Lý thuyết đồ thị - Đường đi - Chu trình - Đồ thị liên thông

Lý thuyết đồ thị - Đường đi - Chu trình - Đồ thị liên thông

Đồ thị: là một cấu trúc dữ liệu rời rạc bao gồm các đỉnh và các cạnh nối các cặp đỉnh này. Chúng ta phân biệt đồ thị thông qua kiểu và số lượng cạnh nối giữa các cặp đỉnh của đồ thị.

Dưới đây là một ví dụ về mạng máy tính bao gồm: mỗi máy tính là một đỉnh, mỗi kênh điện thoại kết nối là cạnh của đồ thị

Đồ thị: Mạng máy tính

Đồ thị: Mạng máy tính

Trong mạng máy tính trên, mỗi máy tính là một đỉnh của đồ thị, các kênh điện thoại là cạnh của đồ thị, không có hai cặp cạnh nào nối cùng một cặp đỉnh. Ta gọi đây là đơn đồ thị vô hướng.

Đơn đồ thị vô hướng: Đơn đồ thị vô hướng G = <V,E> bao gồm V là tập các đỉnh, E là tập các cặp có thứ tự gồm hai phần tử khác nhau của V gọi là các cạnh.

Trong trường hợp giữa máy tính nào đó thường xuyên phải truyền tải thông tin nên người ta xây dựng thêm một kênh điện thoại nữa để tăng khả năng truyền tải thông tin, khi đó hai máy tính sẽ có nhiều hơn một kênh điện thoại kết nối. Ta gọi đây là đa đồ thị vô hướng.

Mạng máy tính đa kênh thoại

Mạng máy tính đa kênh thoại

Đa đồ thị vô hướng: G = <V, E> bao gồm V là tập các đỉnh, E là họ các cặp không có thứ tự gồm hai phần tử khác nhau của V gọi là tập các cạnh. e1, e2 được gọi là cạnh lặp nếu chúng cùng tương ứng với một cặp đỉnh.

Mạng máy tính đa kênh thoại có khuyên

Mạng máy tính đa kênh thoại có khuyên

Giả đồ thị vô hướng: G = <V, E> bao gồm V là tập đỉnh, E là họ các cặp không có thứ tự gồm hai phần tử (hai phần tử không nhất thiết phải khác nhau) trong V được gọi là các cạnh. Cạnh e được gọi là khuyên nếu có dạng e =(u, u), trong đó u là đỉnh nào đó thuộc V.

Trong nhiều mạng, các kênh kết nối giữa hai máy tính chỉ có thể truyền tải thông tin theo một chiều.Chẳng hạn máy tính đặt tại Hà Nội có thể truy cập dữ liệu của máy tính đặt tại Hải Phòng, nhưng máy tính ở Hải Phòng không thể truy cập dữ liệu của máy tính ở Hà Nội. Để mô tả mạng máy tính này chúng ta dùng khái niệm đồ thị có hướng.

Mạng máy tính có hướng

Mạng máy tính có hướng

Đơn đồ thị có hướng G = <V, E> bao gồm V là tập các đỉnh, E là tập các cặp có thứ tự gồm hai phần tử của V gọi là các cung.

Trong trường hợp có nhiều hơn một kênh có hướng kết nối giữa hai đỉnh của đồ thị, để mô tả mạng máy tính này ta dùng khái niệm đa đồ thị có hướng.

Mạng máy tính đa kênh một chiều

Mạng máy tính đa kênh một chiều

Đa đồ thị có hướng G = <V, E> bao gồm V là tập đỉnh, E là cặp có thứ tự gồm hai phần tử của V được gọi là các cung. Hai cung e1, e2 tương ứng với cùng một cặp đỉnh được gọi là cung lặp.

Loại đồ thị Cạnh Có cạnh bội Có khuyên
Đơn đồ thị vô hướng Vô hướng Không Không
Đa đồ thị vô hướng Vô hướng Không
Giả đồ thị vô hướng Vô hướng
Đồ thị có hướng Có hướng Không
Đa đồ thị có hướng Có hướng

*Hai đỉnh u và v của đồ thị vô hướng G =<V, E> được gọi là kề nhau nếu (u,v) là cạnh thuộc đồ thị G. Nếu e =(u, v) là cạnh của đồ thị G thì ta nói cạnh này liên thuộc với hai đỉnh u và v, hoặc ta nói cạnh e nối đỉnh u với đỉnh v, đồng thời các đỉnh u và v sẽ được gọi là đỉnh đầu của cạnh (u,v).

*Ta gọi bậc của đỉnh v trong đồ thị vô hướng là số cạnh liên thuộc với nó và ký hiệu là deg(v).

deg(a) = 2, deg(b) =deg(c) = deg(f) = 4, deg(e) = 3, deg(d) = 1, deg(g)=0.

Đồ thị có hướng G

Đồ thị có hướng G

Nếu e=(u,v) là cung của đồ thị có hướng G thì ta nói hai đỉnh u và v là kề nhau, và nói cung (u, v) nối đỉnh u với đỉnh v. Đỉnh u sẽ được gọi là đỉnh đầu v là đỉnh cuối của cung (u,v).

Ta gọi bán bậc ra (bán bậc vào) của đỉnh v trong đồ thị có hướng là số cung của đồ thị đi ra khỏi nó (đi vào nó) và ký hiệu là deg+(v) và deg-(v).

deg-(a) = 1, deg-(b) = 2, deg-(c) = 2, deg-(d) = 2, deg-(e) = 2. deg+(a) = 3, deg+(b) = 1, deg+(c) = 1, deg+(d) = 2, deg+(e) = 2.

Đường đi: Đường đi độ dài n từ đỉnh u đến đỉnh v trên đồ thị vô hướng G=<V,E> là dãy: x0, x1,..., xn-1, xn trong đó n là số nguyên dương, x0=u, xn=v, (xi, xi+1)∈E, i =0, 1, 2,..., n-1.

Đường đi như trên còn có thể biểu diễn thành dãy các cạnh:

(x0, x1), (x1,x2),..., (xn-1, xn).

Đỉnh u là đỉnh đầu, đỉnh v là đỉnh cuối của đường đi. Đường đi có đỉnh đầu trùng với đỉnh cuối (u=v) được gọi là chu trình. Đường đi hay chu trình được gọi là đơn nếu như không có cạnh nào lặp lại.

Đồ thị vô hướng được gọi là liên thông nếu luôn tìm được đường đi giữa hai đỉnh bất kỳ của nó.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (1 vote)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Google Calendar Thêm Tính Năng Gợi Ý Thời Gian Cho Sự Kiện

Google Calendar Thêm Tính Năng Gợi Ý Thời Gian Cho Sự Kiện

Tạo một sự kiện hay một lịch họp không khó nhưng lựa chọn được thời gian thích hợp sau cho tất cả khách mời đều có thể tham gia ...

Tại sao website của bạn nên sử dụng HTTPS

Tại sao website của bạn nên sử dụng HTTPS

Does your website offer encrypted HTTPS connections to visitors? Do you use HTTPS by default for administrative logins or lead-generation forms? You may not think you need HTTPS

7 Chi tiết cần được pin đầu trang Timeline [Facebook Page]

7 Chi tiết cần được pin đầu trang Timeline [Facebook Page]

Một trong những tính năng thông minh nhất của Timeline dành cho thương hiệu, đó là Pin.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung