Bài bình luận gần đây

  • Reply to:

    Mỗi lần đi Đà Lạt tối nào tôi cũng ghé mua một ổ bánh mì

      1 năm 3 tuần ago

    Gen Z Mỹ chuộng hàng nhái

    Meliss Boufounos, 33 tuổi, chuyển sang dùng hàng nhái của các hãng nổi tiếng bởi kinh tế eo hẹp nhưng vẫn muốn bắt kịp xu hướng.

    Cô gái 33 tuổi, ở Ottawa (bang Illinois, Mỹ) từng đọc bài chia sẻ của một influencer (người có sức ảnh hưởng) về một chiếc quần giống da thuộc. Đây là một sản phẩm được kết hợp với áo yếm mỏng nhằm tạo vẻ ngoài năng động, cuốn hút.

    Theo lời người quảng cáo, món đồ trên là bản "dupe" (viết tắt của từ duplicate - sao chép), mô tả các sản phẩm được làm tương tự bản gốc xa xỉ nhưng có giá rẻ hơn.

    Boufounos sớm bị thuyết phục và quyết định đặt mua trên Amazon. Nhưng khi mở gói hàng, cô gái 33 tuổi nhận ra chiếc quần có chất lượng khá tệ, vải mỏng và đường may ẩu.

    "Nó có mùi như hóa chất. Dù đã đặt hàng theo kích cỡ được tư vấn nhưng bộ đồ rất nhỏ, tôi thậm chí không thể xỏ vừa chân", cô than. Và cả khi muốn trả hàng, Boufounos nhận ra phải trải thêm 35 USD tiền phí vận chuyển, ngang với số tiền bỏ ra mua.

    Món đồ Boufounos đặt mua là hàng giả. Thuật ngữ này xuất hiện từ lâu nhưng bắt đầu trở nên phổ biến vào năm 1986 khi tờ New York Times đưa tin về một sự kiện làm rung chuyển ngành công nghiệp nước hoa trị giá 3 tỷ USD, bởi sự xuất hiện của các sản phẩm có vẻ ngoài gần giống bản gốc được bàn tràn lan, với giá siêu rẻ.

    Nhiều người trẻ chọn mua sản phẩm gần giống hàng chính hãng vì giá rẻ.

    Từng bị ghẻ lạnh, coi là đồ của người nghèo thì nay hàng nhái lại trở thành sản phẩm yêu thích của thế hệ Gen Y và Gen Z. Tuy nhiên, các trang phục được làm thời trang, chỉn chu hơn và quan trọng rẻ hơn bản gốc. Thậm chí nhiều sản phẩm được thiết kế tinh xảo khiến ai đó tin rằng người đối diện đang mặc hàng hiệu.

    Trên thực tế, các bản "dupe" thường được dùng để chỉ các mặt hàng mang lại trải nghiệm tương tự với hàng "real" (thật) nhưng có giá rẻ hơn. So với hàng nhái, chúng nhỉnh hơn cả về giá trị sử dụng và tính hợp pháp.

    Ngày nay, các video sử dụng sản phẩm đạo nhái trở nên phổ biến, được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội. Ví dụ như nhiều người có sức ảnh hưởng sẵn sàng quảng cáo cho bản "dupe" của chiếc váy dự tiếc Hailey Bieber từng mặc hay áo khoác Alexander McQueen màu đỏ của Kate Middleton.

    Denise Duran, 26 tuổi, ở Houstin (Mỹ), cũng lựa chọn các sản phẩm giống mẫu của thương hiệu nổi tiếng bởi không có nhiều tiền.

    Là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, trên trang cá nhân có 78.000 người theo dõi, Duran thường xuyên "đập hộp" những bản sao của dép Ugg, lược chải tóc Dyson cho đến sản phẩm của thương hiệu Kim Kardashian. Thậm chí, cô còn khuyến khích người mua đến các trang bán hàng vì muốn lấy lợi nhuận.

    "Tất cả chúng ta đều muốn trông thật phong cách, nhưng nhiều người không đủ khả năng để mua bộ áo hàng trăm USD. Nhất là trong bối cảnh lạm phát gia tăng và nhiều đơn vị làm bản sao y chang bản chính", cô nói.

    Theo báo cáo của Vox vào năm 2021, nền tảng bán hàng trực tuyến Shein có thể sao chép một bộ trang phục đắt tiền và đưa vào sản xuất hàng loạt trong một tuần.

    AliExpress cũng có thể tung ra hàng chục lựa chọn với giá cả phải chăng cho siêu phẩm đôi giày đỏ MSCHF phiên bản giới hạn ra mắt hồi tháng trước.

    Peggy E.Chaudhry, phó giáo sư tại trường Kinh doanh, Đại học Villanova, cho rằng "dupe" có thể hiểu là hàng nhái, nhưng cũng không phải. "Có thể có các hình phạt pháp lý đối với những công ty sao chép thiết kế đã đăng ký nhãn hiệu hoặc bằng sáng chế. Nhưng luật thời trang thì không rõ ràng bởi ta không thể đăng ký bản quyền cho áo liền quần, váy hay quần legging", E.Chaudhry nói.

    Phó giáo sư cũng chỉ ra một số trường hợp người nổi tiếng quảng bá hàng giả trong một bài báo nghiên cứu năm 2022. Bởi nhìn chung, người tiêu dùng sẽ chú ý đến giá cả thay vì phân biệt giữa bản dupe và hàng nhái bởi không đủ tài chính.

    Kimberley Gordon, 40 tuổi, nhà sáng lập Slkie, từng thấy thất vọng khi chứng kiến chiếc váy tự thiết kế với phần chiết eo điệu đà như công chúa được làm giả và bán công khai trên mạng xã hội. Khác với những sản phẩm được bán với giá 250-400 USD, các sản phẩm nhái có giá 30 USD.

    Gordon nói rằng sản phẩm làm giả khiến thương hiệu của bản thân trông rẻ tiền và mất giá. Do vậy cô kêu gọi người mua nên tìm hiểu lý do những chiếc váy nhái có mức giá thấp hơn tới 13 USD, thay vì chỉ quan tâm đến giá cả, chạy theo trào lưu.

    "Thật kinh khủng khi bạn dành thời gian, nỗ lực để sáng tạo một thứ gì đó và thấy chúng bị sao chép ra hàng nghìn bản theo cách không mong muốn", Gordon chia sẻ.

  • Reply to:

    AWS Cloud Orientation Day Vietnam 2023 - Hanoi Edition

      1 năm 3 tuần ago

    Đi nước ngoài dịp 30/4 'đáng tiền' hơn trong nước

    Nhiều du khách Việt nhận thấy chi khoảng 10 triệu đồng để đi nước ngoài dịp nghỉ lễ 30/4 đáng giá hơn một chuyến trong nước với giá tương tự.

    Vân Anh, ở Hà Nội, chưa bao giờ thích du lịch trong nước dịp lễ Tết vì đông đúc, dịch vụ quá tải, "chặt chém". Khi tra thử vé máy bay đi Thái Lan từ 28/4 đến 2/5, cô thấy mức giá khoảng 6 triệu đồng, tương đương vé khứ hồi Phú Quốc (Kiên Giang).

    "Vấn đề là tại sao cùng một tầm giá, thậm chí đi nước ngoài còn rẻ hơn, tôi lại phải chọn du lịch trong nước?", Vân Anh nói.

    Trong khi đó, Văn Thịnh, làm giáo viên ở Hà Nội, nói đã đặt vé máy bay đi Bangkok từ 27/4 đến 1/5 với giá 5,5 triệu đồng khứ hồi. Nếu chọn giờ bay khác, anh có thể tiết kiệm thêm gần 2 triệu đồng. So với việc bỏ tới 6 hay 7 triệu đồng để bay đi Phú Quốc, anh thấy Bangkok rõ ràng là lựa chọn tốt hơn.

    Phố đêm China Town ở Bangkok, Thái Lan.

    Đa số các công ty lữ hành khẳng định khách hàng đang có xu hướng chọn du lịch nước ngoài trong dịp lễ năm nay. Tính tới ngày 27/3, Công ty Du lịch Việt có khoảng 70% khách chọn tour nước ngoài dịp 30/4. TST Tourist ghi nhận trong khoảng 2.000 khách đặt tour dịp 30/4, có 61% người chọn sản phẩm tour nước ngoài. Vietravel dự kiến đón khoảng 6.000 khách dịp này và tour nước ngoài chiếm gần 70% tổng số.

    Vé máy bay nội địa cao là một trong những lý do khiến nhiều khách Việt chọn đi nước ngoài. Số liệu từ Du lịch Việt cho thấy so với cùng kỳ năm 2022, vé máy bay nội địa khởi hành từ Hà Nội đến các điểm du lịch nổi tiếng năm nay cao hơn từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Giá vé máy bay đi Phú Quốc cao hơn khoảng 1,5 triệu đồng. Các khu nghỉ miền Trung ghi nhận mức tăng khoảng 1 triệu đồng. Giá này được tính theo vé mua serie, vé lẻ cao hơn.

    "Giá năm nay 'rát' hơn. Khi đặt lên bàn cân, khách sẽ dễ chọn đi nước ngoài hơn", ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel, cho hay. Tập khách hàng đi nước ngoài rất rộng, từ thăm thân, lao động, công tác và du lịch chỉ một phần. Kể cả nhu cầu du lịch tăng cao, cũng không đủ tạo nên đột biến như trong nước. Trong khi đó, du lịch trong nước dịp lễ Tết thường tăng gấp 3-4 lần bình thường. Lượng cung không đủ khiến giá vé máy bay "tăng chóng mặt".

    Đại diện một công ty lữ hành cho hay trước dịch, vé máy bay dịp lễ không cao như hiện nay. "Các hãng hàng không dường như đang 'tận thu' sau ba năm kiệt quệ vì Covid-19. Giá vé máy bay nội địa như hiện nay có thể gây hại cho ngành du lịch nội địa", người này nói. Một chuyến đi Phú Quốc 4 ngày 3 đêm dịp lễ 30/4 khoảng 10 triệu đồng một người. Tuy nhiên, quá nửa là tiền vé máy bay. Các dịch vụ khác như khách sạn, nhà hàng có tăng nhưng không thể cao như hàng không.

    "Bỏ nhiều tiền, dịch vụ chắc chắn không thể đầy đủ như ngày thường nên sẽ khiến khách hàng thất vọng", người này nói.

    Giá tour nước ngoài không tăng mạnh như tour trong nước. Các tour Đông Nam Á tăng 15%. Các tour khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tăng không quá 20%. Trong khi đó tour trong nước có thể tăng tới 40%.

    Ông Đạt cũng nói thêm các chương trình tour nước ngoài được trợ giá tốt bởi các điểm mua sắm. Do đó trong mỗi tour, du khách sẽ được đưa đi khoảng 4 điểm mua sắm bắt buộc. Dù mang danh nghĩa "bắt buộc", ông Đạt nhấn mạnh du khách Việt đi tour đều thích mua sắm đồ làm quà, kỷ niệm. Mặt khác, du khách có thể chọn không mua. Tại Việt Nam, doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ từ những điểm mua sắm tương tự do nhu cầu của khách thấp.

    Các sản phẩm du lịch nước ngoài phong phú với nhiều điểm đến được ưa chuộng. Ngoài các tour phổ biến quanh khu vực Đông Nam Á đã mở từ năm ngoái, một số nơi yêu thích của người Việt mới mở cửa trở lại gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

    Thời gian nghỉ lễ dài cũng là một phần nguyên nhân khiến du lịch nước ngoài sôi động hơn trong dịp 30/4 năm nay. Đại diện AZA Travel cho biết thời gian trung bình cho một chuyến đi nước ngoài là 4-5 ngày, kích thích nhu cầu của du khách hơn bởi vào ngày thường, dù có kinh tế họ cũng chưa chắc đủ thời gian để du lịch nước ngoài.

    Khu vực phía nam của Phú Quốc có nhiều điểm đến mới thu hút du khách.

    Dù xu hướng đi nước ngoài tăng, lượng khách chỉ bằng khoảng 50% so với trước dịch. Kinh tế khó khăn khiến nhiều người chưa mặn mà bỏ nhiều tiền cho du lịch, theo ông Đạt.

    Khi du khách siết chặt hầu bao, không chỉ du lịch nước ngoài mà nội địa cũng sẽ ảnh hưởng. "Một khi đã chi tiền, họ sẽ cân đo đong đếm nhiều yếu tố. Và nếu cùng một giá, thậm chí ít hơn nhưng được trải nghiệm nhiều hơn, tại sao họ phải chọn du lịch trong nước", đại diện Du lịch Việt cho hay.

  • Reply to:

    Meetup 12: Kubernetes Storage on AWS ngày 25.03.2023

      1 năm 3 tuần ago

    CEO The Coffee House: Mọi việc vô nghĩa nếu không 'gây thương nhớ' cho khách hàng

    Ông Ngô Nguyên Kha, người tiếp quản The Coffee House hơn một năm qua, nói sẽ tập trung gia tăng trải nghiệm khách hàng và tránh lối mòn cũ.

    The Coffee House từng là một trong ít chuỗi đi đầu về tạo không gian quán đẹp, wifi mạnh, thức uống hợp khẩu vị người dùng... Tuy nhiên, ngày càng nhiều thương hiệu tìm ra công thức khớp hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu, nhất là người trẻ, làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường chuỗi đồ uống.

    Trong giai đoạn dịch bệnh, doanh nghiệp này tinh gọn quy mô, trong đó đóng cửa hàng cao cấp Signature, vốn nổi tiếng với người sành cà phê TP HCM. Họ chỉ khai trương 12 cửa hàng tính từ tháng 10/2021 đến hết năm 2022.Từng tuyên bố nhân rộng mô hình ki-ốt với số lượng lớn, The Coffee House cũng chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm rồi dừng hẳn dự án.

    Chia sẻ với VnExpress đầu năm mới, CEO Ngô Nguyên Kha nói về lý do The Coffee House đi chậm lại và định hướng phát triển trong năm mới.

    - Vì sao The Coffee House đi chậm lại trong giai đoạn 2021-2022?

    - Dịch bệnh đối với doanh nghiệp được xem là giai đoạn con thuyền trong bão tố. Muốn vượt qua sóng gió, ngoài xem xét yếu tố bên ngoài, cần tính đến nội tại con thuyền như cách lèo lái, thuyền viên, các trang thiết bị.

    Về khách quan, bản thân khách hàng của chúng tôi đã thay đổi. Không nhất thiết những gì chúng tôi từng làm và thành công sẽ phù hợp với khách hàng hiện tại. Tôi tiếp quản The Coffee House từ tháng 11/2021. Khi trò chuyện với những anh em đi trước như Nguyễn Hải Ninh và Võ Duy Phú, tôi đều nhận được lời khuyên rằng phải tìm ra công thức mới, khác những gì đã làm. Nếu không, sẽ không thể tạo ra cùng một kết quả tốt cho doanh nghiệp và mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Điều đó đẩy chúng tôi vào thế phải đánh giá lại, định nghĩa lại đâu là điều làm cho khách hàng hài lòng.

    The Coffee House buộc phải làm ra những sản phẩm mà trong nội bộ gọi là "gây thương nhớ" hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú trọng vào xây dựng thương hiệu cho từng dòng thức uống. Những việc này diễn ra quyết liệt nhưng âm thầm, mọi người không nhìn thấy sự thay đổi, cho đến khi nó xuất hiện. Nhưng nó tốn rất nhiều công sức. The Coffee House không được sai, có rất ít cơ hội để sai nên mọi thứ được làm hết sức cẩn trọng.

    - Thời gian qua, The Coffee House có nhiều thay đổi như sử dụng ly giấy/nhựa nhiều hơn, ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới... mang lại phản hồi cả tích cực và tiêu cực. Ông nghĩ gì về điều này?

    - Thật ra chúng tôi vẫn phục vụ ly thủy tinh và ly sứ khi khách hàng yêu cầu. Việc sử dụng thêm ly giấy - nhựa chỉ để giúp cho quy trình làm nước nhanh hơn. Bên cạnh đó, những sản phẩm mới được đưa ra nhằm tạo độ "dính" với khách hàng. Những thay đổi trên có thể mang lại hiệu quả hoặc không, điều quan trọng là chúng tôi hiểu được những việc nào khách hàng không thích để lần sau tránh và tiếp tục làm những gì mọi người yêu mến. Ví dụ, The Coffee House biết khách hàng rất thích Hi-tea nên đưa hẳn thành dòng trà phục vụ cả ngày. Sản phẩm này vốn nằm trong "vali" của đội nghiên cứu và phát triển từ lâu nhưng cho đến khi đưa nó xuất hiện như một dòng trà riêng biệt, chúng tôi mới nhận thức rõ điều này.

    Trong những thay đổi, phản ứng của người dùng khi The Coffee House xuất hiện trên các nền tảng số là điều vượt xa kỳ vọng của ban lãnh đạo. Sự thành công trên thậm chí khiến cả công ty phải chuẩn bị mức vận hành lớn hơn rất nhiều, cải tiến và tối ưu hơn quy trình để phục vụ kênh bán hàng mới.

    - Tiếp quản The Coffee House trong giai đoạn có nhiều biến động và khó khăn, ông đối mặt với áp lực này như thế nào?

    - Áp lực lúc nào cũng có. Nhưng với tôi, điều quan trọng là cần xác định đúng việc nên làm và không nên làm. Nếu xác định được danh sách những điều không nên làm một cách rõ ràng, áp lực cho bản thân sẽ giảm đi rất nhiều. Đôi khi bản thân phạm phải lỗi sai là do không xác định được việc không nên làm, khiến vừa mất thời gian vừa phí công sức.

    Tôi rất chú trọng vào trải nghiệm khách hàng từ khi còn làm mảng công nghệ, đến lúc tiếp nhận mảng thời trang của công ty mẹ Seedcom và nay là vận hành The Coffee House. Tôi nghĩ điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt vì nếu như khách hàng không cảm thấy thỏa mãn, tất cả chuyện mình làm đều không có ý nghĩa.

    Công ty chúng tôi luôn nhắc nhau về một cách tư duy rằng, làm sao tìm được giao điểm giữa những gì khách hàng cần và điều gì chúng tôi làm tốt. Nếu điều khách hàng không cần nhưng bạn lại làm tốt, bạn sẽ phải đặt câu hỏi liệu bản thân có khả năng giáo dục khách hàng thích những điều đấy hay không. Nếu bạn không có khả năng và trên thị trường cũng chẳng ai làm được, những gì bạn làm tốt sẽ đi vào "dumb zone" - vùng ngớ ngẩn. Đôi khi các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và nguồn lực vì đâm phải vùng ngớ ngẩn mà không nhận ra.

    - Thời gian tới, The Coffee House sẽ dùng những động lực nào để tăng tốc?

    - Với tôi, chiến lược quản trị một doanh nghiệp cũng tương tự chiến lược bóng đá. Với bất kỳ doanh nghiệp nào, không riêng The Coffee House, không quan trọng là lúc nào cũng nên đánh cho thắng, mà phải tập trung vào mục tiêu đi tiếp được vào vòng trong. Chúng ta cần tránh rơi vào những trận tiêu tốn nguồn lực, có thể đối mặt chấn thương, thẻ đỏ, thẻ vàng... Lúc đấy mọi người sẽ bảo: "Có cố gắng đấy, nhưng không tính toán lắm!". Tôi không muốn doanh nghiệp rơi vào trường hợp như thế. Đây sẽ là bài toán The Coffee House phải làm tốt.

    Trong đó, số lượng cửa hàng là điều cần có để đảm bảo hiệu quả với đội ngũ và nguồn lực vận hành hiện nay của The Coffee House. Có quá ít cửa hàng sẽ dẫn tới việc "đầu quá to nhưng thân lại bé", thiếu sự cân bằng. Tuy nhiên The Coffee House sẽ không bất chấp mọi giá để tăng số lượng cửa hàng. Đây không phải là thời điểm phù hợp vì dùng tiền để đổi lấy tăng trưởng trong lúc này cần được tính toán kỹ hơn.

    Hiện tại, tình hình chung là tiền rẻ không còn, các ngân hàng trung ương vẫn chưa dừng tăng lãi suất, nhà đầu tư ưu tiên có được lợi nhuận... Ít nhất trong một năm tới, mọi người sẽ không thể hy sinh lợi nhuận để bỏ vào tăng trưởng. The Coffee House cũng phải điều chỉnh trong ngắn hạn, những bước đi đều phải tính toán được, đồng cảm được với nhà đầu tư.

    Nói như thế không có nghĩa chúng tôi không mở cửa hàng nào. Ngay đầu năm, công ty mở cửa trở lại mô hình cao cấp Signature ở quận 7 (TP HCM). Điều này có nghĩa The Coffee House không mở ồ ạt mà có tính toán và chọn lọc. Trong đó, mô hình cửa hàng đặt dưới khối đế các tòa nhà văn phòng sẽ được cân nhắc đẩy mạnh.

    - Theo ông, ngành F&B năm nay đối mặt với gánh nặng đầu vào và thế khó đầu ra như thế nào?

    - Giá cả tăng cao là một thực tế và trong năm tới chưa chắc sẽ mất đi. Do đó, sức ép chi phí đầu vào tăng vẫn sẽ hiện hữu. Về sức mua, tôi nghĩ chưa thể phục hồi khi thu nhập khách hàng không tăng cao, gần đây xuất hiện tình trạng công nhân về quê sớm... Do đó chưa có chỉ báo nào cho thấy hai thế khó trên sẽ giảm, ít nhất trong nửa đầu năm nay.

    The Coffee House sẽ chuẩn bị nhiều kịch bản với nhiều cấp triển vọng từ tích cực tới tiêu cực. Nhưng so với giai đoạn Covid-19, điểm sáng là chúng ta có nhiều dữ liệu để chuẩn bị trước. Trong thời dịch, hầu như chúng ta không xây được kịch bản, mỗi ngày không biết làm gì và có cảm giác bất lực. Hiện nay ít nhất chúng ta vẫn có dữ liệu để tiên lượng. Nếu dự báo xấu, doanh nghiệp vẫn có thể tính trước mọi chuyện xấu đến mức nào để chủ động ứng phó. Ngược lại nếu lạc quan, doanh nghiệp cũng có cơ sở để đưa ra hướng đi đúng mực.

    Nhân viên đang giới thiệu cà phê cho khách tại một cửa hàng The Coffee House.

    - Thời gian trước, có thể nói chuỗi cà phê chỉ là sân chơi của doanh nghiệp nội. Nhận định trên có còn đúng với hiện tại không?

    - Thật ra nội hay ngoại chỉ là trả lời được cho câu hỏi "ai tham gia vào thị trường và mức độ như thế nào", chứ không thể trả lời được sự thắng bại trong thời đại mọi thứ đang "phẳng". Câu chuyện hiện nay chỉ là doanh nghiệp đi theo triết lý nào để quản trị bộ máy và khách hàng cảm thấy ra sao về sản phẩm, dịch vụ của họ. Doanh nghiệp nội hay ngoại cũng đều phải hiểu câu chuyện trải nghiệm khách hàng và tránh "dumb zone".

    Trước đây nhiều người hay nói, vì họ là doanh nghiệp ngoại nên không thể hiểu được người dùng tốt như doanh nghiệp nội. Theo tôi, điều đó không thuyết phục lắm! Từ xưa lúc tôi còn làm điện thoại, người ta vẫn bảo thương hiệu Việt dễ chiếm ưu thế vì hiểu khách hàng, nhưng thực tế lại khác. Nhìn rộng hơn, những người làm tiếp thị, xây dựng thương hiệu, truyền thông... giai đoạn đầu đều được dạy bởi những người ngoại quốc với nhiều lợi thế về phương pháp luận.

    Tóm lại, khi vận hành cả chuỗi kinh doanh, chúng ta cần có hệ thống, có phương pháp phân tích khách hàng, có kỷ luật trong vận hành... Ai làm tốt những điều trên mới có lợi thế trên thị trường.

  • Reply to:

    Hot girl Mean Pich Rita và nhà tài phiệt Heng Sear

      1 năm 4 tuần ago

    Tham vọng trăm tỷ USD khó nhằn của hãng chip Mỹ

    Micron Technology dự định đầu tư 100 tỷ USD để xây nhà máy ở Syracuse, nhưng gặp trở ngại về nhân công.

    Syracuse, thành phố nằm ở ngoại ô bang New York, đang trở thành vùng đất hứa của Micron Technology. Hãng chip Mỹ đã lên kế hoạch cho một khu phức hợp sản xuất bán dẫn ở đây, dự kiến bắt đầu từ 2024.

    Khu vực sắp xây phủ đầy tuyết và khí hậu không thuận lợi. Tuy nhiên, điều công ty đau đầu hơn là nguồn nhân lực phục vụ nhà máy. Tại Syracuse, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm mạnh hai thập kỷ qua. Trong khi đó, nhà máy đòi hỏi kỹ sư và kỹ thuật viên có tay nghề cao, vốn không chỉ khan hiếm ở Syracuse mà còn ở quy mô toàn nước Mỹ.

    Lãnh đạo thành phố cho biết ít nhất hai công ty bán dẫn khác cũng đã cân nhắc mở rộng nhà máy ở đây, nhưng từ bỏ sau khi đánh giá khu vực. Để khắc phục, chính quyền cố gắng vận động sinh con để chuẩn bị cho lực lượng lao động trẻ. Các trường đại học trên địa bàn đưa ra nhiều chính sách đào tạo hấp dẫn cùng cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập cao.

    Phối cảnh nhà máy Micron Technology sẽ xây vào năm 2024.

    Micron là một trong những công ty sản xuất chip nhớ, RAM và thiết bị nhớ khác hàng đầu thế giới. Dự án xây dựng nhà máy là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm chuyển sản xuất về Mỹ, giảm phụ thuộc vào các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ.

    Micron cho biết sẽ áp dụng một số ưu đãi của liên bang khi xây dựng nhà máy ở Syracuse. Nhà sản xuất hiện được hưởng lợi 5,5 tỷ USD trợ cấp của New York. Theo CEO Micron Sanjay Mehrotra, nhà máy khi được hoàn thiện sẽ là nơi làm việc của 9.000 công nhân chính thức, cùng 41.000 việc làm từ nhà thầu và đối tác.

    Nhưng Syracuse lại đang gặp vấn đề sụt giảm dân số từ những năm 1970. Theo theo số liệu điều tra dân số Mỹ, số cư dân trong độ tuổi từ 25 đến 44 tại đây đã giảm 10% trong hai thập kỷ. Còn theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, lực lượng lao động ở khu vực này đã đạt đỉnh từ những năm 2000 và sau đó suy giảm, đến nay chưa thể phục hồi.

    Micron là một trong hàng chục công ty bán dẫn lâu đời đang hoạt động tại Mỹ. Các đối thủ khác như IBM hiện đầu tư 20 tỷ USD vào khu vực Poughkeepsie gần Syracuse để mở rộng sản xuất bán dẫn, AI và điện toán lượng tử. Điều này khiến nguồn nhân lực càng bị cạnh tranh đáng kể. "Đây là một trong những nơi đặt các cơ sở sản xuất bán dẫn phức tạp nhất", Sujai Shivakumar, một cựu quan chức tại tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Mỹ, nhận xét.

    Để chuẩn bị cho lực lượng lao động mới, Micron đang tích cực săn đầu người. April Arnzen, Giám đốc nhân sự của Micron, cho biết công ty có kế hoạch dài hơi bằng cách đầu tư vào trung tâm đào tạo địa phương, cung cấp cho mỗi đơn vị 10 triệu USD thực hiện các chương trình giảng dạy về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Bên cạnh đó, Micron cũng hợp tác với các trường cao đẳng và đại học tại địa phương để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ làm việc cho công ty.

    "9.000 nhân sự là một con số quan trọng. Việc hợp tác với các tổ chức là cách tốt nhất để chúng tôi mở rộng quy mô", Arnzen nói.

    Một số đại học cũng sẵn sàng hỗ trợ Micron. Đại học Syracuse sẽ tăng 50% các chương trình đào tạo kỹ thuật bậc đại học và sau đại học trong vòng 3-5 năm tới. Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Khoa học Máy tính của Syracuse cũng lấy mảng bán dẫn để truyền thông về cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sau ra trường.

    Đại diện Đại học Syracuse giới thiệu cơ sở vật chất bên trong phòng thí nghiệm kỹ thuật bán dẫn của trường. Ảnh: WSJ

    Đại học Syracuse giới thiệu cơ sở vật chất bên trong phòng thí nghiệm bán dẫn của trường.

    Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ, nhu cầu kỹ sư tại nhà máy sản xuất bán dẫn dự kiến tăng 20% trong 5 năm tới, gây thêm áp lực cho ngành vốn có nhiều việc làm nhưng tuyển dụng khó khăn.

    Ngoài ra, Micron cũng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch và suy thoái kinh tế. Sau Covid-19, nhu cầu chip lao dốc do doanh số máy tính, laptop, smartphone giảm. Tháng 12 năm ngoái, công ty thông báo cắt giảm 10% lực lượng lao động, điều chỉnh lương lãnh đạo cấp cao và đưa ra chiến lược nhằm thắt chặt chi tiêu.

    Tuy nhiên, Scott Gatzemeier, Phó chủ tịch phụ trách mở rộng thị trường Mỹ của Micron, cho biết những vấn đề trên không thay đổi mục tiêu công ty ở Mỹ, gồm việc xây dựng nhà máy trăm tỷ USD ở ngoại ô New York. Ông tin nhu cầu chip sẽ tăng trở lại, khi nhà máy hoàn thành.

  • Reply to:

    Nếu có một ngày bạn chỉ vì được nắm tay ai đó

      1 năm 4 tuần ago

    Thị trường NFT báo động đỏ

    OpenSea, nền tảng giao dịch NFT lớn nhất thế giới, sụt giảm tới 99% khối lượng giao dịch hàng ngày trong gần bốn tháng.

    Theo DappRadar, khối lượng NFT giao dịch trên OpenSea ngày 28/8 còn khoảng gần 5 triệu USD, thấp hơn tới 99% so với mức kỷ lục 405,75 triệu USD vào ngày 1/5. Bên cạnh đó, số lượng người tham gia giao dịch trên nền tảng cũng giảm mạnh, cho thấy giá trị và sự quan tâm đến các bộ sưu tập NFT đã lao dốc ở mức không tưởng trong những tháng gần đây.

    Một số NFT trong bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club

    Khối lượng và người giao dịch giảm đã tác động đến giá sàn NFT - số tiền tối thiểu mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một sản phẩm. Chẳng hạn, giá sàn của NFT nổi tiếng Bored Ape Yacht Club đã giảm 53%, từ 153,7 Ethereum vào ngày 1/5 xuống còn 72,5 Ethereum vào 28/8. Tương tự, giá sàn của CryptoPunks cũng giảm gần 20% so với mức cao nhất trong tháng 7 là 83,72 Ethereum.

    Bong bóng NFT sắp vỡ

    NFT hiện chủ yếu chạy trên nền tảng blockchain Ethereum và sử dụng tiền số này cho các giao dịch. Điều này đồng nghĩa giá NFT sẽ giảm nếu thị trường Ethereum giảm mạnh.

    Theo giới chuyên gia, việc Ethereum biến động giá là một trong những lý do đằng sau sự tụt dốc của NFT. Tháng 11 năm ngoái, giá tiền số này đạt đỉnh 4.950 USD. Nhưng đến năm nay, token này có lúc về dưới 1.000 USD và hiện ở mức 1.400 USD. Giá Ethereum giảm khiến thị trường không còn hưng phấn như trước, từ đó việc giao dịch bị chững lại.

    Tương tự thị trường tiền số, NFT cũng rất "nhạy cảm", dễ bị tác động bởi bất cứ một công ty nào trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, vào tuần trước, BendDAO đã bắt đầu biểu quyết cho vấn đề thay đổi mã giao thức của mình nhằm tăng tính thanh khoản. BendDAO là nền tảng phi tập trung cho phép chủ sở hữu NFT có thể thế chấp bộ sưu tập của mình để vay tiền (bằng Ethereum) với trị giá tương đương 30-40% giá sàn của NFT đó.

    Việc biểu quyết diễn ra trong bối cảnh Ethereum tăng giá từ dưới 1.000 USD lên hơn 1.400 USD, kéo theo các khoản vay Ethereum (tính bằng giá trị đồng USD) tăng theo. Ngược lại, giá NFT liên tục giảm khiến giá trị của tài sản thế chấp mà BendDAO đang nắm giữ bị kéo xuống.

    Kết quả, BendDAO đang đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ của chính mình. Lúc này, người đi vay không thể trả các khoản vay bằng USD do giá Ethereum tăng, trong khi bên cho vay gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ do định giá tài sản thế chấp giảm. Với biến động này, giá sàn của các bộ sưu tập NFT có nguy cơ giảm sâu hơn nữa, nếu thanh khoản của thị trường tiếp tục giảm mạnh.

    NFT có thể là trào lưu nhất thời

    NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Trong năm 2021, NFT trở thành hiện tượng trong giới công nghệ với các tác phẩm được bán từ vài trăm nghìn USD tới hàng chục triệu USD. Nhiều người nổi tiếng như Paris Hilton, Gwyneth Paltrow hay Serena Williams cũng sở hữu NFT.

    Theo thống kê của NonFungible, tổng giá trị NFT giao dịch năm ngoái đạt 17,6 tỷ USD, tăng 21.350% so với mức 82,5 triệu USD của năm 2020. Tuy nhiên, lĩnh vực NFT đang có dấu hiệu hạ nhiệt, khi số lượng NFT giao dịch trong quý đầu năm giảm gần 50% so với quý trước. Còn theo báo cáo từ công ty theo dõi thị trường tiền số CryptoSlam vào tháng 5, chỉ có 31 triệu USD được giao dịch trong 15 ngày đầu của tháng này, thấp nhất trong năm. Những tháng trước, tổng khối lượng giao dịch luôn ở mức hàng trăm triệu USD.

    Trên thị trường, nhiều NFT triệu USD không còn "hot". Ví dụ, tweet đầu tiên của nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey từng được mua giá 2,9 triệu USD, nhưng hiện chỉ trả giá không quá 20.000 USD. Một số NFT triệu USD trong bộ sưu tập CryptoPunk cũng giảm giá hàng chục lần.

    Theo một số chuyên gia, hầu hết NFT hiện đều không rõ ràng về bản quyền. Vào tháng 1, OpenSea thừa nhận có tới 80% số NFT trên nền tảng này là bản sao không phép của các NFT khác hoặc các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng ngoài đời thực. LookRare, sàn giao dịch NFT vượt qua OpenSea về số lượng bán ra NFT năm nay, cũng gặp vấn đề tương tự. Theo CryptoSlam, tới 95% tác phẩm trên nền tảng này bị phát hiện là giả mạo.

  • Reply to:

    Đà Lạt nhiều ngày nắng đẹp mà, sao phải là hôm nay

      1 năm 4 tuần ago

    Người Việt khoe NFT trên Facebook

    Facebook mở tính năng chia sẻ NFT cho người dùng Việt Nam và được cộng đồng blockchain hưởng ứng.

    Đầu tháng 11, nhiều người dùng Facebook và Instagram Việt Nam nhận thấy tài khoản của mình có thêm tính năng chia sẻ NFT. Facebook gọi đây là vật phẩm kỹ thuật số, sử dụng công nghệ blockchain để thể hiện quyền sở hữu. Khi đăng lên Facebook, hệ thống sẽ thêm thẻ vào mỗi bài viết để làm bằng chứng về quyền sở hữu và quyền tạo.

    Các tác phẩm NFT đang được người dùng chia sẻ trên Facebook.

    Hoàng Đức, nhân viên IT ở Đà Nẵng, cho biết trước đây anh không quan tâm đến NFT. Sau khi thấy bạn bè đăng các tác phẩm số trên Facebook, anh cũng thử tạo ví, mua NFT để không bị mang tiếng "lạc hậu". Khi ấn vào NFT, thông tin về chủ sở hữu, tên tác phẩm, giá, bộ sưu tập... được mô tả chi tiết, khác với việc đăng một bức ảnh theo cách truyền thống.

    Để chia sẻ lên Facebook, người dùng cần kết nối với ví điện tử. Hiện mạng xã hội cho kết nối tới sáu ví là Coinbase, Dapper, MetaMask, Phatom, Rainbow và Trust Wallet.

    Theo ông Tô Việt Thái, CTO của Cổng Trời, NFT vốn không dành cho người dùng phổ thông do tính chất phức tạp liên quan tới blockchain. Người sở hữu không có nhiều cơ hội chia sẻ tài sản của mình với cộng đồng. Trong khi những người tò mò lại khó hình dung, nhìn hay trải nghiệm công nghệ. Với cách tiếp cận của Faebook, công nghệ NFT có thể trở nên thú vị và phổ biến hơn.

    Việc kết nối tài khoản Facebook với ví điện tử có thể thực hiện trên ứng dụng và trình duyệt. Ảnh: Khương Nha
    Việc kết nối tài khoản Facebook với ví điện tử có thể thực hiện trên ứng dụng và trình duyệt. Ảnh: Khương Nha

    Tuy nhiên, theo bà Trần Thu Hà, nhà đồng sáng lập VIC Crypto News, người tham gia vẫn nên thận trọng về vấn đề bảo mật. Do Facebook vướng một số rắc rối về dữ liệu cá nhân, người dùng nên tạo ví dự phòng để kết nối, thay vì kết nối đến ví chính. Một số cũng cho biết sau khi chia sẻ NFT, họ cũng lập tức ngắt kết nối ví với tài khoản Facebook.

    Dù đang tạo trào lưu mới, tính năng chia sẻ NFT cũng còn nhiều hạn chế. Hiện Facebook chỉ hỗ trợ vật phẩm trên ba mạng blockchain là Ethereum, Polygon và Flow. Ngoài ra, tính mới chỉ dừng lại ở việc chia sẻ hình ảnh và hiển thị thông tin cơ bản, chưa có khả năng trao đổi hoặc tạo NFT.

    "Dù chỉ là bước cơ bản ban đầu, tính năng này đã cho thấy tham vọng của Mark Zukeberg trong việc khai thác thị trường NFT. Động thái mới có thể khai mào cho một cuộc chạy đua mới trong lĩnh vực ví NFT", ông Thái nhận định.

    Giao diện một NFT được hiển thị trên Facebook.

    Meta không phải hãng công nghệ lớn duy nhất ủng hộ NFT. Cuối tháng 10, Apple cũng cho phép ứng dụng trên App Store có thể xem và giao dịch NFT. Cụ thể, ứng dụng khi tải lên App Store được chấp thuận dùng tính năng "mua trong ứng dụng" để bán NFT cũng như khởi tạo, niêm yết và chuyển giao liên quan đến tài sản kỹ thuật số này. Theo iMore, đây được xem là động thái hiếm hoi của Apple trong việc ủng hộ tài sản kỹ thuật số như NFT.

    NFT (non-fungible token) là chứng nhận tài sản số dựa trên blockchain, được đánh giá minh bạch về tính chính danh và quyền sở hữu. Trong năm 2021, NFT trở thành hiện tượng trong giới công nghệ với các tác phẩm được bán từ vài trăm nghìn USD tới hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, thị trường này đang ở mức "báo động đỏ" khi hầu hết nền tảng giao dịch lao dốc, còn những NFT nổi tiếng năm ngoái đã mất gần hết giá trị.

  • Reply to:

    Sao chẳng ai nhớ gì về lần cuối?

      1 năm 4 tuần ago

    NFT - từ triệu USD đến mất gần hết giá trị

    Từng được xem là tương lai của nghệ thuật kỹ thuật số cùng các bộ sưu tập giá hàng triệu USD, đa phần NFT đã giảm gần hết giá trị.

    Tháng 3/2021, công ty đấu giá Anh Christie's thu hút sự chú ý khi bán bức ảnh ghép kỹ thuật số của nghệ sĩ Beeple với giá gần 70 triệu USD, khởi đầu cho sự bùng nổ NFT. Cùng năm, NFT được chọn là từ của năm vì mức độ phổ biến trên toàn cầu.

    Cơn sốt NFT tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm nay. Hồi tháng 1, ngôi sao nhạc pop Justin Bieber trả 1,29 triệu USD cho NFT hình vượn Bored Ape Yacht Club (BAYC). Nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng sở hữu một số NFT trong bộ sưu tập này, từ Michael Jordan cho đến cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump.

    Một số NFT thuộc bộ sưu tập BAYC hiển thị trên màn hình và qua kính lúp chụp ngày 24/3.

    Nhưng đến nửa cuối năm, mọi thứ quay ngược 180 độ. Tương tự thị trường tiền số, giá trị của hầu hết NFT lao dốc. Unsellable, nền tảng chuyên mua lại NFT, nhận thấy đa số khách hàng của mình đang "chìm đắm trong đau khổ".

    "Tất nhiên, trong mọi loại hình đầu tư đều sẽ có những người thua cuộc. Nhưng vấn đề của NFT không phải chỉ giảm giá. Hầu hết chúng giờ đây vô giá trị, kém thanh khoản và không thể bán được", Unsellable cho biết.

    Với việc "không thể bán được", Unsellable đang lên kế hoạch "xây dựng bộ sưu tập NFT vô giá trị lớn nhất thế giới" bằng cách mua các tác phẩm với giá tốt - mức giá tốt hơn thị trường hiện tại, nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì chủ nhân của chúng đã bỏ ra. Hiện website này đã mua khoảng 1.600 bộ sưu tập kỹ thuật số với mục đích tạo ra "tác cuối cùng của những ngày đầu hình thành Web3".

    Theo công ty phân tích blockchain Chainalysis, hơn 19 tỷ USD đã được chi cho NFT từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. Nhưng từ đó đến nay, mức chi tiêu giảm mạnh. Trong tháng 11, số tiền được sử dụng để mua NFT còn khoảng 442 triệu USD, giảm 87%. Riêng số nhà giao dịch NFT đang hoạt động đã giảm khoảng 2/3 so với mức cao nhất một năm trước.

    Trong khi đó, thống kê của trang theo dõi thị trường blockchain Nonfungible, đã có 144.000 NFT đã được bán chỉ riêng trong tháng 1 với 142 triệu USD. Nhưng trong tháng 12 tính đến ngày 27/12, chỉ còn khoảng 17.000 NFT được trao đổi với số tiền 28.000 USD.

    Đến nay, bộ sưu tập NFT giá trị nhất vẫn thuộc về BAYC. Mỗi NFT là sự kết hợp độc đáo của 170 đặc điểm như biểu cảm, mũ, quần áo... Gần đây, công ty đứng sau là Yuga Labs đối mặt với một số vụ kiện tập thể về việc thổi phồng các tác phẩm của mình một cách phi thực tế. Những nhân vật nổi tiếng đã quảng bá và mua bộ sưu tập như Justin Bieber, Paris Hilton, Madonna, Jimmy Fallon và Kevin Hart cũng bị cuốn vào vụ kiện.

    Ngay cả những người tạo ra NFT cũng nhận thấy sự thổi phồng của thị trường. Mike Winkelmann, tên thật của Beeple, tuần trước thừa nhận mọi thứ đã đi quá xa. "Thị trường hiện tại có những điều không tưởng", ông nói với Bloomberg. "Tôi không biết nó có quay lại như cũ hay không, nhưng chắc chắn chưa thể đi lên vào lúc này".

  • Reply to:

    Undercover Asia đã khám phá về thế giới KTV dành cho người lớn ở Singapore

      1 năm 4 tuần ago

    Binance 'che giấu hoạt động tại Trung Quốc'

    Năm 2017, Binance tuyên bố rời Trung Quốc, nhưng các báo cáo cho thấy CEO Changpeng Zhao vẫn giữ lại nhân viên và tiếp tục hoạt động ở đây.

    Theo Financial Times, Changpeng Zhao (CZ) và những lãnh đạo cao cấp khác của Binance nhiều lần chỉ đạo nhân viên che giấu sự hiện diện của công ty tại Trung Quốc. Trong đó, sàn thiết lập một văn phòng hoạt động ít nhất đến 2019 và thông qua một ngân hàng Trung Quốc để trả lương cho nhân viên tại đây.

    Tài liệu trang này tiếp cận được cho thấy Binance che giấu phạm vi và địa điểm hoạt động của mình khi bị các cơ quan quản lý điều tra. Nhà sáng lập CZ cũng tuyên bố công ty không có trụ sở cố định và có thể được đặt bất kỳ nơi nào ông thấy phù hợp.

    Tỷ phú Changpeng Zhao, CEO Binance

    Năm 2017, Trung Quốc bắt đầu siết chặt hoạt động liên quan đến thị trường tiền mã hóa. Khi đó, hơn 60 sàn giao dịch tiền điện tử rơi vào tầm ngắm của chính phủ. Nhiều sàn có trụ sở tại Trung Quốc phải thông báo chuyển ra nước ngoài để tránh bị đóng cửa. Binance cũng khẳng định chấm dứt hoàn toàn hoạt động tại quốc gia này, giải thể văn phòng.

    Trên thực tế, hoạt động của Binance ở đây vẫn tiếp tục. Năm 2018, nhân viên của sàn được thông báo tiền lương sẽ được thanh toán thông qua một ngân hàng ở Thượng Hải. Sau đó, họ được yêu cầu tham dự một phiên họp về thuế tại văn phòng Trung Quốc. Giữa 2018, quản lý cấp cao của sàn thông báo các nhân viên ở văn phòng Thượng Hải không được mặc trang phục, phụ kiện có logo Binance khi xuất hiện ở khu vực quanh văn phòng. Đây cũng là nơi công ty tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên và các sự kiện quan trọng khác.

    Hai năm sau khi CZ tuyên bố Binance rời Trung Quốc, công ty vẫn thuê một nhà phân tích dữ liệu và một chuyên gia về kế toán ở Thượng Hải. Tài liệu của Financial Times cho thấy Binance đã tìm nhiều cách che giấu sự hiện diện của mình ở Trung Quốc, như dùng mạng ảo, phần mềm riêng để người dùng có thể truy cập một số dịch vụ. Trong tài liệu của một nhân viên Binance, sàn này đã hướng dẫn những người dùng mới ở Trung Quốc cài đặt VPN trên thiết bị của họ.

    Cuối 2019, nhân viên công ty được nhắc nhở: "Binance có văn phòng ở Malta, Singapore và Uganda. Vui lòng không xác nhận thông tin về bất kỳ văn phòng nào, kể cả Trung Quốc".

    Phản hồi về thông tin trên, người phát ngôn của Binance nói đây là những thông tin đã cũ. Dù được thành lập tại Trung Quốc, CZ luôn phủ nhận Binance là một công ty "made in China". Năm ngoái, ông viết trong bài đăng trên blog: "Công ty chỉ còn một lượng nhỏ các đại lý phục vụ khách hàng ở đây".

    Đại diện Binance khẳng định với CoinTelegraph rằng công ty không có bất kỳ công nghệ nào, kể cả máy chủ hoặc dữ liệu tại Trung Quốc. "Chính phủ Trung Quốc không có quyền truy cập vào dữ liệu của Binance trừ khi có yêu cầu hợp pháp về mặt luật pháp", người ỳ nói.

    Thông tin Binance vẫn tìm cách hoạt động tại Trung Quốc được công bố sau khi Binance.US đối mặt với sự giám sát ở Washington về đề xuất mua tài sản trị giá một tỷ USD của công ty cho vay tiền điện tử Voyager Digital. "Mỹ đang ở trong một cuộc cạnh tranh địa chính trị quan trọng bậc nhất. Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) lo ngại về bất kỳ thỏa thuận nào có liên quan đến Trung Quốc", Financial Times dẫn lời một cựu quan chức của CFIUS.

    Ngày 27/3, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) gửi đơn kiện lên tòa án liên bang, cáo buộc Binance và một số lãnh đạo dự án thường xuyên phá vỡ các quy tắc về giao dịch của Mỹ trong quá trình trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới. CFTC cũng tố Binance đã hướng dẫn khách hàng Mỹ dùng VPN để sử dụng các dịch vụ của sàn.

    CEO Binance Changpheng Zhao sinh ra ở Trung Quốc và chuyển đến Canada từ nhỏ. Năm 2017, ông mở sàn giao dịch tiền mã hóa Binance, đặt trụ sở của Trung Quốc nhưng sau đó chuyển ra nước ngoài. Từ 2019, Binance cũng ngừng cung cấp dịch vụ cho người dùng Mỹ theo quy định pháp luật nước này. Hoạt động được chuyển sang cho Binance.US. Hiện công ty đã phát triển mạnh mẽ và trở thành sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Dữ liệu của CoinTelegraph cho thấy khối lượng giao dịch mỗi ngày trên sàn khoảng 8,5 tỷ USD. Công ty đang có 8.000 nhân viên toàn thời gian, làm việc ở khắp châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương

  • Reply to:

    Cơn mưa có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh

      1 năm 4 tuần ago

    Meta rời 'con tàu đắm' NFT

    Chưa đầy một năm ra mắt, Meta thông báo xóa sổ dự án NFT trên cả Facebook và Instagram để tập trung cho những mục tiêu tiềm năng hơn.

    Ngày 13/3, Stephane Kasriel, trưởng bộ phận thương mại và công nghệ của Meta, thông báo trên Twitter rằng Meta sẽ bỏ dự án NFT nhằm tập trung vào các phương thức khác để hỗ trợ nhà sáng tạo nội dung doanh nghiệp và và người dùng. Nền tảng sẽ tìm cách khác để giúp kết nối cộng đồng người hâm mộ và giúp họ kiếm tiền.

    Kasriel cho biết Meta sẽ tập trung vào dịch vụ thanh toán và Reels - video ngắn trên Instagram, Facebook để tăng tương tác người dùng, thêm lợi nhuận.

    Dự án NFT trên nền tảng Meta diễn ra khá ngắn. Tháng 5/2022, một số nhà sáng tạo nội dung được chọn thử tính năng chia sẻ NFT trên Instagram trước khi mở rộng sang Facebook. Đến tháng 11/2022, Meta ra mắt bộ công cụ hỗ trợ người dùng khai thác và giao dịch NFT trên Instagram. Tuy nhiên, thị trường NFT nhanh chóng lao dốc khiến dự án của Meta trở nên ảm đạm.

    Meta từ bỏ NFT trên Facebook và Instagram.

    Trong vài tháng qua, hầu như không ai nhắc đến NFT trên mạng xã hội. Nhưng khi Meta tuyên bố đóng dự án, cộng đồng tiền mã hóa phản ứng dữ dội. Nghệ sĩ NFT Dave Krugman nói: "Sự tin tưởng với NFT được mọi người gầy dựng suốt năm qua giờ đổ sông đổ bể". Ông đánh giá đây là động thái thiển cận và Meta đã "bỏ cuộc trước khi trò chơi bắt đầu". Chung nhận định, nhà sáng tạo nội dung Marc Colcer cũng yêu cầu Meta giải thích rõ về quyết định ngừng hỗ trợ NFT.

    Theo Allen Hena, nhà đồng sáng lập công ty Web3 Earth Labs, Meta từ bỏ bởi họ nhận thấy sử việc đưa tiền điện tử vào cộng đồng sáng tạo là nhiệm vụ bất khả thi. Một số ý kiến khác cho rằng đây là động thái phù hợp trong tình hình công ty đang cắt giảm chi phí nhằm thực hiện tham vọng phát triển metaverse. Chỉ riêng năm ngoái, Meta đã ghi nhận khoản lỗ kỷ lục lên đến 13,7 tỷ USD vì đầu tư cho vũ trụ ảo.

    Việc bỏ dự án NFT diễn ra trong bối cảnh CEO Meta Mark Zuckerberg thông báo tiếp tục sa thải 10.000 nhân viên, sau đợt cắt giảm 11.000 người hồi tháng 11/2022. Trong đợt tinh gọn mới, Meta cũng đóng băng 5.000 vị trí tuyển dụng và giải thể một số dự án có độ ưu tiên thấp. Trong thư gửi nhân viên hôm 14/3, Zuckerberg thừa nhận đã "đánh giá thấp chi phí gián tiếp" mà các dự án này đang tiêu tốn.

    Theo The Verge, dù Meta quyết định "nhảy khỏi con tàu đắm" khi NFT giảm hàng tỷ USD vào năm 2022, nhiều công ty khác vẫn theo đuổi thị trường. Reddit tiếp tục quảng cáo các bộ sưu tập kỹ thuật số. Hôm 10/3, Starbucks cũng tung ra bộ sưu tập 2.000 NFT, mỗi NFT trị giá 100 USD và được bán hết trong chưa đầy 20 phút. Odyssey và Sesame Street cũng công bố dự án NFT dành cho khách hàng thân thiết. Một số chợ giao dịch NFT mới cũng được thành lập. Tại Việt Nam, nền tảng NFT Dagora của startup công nghệ C98 cũng bắt đầu hoạt động, bất chấp ảnh hưởng của mùa đông tiền số.

  • Reply to:

    Cuộc sống không cho phép ai quay lại và sửa chữa những lỗi lầm

      1 năm 4 tuần ago

    Meta vẫn tin metaverse là 'điều lớn lao tiếp theo'

    Meta, công ty mẹ của Facebook, khẳng định tiếp tục theo đuổi metaverse bất chấp lỗ hàng chục tỷ USD cho tham vọng vũ trụ ảo.

    "Chúng tôi sẽ vẫn gắn bó với metaverse. Dựa trên tất cả những gì đang diễn ra, chúng tôi tin nó sẽ là trái tim của nền tảng điện toán mới trong tương lai. Nhưng mọi thứ cần thời gian", Nick Clegg, đứng đầu bộ phận các vấn đề toàn cầu của Meta, nói trong một cuộc họp online ngày 29/3 thông qua kính VR Quest và nền tảng ảo Horizon Workrooms.

    Nick Clegg, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Meta.

    Trong cuộc họp, Clegg xuất hiện trong Horizon Workrooms với hình đại diện mặc áo phông màu xanh, bên ngoài khoác áo sơ mi trắng, ngồi trước một chiếc bàn ảo. Theo ông, trải nghiệm metaverse hiện vẫn rất "cồng kềnh". Tuy nhiên, trong tương lai, công nghệ này sẽ trở thành "điều lớn lao tiếp theo", nơi người dùng sử dụng nền tảng vũ trụ ảo với các thiết bị nhẹ nhàng và liền mạch hơn.

    Clegg kỳ vọng hai lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất trong metaverse là quảng cáo và thương mại. Ông cho biết Meta sẽ xây dựng vũ trụ ảo dựa trên hai mục tiêu này, nhưng thừa nhận vẫn còn phải xem mọi người sẵn sàng chi bao nhiêu cho hàng hóa ảo hoặc sử dụng thiết bị VR để mua sắm.

    Meta hiện đầu tư hàng chục tỷ USD vào Reality Labs, bộ phận đang cố gắng biến tham vọng metaverse thành hiện thực. Trong buổi báo cáo tài chính quý IV/2022 ngày 1/2, CEO Mark Zuckerberg nói "không có tín hiệu nào cho thấy chúng tôi nên thay đổi chiến lược dài hạn của Reality Labs". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sẽ liên tục điều chỉnh kế hoạch cụ thể để phù hợp với từng giai đoạn. Trước đó, ông cho rằng việc thua lỗ hàng tỷ USD cho metaverse là một phần kế hoạch.

    Tháng trước, Zuckerberg tiếp tục nhắc đến niềm tin về metaverse. "Hai làn sóng công nghệ thúc đẩy lộ trình phát triển của công ty là AI ở hiện tại và metaverse về lâu dài", ông nói.

    Một phòng họp ảo trong Horizon Workrooms.

    Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của Meta, khoản lỗ hoạt động của Reality Labs là 4,28 tỷ USD, cao hơn mức 3,3 tỷ USD quý trước đó. Tính cả năm 2022, chỉ riêng bộ phận này đã lỗ 13,7 tỷ USD, vượt mức 10 tỷ USD của 2021. Ngược lại, doanh thu của mảng chỉ đạt 727 triệu USD trong quý vừa qua.

    Khi được hỏi liệu tổn thất có tăng thêm trong năm 2023, Susan Li, Giám đốc tài chính Meta, cho biết bộ phận thực tế ảo sẽ tiếp tục thua lỗ, nhưng là điều buộc phải xảy ra để phục vụ "những cơ hội dài hạn hơn".

    Trong khi Meta vẫn theo đuổi metaverse, một số ông lớn công nghệ bắt đầu từ bỏ vũ trụ ảo. Vào tháng 2, Microsoft tái cấu trúc nhóm phát triển kính thông minh HoloLens, cũng như hủy dự án metaverse, một phần của kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên. Đầu tuần này, Walt Disney đóng cửa bộ phận đang phát triển metaverse

Các trang

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung