- Posted by: Tommy Tran
- Wed, 21/11/2012, 15:31 (GMT+7)
- Tài chính, tiền tệ, forex, Xe oto
- 0 Bình luận
Ngành lập trình viên: Cần lắm sự là đam mê
Chỉ với một chiếc máy tính, một căn phòng nhỏ cùng theo mơ ước được viết lách các lệnh code, rồi tự tay tạo ra các chương trình đã trở thành mục tiêu của biết bao chàng trai, cô gái theo đuổi ngành Công nghệ Thông tin (CNTT). Tuy nhiên, để trở thành một lập trình viên giỏi bạn phải thực đam mê và quyết tâm theo đuổi ước mơ
>>5 cách để học lập trình nhanh hơn – 5 Ways you can Learning Programming Faster.
Không phải nghề khô khan
Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.
Đối với dân xã hội, được bay nhảy ngoài cuộc sống, được va chạm với mọi người bằng ngôn ngữ đời thường thì ngược lại, Lập trình viên (LTV) lại sử dụng và giao tiếp bằng ngôn ngữ máy tính như Java, C++, C#, php, Asp, ASP.Net…, những ngôn ngữ tưởng chừng như khô khan nhưng lại không phải vậy.
Khác với các ngành nghề khác, LTV là nghề có đặc thù riêng biệt. Bạn muốn trở thành LTV thì cần phải có sự logic trong tư duy, sự tỉ mi chi tiết, vừa có khả năng làm việc nhóm, vừa phải có tính tự lập cao… Tất cả những yếu tố đó tạo nên sự sáng tạo, say mê trong công việc đối với dân Lập trình.
Ngành Lập trình viên đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy logic
Có thể nói, suy nghĩ logic là một điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…
Theo đuổi ngành CNTT nói chung cũng như ngành LTV nói riêng, bạn sẽ luôn linh hoạt trong công việc cùng với sự sáng tạo trong kỹ năng, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra giải pháp thiết kế công nghệ mới. Điều này sẽ giúp bạn không bị động và nhàm chán trong công việc, cuộc sống sẽ luôn bận rộn và thú vị hơn.
Hãy chú ý, ngoài khả năng sáng tạo và logic, bạn cần có các kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập. Đây là yếu tố giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hay chậm, khoa học hay không khoa học, hiệu quả hay thất bại. Thời gian rất quan trọng, bạn cần phải lập kế hoạch cụ thể, lên trình tự cho công việc của bạn để bạn hoàn thành dự án đúng quy định.
Có thể, với nhiều bạn, làm việc một mình dễ dàng nhưng khi kết hợp với nhóm lại trở nên lúng túng và khó hòa nhập. Học cách làm việc theo nhóm không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công việc mà còn nâng cao tinh thần đồng đội, khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt hơn.
“Tự lực cánh sinh”
Lướt qua nhiều diễn đàn, bạn sẽ không khỏi bối rối, nghi ngại khi nộp hồ sơ vào học ngành CNTT hay các chương trình học của Hệ thống Aptech. Nhiều thành viên cho rằng, đây là một nghề vất vả và khó thành công khi mà hiện nay CNTT đang bão hòa, nhiều trường đua nhau mở khoa, ngành liên quan đến CNTT; hay như bạn lo ngại về các chương trình học liệu có thực sự hiệu quả hay xa rời thực tế.
Nhưng đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề. Không chỉ riêng ngành CNTT, mà đối với bất cứ ngành nào cũng đều bão hòa và khó xin việc nếu như sinh viên luôn thụ động trong các bài giảng của giáo viên, không trao dồi kiến thức ngoại ngữ, không có khả năng nắm bắt cơ hội việc làm, thì chắc chắn sẽ khó thành công trong công việc cũng như cuộc sống.
Sinh viên cần chủ động hơn nữa trong việc học liên quan đến CNTT
Xã hội ngày càng phát triển, ngành CNTT luôn được nhà nước ưu tiên hàng đầu, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực Công nghệ. Vì thế, đặc thù của ngành không chỉ đòi hỏi các bạn có kiến thức chuyên môn thông qua trường học, mà quan trọng là kỹ năng làm việc thực tế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của bạn, hãy biết tận dụng những cơ hội việc làm về CNTT dành cho sinh viên để bạn trao dồi thêm kinh nghiệm khi còn trong ghế nhà trường.
Bạn không chạy, người khác vẫn chạy. Bạn không giỏi ngoại ngữ, người khác vẫn giỏi. Vậy ai sẽ là người thất bại nếu không phải là bạn. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy lựa chọn cho mình môi trường học CNTT có sự tích hợp của cả kỹ năng chuyên ngành lẫn ngoại ngữ để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Bạn có thể lựa chọn các trường Đại học hoặc lựa chọn các trường đào tạo chuyên về CNTT như Hệ thống Aptech. Sự lựa chọn thuộc về bạn, quan trọng dù bạn học ở đâu thì cũng hãy luôn chủ động và tự mình học hỏi, đừng quá phụ thuộc vào sách vở và thầy cô. Và đặc biệt, với nghề LTV hãy bắt đầu học từ đam mê, có như vậy mới thực sự giúp bạn thành công.
ChiNT
Bình luận (0)
Add Comment