bà Trưng ra quyết định xử phạt hành chính thanh niên 12,5 triệu đồng về hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc theo Nghị định 174/2013. Người này trước đó đã đăng thông tin sai sự thật về Covid-19 lên nhóm Facebook có hơn 25.000 thành viên.

Đến 17/3, các đơn vị nghiệp vụ của Công an Hà Nội đã lập hồ sơ xử lý 53 cá nhân đăng tin sai sự thật về Covid-19 lên Facebook và Youtube. Nhà chức trách khuyến cáo người dân nên cảnh giác khi đăng tải thông tin chưa kiểm chứng.

44 người tung tin sai về Covid- 19 bị xử phạt

Công an thành phố đã xử phạt hành chính hơn 200 triệu đồng với 44 người vì hành vi đăng tải thông tin sai về Covid- 19.

Ngày 15/3, Công an Hà Nội cho biết, từ 31/1 đến nay, 44 người đã bị xử phạt theo khoản 3 điều 64, Nghị định 174 với mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng. Đặc biệt từ 9/3 đến 13/3, nhà chức trách đã xử phạt 15 trường hợp vì tung tin bịa đặt về trường hợp "bệnh nhân 17" và "bệnh nhân 21" mắc Covid- 19.

Công an Hà Nội khuyến cáo người dân không đăng tải, chia sẻ những thông tin chưa xác thực. Khi phát hiện có người tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội, người dân cần thông báo ngay với cơ quan Công an nơi xảy ra vụ việc để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, theo thống kê của Bộ Công an, thời gian qua nhà chức trách các địa phương trên cả nước đã làm việc với 654 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người.

Tại Thừa Thiên Huế, ngày 15/3, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh đã xử phạt Ngụy Như Phương (25 tuổi, phường Phú Hậu, TP Huế) 10 triệu đồng.

Chiều ngày 13/3, Như Phương đi chợ ngang qua đường Võ Thị Sáu thấy xe cấp cứu, công an đứng trước khách sạn Thanh Lịch thuộc phường Phú Hội. Sau đó, cô gái đăng lên trang Facebook cá nhân với nội dung: Ngay lúc này Võ Thị Sáu lại thêm một ca dịch nữa, kinh thật... Mục đích của Như Phương là đăng tin lên để mọi người tránh. Khoảng 10 phút sau, cô gái gỡ tin trên trang cá nhân khi được anh trai nhắc nhỡ.

Phòng An ninh chính trị nội bộ và Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông cho rằng thông tin mà Phương đăng tải là tin thất thiệt; làm người dân hoang mang, lo lắng.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 6.3 (11 votes)