Mối quan hệ nghịch đảo giữa vàng và đôla | Đầu tư và kinh doanh vàng, bạc

Một trong những mối quan hệ được biết đến rộng rãi nhất trên thị trường tiền tệ có lẽ là mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla Mỹ (USD).

Mối quan hệ này bắt nguồn từ thực tế rằng vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát nhờ vào giá trị ổn định, trong khi đó, đôla Mỹ thể hiện vị thế của mình thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá đôla. Khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ giảm đi, phải mất nhiều đôla hơn để mua được vàng, nên giá trị của vàng được nâng lên. Ngược lại, khi giá trị trao đổi của đôla Mỹ tăng lên, cần ít đôla hơn để mua được vàng, dẫn đến việc giá trị vàng tính bằng đôla giảm xuống.

Khác với tiền tệ, trái phiếu chính phủ, và cổ phiếu doanh nghiệp – đều được quyết định bởi cung cầu cũng như khả năng phát hành của chính phủ hay các doanh nghiệp – vàng gần như độc lập với cung và cầu, cũng không hề liên quan đến việc thay đổi các chính sách tiền tệ hay chính sách công ty, cũng như sự xuất hiện của các nguồn vốn, khoản nợ hay đồng tiền mới.

Mặc dù vàng vẫn duy trì mối quan hệ nghịch đảo với các đồng tiền khác chứ không riêng gì đồng đôla, nhưng về cơ bản, mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa vàng và đôla là rõ nét nhất bởi USD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của các NHTW.

 

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (2 votes)