- Posted by: Tommy Tran
- Tue, 16/06/2015, 8:52 (GMT+7)
- Kinh nghiệm chữa bệnh
- 0 Bình luận
Thuốc chữa và cách diều trị bệnh sỏi thận nhanh nhất
Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới và thường hay tái phát. Về điều trị, bệnh sỏi thận có thể được điều trị bằng Tây y hoặc Đông y. Bệnh thận nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng đường tiểu, suy thận và có thể dẫn đến tử vong.
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH SỎI THẬN
1. Sỏi thận là gì.
Nói một cách đơn giản, sỏi thận là một khối cứng được phát triển từ các tinh thể riêng biệt từ nước tiểu trong đường tiết niệu. Thông thường, nước tiểu có chứa hóa chất ngăn chặn các tinh thể hình thành.
Tuy nhiên, ở một số người, việc ngăn chặn các tinh thể này không có hiệu quả, dẫn đến hình thành sỏi trong thận. Nếu các tinh thể vẫn còn nhỏ, sẽ di chuyển thông qua đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu mà không mấy người để ý.
Ta có thể hiểu đơn giản như khi ta rửa một chiếc bát không sạch, trên bát vẫn còn dính lại chút dầu mỡ, rồi nhiều lần như vậy, ngày này qua ngày khác tạo thành một lớp mỡ dày hơn. Cũng như vậy những viên sỏi được tạo từ chất cặn bã lắng đọng qua thời gian dài.
2. Nguyên nhân gây sỏi thận
- Sỏi thận do lắng đọng, vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.
- Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
- Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
- Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.
- Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.
3. Triệu chứng gây sỏi thận.
– Đau ở háng, lưng, dưới xương sườn.
– Các cơn đau kéo dài 20 đến 60 phút, cường độ có thể thay đổi.
– Đau từ mặt ra lưng, từ bụng đến dưới háng.
– Nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có máu.
– Đau khi đi tiểu.
– Buồn nôn và nôn mửa.
– Đi tiểu liên tục.
– Sốt và ớn lạnh (có dấu hiệu nhiễm trùng).
Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe…
– Những dấu hiệu của cơn đau quặn thận.
Đau: Tính chất đau dữ dội, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. Những viên sỏi như có gai, mỗi lần co thắt ta cảm giác nhói như bị kim đâm.
Vị trí: Vùng hố sườn lưng 1 bên hay 2 bên cả vùng hạ sườn. Tức nhói khi vỗ vào hố lưng, có thể sờ thấy sỏi thận nếu to, chạm thận – bập bềnh thận dương tính.
Hướng lan: Từ hố thắt lưng lan xuống dưới hoặc ra phía trước đến hố chậu rồi bộ phận sinh dục ngoài và mặt trong đùi.
Tiểu tiện: Tiểu máu, sau cơn đau quặn thận, máu toàn bãi, thường tái phát khi bệnh nhân duy chuyển nhiều và mạnh, đỡ dần khi nghỉ ngơi. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận).
Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài – bể thận. Để chắc chắn ta nên xét nghiệm nước tiểu: Tìm các tinh thể (calci oxalat hay phosphat, acid uric, citrat, magnesium…), đo pH, cấy nước tiểu. Siêu âm, chụp thận UIV, UPR hay không chuẩn bị. Xét nghiệm máu. Định lượng hormon tuyến cận giáp, công thức máu.
4. Chế độ ăn uống khi bị sỏi thận.
Dưới đây là một vài thay đổi trong chế độ ăn uống giúp chống sỏi thận:
Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Uống nhiều chất lỏng
Uống 8-10 ly nước mỗi ngày giúp giữ cho nước tiểu loãng – làm giảm nồng độ khoáng chất hình thành “đá” trong nước tiểu. Ít nhất một nửa số nước uống hàng ngày nói trên là nước lọc, còn lại có thể là các loại nước uống khác mà bạn thích.
Giảm lượng muối ăn
Giảm muối (sodium) trong chế độ ăn uống giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm xu hướng hình thành sỏi canxi. Chế độ ăn giảm muối tốt nhất nên thực hiện là không thêm muối vào thức ăn và tránh những thực phẩm natri cao như thịt chế biến, thực phẩm ăn nhanh nhiều muối (thường xuyên, súp đóng hộp, đóng hộp, mì hoặc cơm trộn) và đồ ăn nhẹ mặn.
Đảm bảo chế độ ăn uống chứa canxi đầy đủ
Vài năm trước đây, người ta tin rằng nên giới hạn chế độ ăn uống có canxi vì nó có thể làm cho bệnh của bệnh nhận bị sỏi thận canxi thêm trầm trọng. Nhưng các nghiên cứu ngày nay cho thấy rằng, chế độ ăn đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày thực sự có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi thận canxi. Những người hình thành sỏi canxi oxalate nên bổ sung 800 mg canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày, không chỉ để phòng ngừa sỏi thận mà còn để duy trì mật độ xương. Một cốc sữa ít chất béo có chứa 300 mg canxi. Các sản phẩm sữa khác như sữa chua cũng giàu canxi.
Tránh những loại thực phẩm có thể làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate trong nước tiểu Axit oxalic hoặc oxalat được tìm thấy chủ yếu trong các thực phẩm từ thực vật.
Nhưng chỉ có một số làm tăng số lượng oxalate trong nước tiểu. Đó là rau bina, dâu tây, sô-cô-la, cám lúa mì, hạt, củ cải đường, và trà… Tránh những thực phẩm này có thể giúp giảm số lượng oxalate trong nước tiểu. Ăn những thực phẩm có chứa canxi cũng làm giảm oxalate trong nước tiểu. Canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa, do đó nó không được bài tiết vào nước tiểu.
Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ.
5. Phòng ngừa bệnh sỏi thận.
Thận bài tiết nước tiểu: Trong nước tiểu có rất nhiều tinh thể, khi nước tiểu bị cô đặc quá mức sẽ tạo ra sỏi thận. Sỏi thận gây ra rất nhiều đau đớn khi chúng đi qua ống tiết niệu.
Dưới đây là những gợi ý để giúp bạn làm giảm nguy cơ bị sỏi thận do các chuyên gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Các Bài Thuốc Gia Truyền. Thông tin các bệnh đường tiết niệu và thận.
– Nếu từng mổ sỏi thận, bạn nên giữ lại một vài viên để bác sĩ xét nghiệm xem xét cấu tạo và hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh.
– Uống nhiều nước hoa quả, đặc biệt là nước lọc. Uống đủ nước (khoảng trên 2,5 lít mỗi ngày) sẽ giúp cho việc bài tiết nước tiểu, tránh để xảy ra tình trạng cô đặc.
– Thực hiện chế độ ăn ít canxi. Bởi vì lượng canxi bổ sung có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
– Nếu nước tiểu có axit, bạn nên ăn ít thịt, cá và thịt các loại gia cầm và thuỷ cầm. Tất cả các loại thức ăn này đều làm tăng lượng axit trong nước tiểu.
6. Điều trị sỏi thận:
Ngày nay có nhiều phương pháp can thiệp lấy sỏi: Mổ lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể và nội soi lấy sỏi. Chọn cách thức điều trị cũng như tiên lượng của sỏi thận phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: kích thước và vị trí của sỏi.
– Tán sỏi
Sỏi thận với kích thước nhỏ hơn 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi nhỏ hơn 1cm. Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn, không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.
– Lấy sỏi qua nội soi:
Ngày nay, với sự phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và phương tiện của cơ sở điều trị. Khoảng 50% bệnh nhân mang sỏi nhỏ không có triệu chứng sẽ trở nên có triệu chứng trong vòng 5 năm. Sỏi san hô ở thận thường liên quan đến nhiễm khuẩn. Do vậy những trường hợp sỏi to thì nên điều trị ngay khi phát hiện ra sỏi.
Nhiều người bệnh sỏi thận đã đau nhiều nhưng vì họ có mắc đồng thời các bệnh tim mạch nên rất e dè khi quyết định nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hay phẫu thuật. Đối với các trường hợp bị sỏi thận có bệnh tim mạch đi kèm như hở, hẹp van hai lá, 3 lá, suy tim… nếu ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiến hành tán sỏi ngoài cơ thể được, ngay cả khi phải phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên các trường hợp này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tim mạch, tiết niệu và ngoại khoa để có được cách đánh giá và biện pháp điều trị tốt nhất.
THUỐC ĐÔNG Y ĐẶC TRỊ BỆNH SỎI THẬN
Trong kho tàng Y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi thận đơn giản mà không cần sử dụng đến dao kéo, lại đỡ tốn kém. Tuy vậy, nó yêu cầu ta phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài đến vài tháng hoặc có thể đến 1 năm.
Việc điều trị sỏi thận theo Đông y khắc phục được các nhược điểm của Tây y, chữa bệnh sỏi thận từ căn nguyên của bệnh nên có tính triệt để cao, an toàn, không tái phát. Một trong những bài thuốc nam được các chuyên gia về Đông y đánh giá rất cao là Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi liệu đạo, của dân tộc Dao. Bài thuốc hiện đang được Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Các Bài Thuốc Gia Truyền, nghiên cứu, bào chế và cung cấp. Dưới đây là thông tin về bài thuốc:
Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bang quang của dân tộc Dao
Thành phần: Kim tiền thảo, ngư tất, hương nhu trắng, bồ công anh, tỳ giải, liên kiều, và một số dược liệu khác…
Công dụng: Bài thuốc đặc trị bệnh sỏi thận, cặn ở thận, sỏi bang quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo. Chữa tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Tác dụng bào mòn và bài tiết sỏi ra ngoài cơ thể, giúp lợi tiểu, chống viêm đường tiết niệu, ngăn sự hình thành sỏi. Ngoài ra, còn có tác dụng bổ thận, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể.
Công dụng thành phần:
- Kim tiền thảo: Còn gọi là đồng tiền lông tác dụng lợi mật, thông tiểu, chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, viên đường tiết niệu, tiểu khó, phù thũng, đái buốt, đái dắt và u nhọt,…
- Ngư tất: Tác dụng làm co bóp của khúc tá tràng, làm lợi tiểu, pháp huyết hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt, và đặc biệt chữa tiểu tiện ra máu…
- Hương nhu trắng: Có công dụng là giải cảm nhiệt, làm lợi tiểu, và giảm đau tại chỗ, sát trùng, mình mẩy nóng và sợ lạnh, không da mồ hôi…
- Bồ công anh: Thanh nhiệt giải độc, và tán sưng tiêu ung đặc biệt trị sưng đau, tấy, anidal viêm cấp tính, suy nhược cơ thể, tắc mật biến chứng thành u hoặc sỏi thận…
- Tỳ giải: Công dụng chữa đái nhiều lần, nước tiểu đục có chất nhờn. Trong dân gian tỳ giải được dùng làm thuốc lợi tiểu, uống vào có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt…
- Liên kiều: Có tác dụng làm thông lợi ngũ lâm, tiểu tiện bất thông, làm thanh nhiệt, giải độc, tiêu viên, tan mủ, tiểu bí, tiểu buốt…
Ưu điểm của bài thuốc:
- Điều trị triệt để bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo
- Trị bệnh tận gốc, hiệu quả lâu dài.
- Thời gian điều trị bệnh tùy vào vị trí và kích thước của sỏi.
- Chi phí thấp.
- Bệnh nhân không bị đau đớn.
- Không biến chứng (như phẫu thuật, tán sỏi) và không gây phản ứng phụ.
- Với thành phần 100% là các thảo dược tự nhiên có tính mát, lành và tốt cho cơ thể.