- Posted by: Tommy Tran
- Sat, 23/04/2022, 11:19 (GMT+7)
- Địa điểm ăn chơi, giải trí
- 1 Bình luận
Mỗi lần đi Đà Lạt tối nào tôi cũng ghé mua một ổ bánh mì
Liên quan đến sự việc hãng bánh mì Liên Hoa bán thực phẩm gây ngộ độc cho 86 người phải nhập viện tại Đà Lạt
Chủ tiệm bánh mì phải nộp fạt hành chính là hơn 92 triệu, đồng thời LH bị đình c.hỉ hoạt động 3 tháng. Liên Hoa cũng phải chịu mọi chi.fí cho việc xử lý NĐTP, khám, điều trị người bị NĐTP.
(Theo Zing)
Thực sự là tới Liên Hoa mọi thứ khá sạch sẽ, mà còn như này thì mất niềm tin quá.
Bình luận (1)
Gen Z Mỹ chuộng hàng nhái
Meliss Boufounos, 33 tuổi, chuyển sang dùng hàng nhái của các hãng nổi tiếng bởi kinh tế eo hẹp nhưng vẫn muốn bắt kịp xu hướng.
Cô gái 33 tuổi, ở Ottawa (bang Illinois, Mỹ) từng đọc bài chia sẻ của một influencer (người có sức ảnh hưởng) về một chiếc quần giống da thuộc. Đây là một sản phẩm được kết hợp với áo yếm mỏng nhằm tạo vẻ ngoài năng động, cuốn hút.
Theo lời người quảng cáo, món đồ trên là bản "dupe" (viết tắt của từ duplicate - sao chép), mô tả các sản phẩm được làm tương tự bản gốc xa xỉ nhưng có giá rẻ hơn.
Boufounos sớm bị thuyết phục và quyết định đặt mua trên Amazon. Nhưng khi mở gói hàng, cô gái 33 tuổi nhận ra chiếc quần có chất lượng khá tệ, vải mỏng và đường may ẩu.
"Nó có mùi như hóa chất. Dù đã đặt hàng theo kích cỡ được tư vấn nhưng bộ đồ rất nhỏ, tôi thậm chí không thể xỏ vừa chân", cô than. Và cả khi muốn trả hàng, Boufounos nhận ra phải trải thêm 35 USD tiền phí vận chuyển, ngang với số tiền bỏ ra mua.
Món đồ Boufounos đặt mua là hàng giả. Thuật ngữ này xuất hiện từ lâu nhưng bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 1986 khi tờ New York Times đưa tin về một sự kiện làm rung chuyển ngành công nghiệp nước hoa trị giá 3 tỷ USD, bởi sự xuất hiện của các sản phẩm có vẻ ngoài gần giống bản gốc được bàn tràn lan, với giá siêu rẻ.
Nhiều người trẻ chọn mua sản phẩm gần giống hàng chính hãng vì giá rẻ.
Từng bị ghẻ lạnh, coi là đồ của người nghèo thì nay hàng nhái lại trở thành sản phẩm yêu thích của thế hệ Gen Y và Gen Z. Tuy nhiên, các trang phục được làm thời trang, chỉn chu hơn và quan trọng rẻ hơn bản gốc. Thậm chí nhiều sản phẩm được thiết kế tinh xảo khiến ai đó tin rằng người đối diện đang mặc hàng hiệu.
Trên thực tế, các bản "dupe" thường được dùng để chỉ các mặt hàng mang lại trải nghiệm tương tự với hàng "real" (thật) nhưng có giá rẻ hơn. So với hàng nhái, chúng nhỉnh hơn cả về giá trị sử dụng và tính hợp pháp.
Ngày nay, các video sử dụng sản phẩm đạo nhái trở nên phổ biến, được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội. Ví dụ như nhiều người có sức ảnh hưởng sẵn sàng quảng cáo cho bản "dupe" của chiếc váy dự tiếc Hailey Bieber từng mặc hay áo khoác Alexander McQueen màu đỏ của Kate Middleton.
Denise Duran, 26 tuổi, ở Houstin (Mỹ), cũng lựa chọn các sản phẩm giống mẫu của thương hiệu nổi tiếng bởi không có nhiều tiền.
Là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, trên trang cá nhân có 78.000 người theo dõi, Duran thường xuyên "đập hộp" những bản sao của dép Ugg, lược chải tóc Dyson cho đến sản phẩm của thương hiệu Kim Kardashian. Thậm chí, cô còn khuyến khích người mua đến các trang bán hàng vì muốn lấy lợi nhuận.
"Tất cả chúng ta đều muốn trông thật phong cách, nhưng nhiều người không đủ khả năng để mua bộ áo hàng trăm USD. Nhất là trong bối cảnh lạm phát gia tăng và nhiều đơn vị làm bản sao y chang bản chính", cô nói.
Theo báo cáo của Vox vào năm 2021, nền tảng bán hàng trực tuyến Shein có thể sao chép một bộ trang phục đắt tiền và đưa vào sản xuất hàng loạt trong một tuần.
AliExpress cũng có thể tung ra hàng chục lựa chọn với giá cả phải chăng cho siêu phẩm đôi giày đỏ MSCHF phiên bản giới hạn ra mắt hồi tháng trước.
Peggy E.Chaudhry, phó giáo sư tại trường Kinh doanh, Đại học Villanova, cho rằng "dupe" có thể hiểu là hàng nhái, nhưng cũng không phải. "Có thể có các hình phạt pháp lý đối với những công ty sao chép thiết kế đã đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế. Nhưng luật thời trang thì không rõ ràng bởi ta không thể đăng ký bản quyền cho áo liền quần, váy hay quần legging", E.Chaudhry nói.
Phó giáo sư cũng chỉ ra một số trường hợp người nổi tiếng quảng bá hàng giả trong một bài báo nghiên cứu năm 2022. Bởi nhìn chung, người tiêu dùng sẽ chú ý đến giá cả thay vì phân biệt giữa bản dupe và hàng nhái bởi không đủ tài chính.
Kimberley Gordon, 40 tuổi, nhà sáng lập Slkie, từng thấy thất vọng khi chứng kiến chiếc váy tự thiết kế với phần chiết eo điệu đà như công chúa được làm giả và bán công khai trên mạng xã hội. Khác với những sản phẩm được bán với giá 250-400 USD, các sản phẩm nhái có giá 30 USD.
Gordon nói rằng sản phẩm làm giả khiến thương hiệu của bản thân trông rẻ tiền và mất giá. Do vậy cô kêu gọi người mua nên tìm hiểu lý do những chiếc váy nhái có mức giá thấp hơn tới 13 USD, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả, chạy theo trào lưu.
"Thật kinh khủng khi bạn dành thời gian, nỗ lực để sáng tạo một thứ gì đó và thấy chúng bị sao chép ra hàng nghìn bản theo cách không mong muốn", Gordon chia sẻ.
Add Comment