- Posted by: Tommy Tran
- Thu, 2/05/2019, 12:02 (GMT+7)
- Thị trường công nghệ
- 0 Bình luận
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn thiếu nhiều năm 2019
Theo ông Nguyễn Đình Cung, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là không gian mà chúng ta gọi là cách mạng 4.0, tạo ra những cơ hội suy nghĩ khác và làm khác để đạt được các mục tiêu.
Nếu chúng ta cứ đi theo châu Âu một cách tuần tự thì ta luôn đi sau, khởi nghiệp sáng tạo là cách để chúng ta làm khác. Chúng ta làm theo quy định, tiến theo quy trình là làm theo cái cũ, không bao giờ có đổi mới sáng tạo. Những gì chúng ta nói ở đây là phải thay đổi một cách căn bản với sự tham gia của chính phủ chứ không phải chỉ vài ba bộ ngành.
Hệ sinh thái của chúng ta đang thiếu rất nhiều. Bắt đầu từ đăng ký kinh doanh đã gặp vướng mắc, như doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa biết làm gì, mà đăng ký đòi hỏi phải cụ thể. Một mô hình kinh doanh du lịch nhỏ phải xin phép 6 tháng, đi đến đâu vướng đến đấy, ngăn cản đổi mới sáng tạo. Ứng xử với nó theo tôi là đừng lo quản lý, cứ để dân làm. Không phải nhà nước biết đến đâu quản đến đấy, mà quản lý phải vì phát triển. Start up sẽ tin rằng khó khăn của mình sẽ được giải quyết.
Cần khuyến khích các công ty đi ra khỏi Việt Nam
Ông Trần Ngọc Thái Sơn cho rằng khởi nghiệp cũng giống như khởi nghĩa, cần chuẩn bị đạn dược. Các công ty khởi nghiệp ngày càng giỏi lên, tuy nhiên có vấn đề lớn là nguồn vốn và đây cũng là khó khăn trong cả thập kỷ qua.
Ông Trần Ngọc Thái Sơn, sáng lập - CEO Tiki.
Khó khăn khi gọi vốn là nhà đầu tư đều đặt câu hỏi về lợi nhuận, làm sao thoái vốn thành công, nhất là với một thị trường mà công ty lên sàn rất khó khăn. Các sàn chứng khoán của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ hay Trung Quốc cho phép các công ty niêm yết mà không cần có lãi, chỉ cần có tăng trưởng.
Khi nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ nhìn vào quy mô thị trường và Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhưng chưa đủ lớn, chưa đạt mức nghìn tỷ USD. Cần khuyến khích các công ty đi ra khỏi Việt Nam, hướng tới thị trường Đông Nam Á với quy mô hơn 2.000 tỷ USD và lớn hơn nữa.
Nhưng mang vốn ra nước ngoài đầu tư là vấn đề nhạy cảm mà nhà nước luôn phải cân đối giữa đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài.
Tại sao các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào start up Việt Nam?
Bà Linh Phạm, đại diện của Logivan, đặt câu hỏi tại sao các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư vào các start up mới ở Việt Nam? Các start up ở Việt Nam vẫn còn trở ngại liên quan tới tiếng Anh. Tiếng Anh là rào cản lớn với các start up Việt Nam. Tôi nghĩ rằng việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam là yếu tố quyết định giúp ta vươn ra thế giới.
Bà Linh Phạm, sáng lập - CEO, Logivan Technologies.
Thứ hai là cần đưa chương trình giảng dạy khởi nghiệp sáng tạo như là một môn học tại các trường đại học, cần có một giáo trình đào tạo bài bản. Thứ ba là các ngân hàng cần có chính sách tín dụng cho các founder khởi nghiệp để đi được con đường xa hơn trước khi nhận được vốn từ các nhà đầu tư thiên thần. Thứ tư là cần một bộ chuyên về start up để giải quyết các vấn đề cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.