Bài bình luận gần đây

  • Reply to:

    Stop and Go Boutique Coffee số 88 Lý Tự Trọng - Đà Lạt

      1 năm 2 tuần ago

    Cái giá của sự an toàn với các ngân hàng châu Âu

    Theo Economist, so với Mỹ, các ngân hàng châu Âu vững chắc hơn trước rủi ro sụp đổ, nhưng cái giá phải trả là khả năng sinh lời kém hơn.

    "Hy Lạp không phải là Thụy Sĩ", một nhà phân tích khẳng định ngày 20/3, sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp đảm bảo với các nhà đầu tư rằng các nhà băng nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Credit Suisse.

    Từ ngày 9/3, cổ phiếu ngành ngân hàng ở châu Âu bắt đầu đi xuống và vẫn đang biến động. Nguyên nhân là giới đầu tư lo lắng những rắc rối tài chính lan sang khu vực đồng euro.

    Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và khủng hoảng nợ công kèm theo đó, các ngân hàng lớn của eurozone được đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). ECB sau đó củng cố các quy định, loại dần cái tài sản giá trị thấp ra khỏi hệ thống. Điều này khiến các ngân hàng châu Âu trở nên kém hấp dẫn, nhưng lại vững chắc hơn.

    Hiện tại, Economist cho rằng các ngân hàng châu Âu đối mặt với 3 rủi ro chính. Đó là thiếu thanh khoản, giá trị tài sản nắm giữ lao dốc và người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn.

    Trụ sở ECB ở Frankfurt, Đức

    Vấn đề đầu tiên là thanh khoản. Tháng 9/2022, tài sản thanh khoản của các ngân hàng châu Âu vẫn cao hơn mức mà giới chức cho rằng sẽ tránh được rủi ro bị rút tiền gửi.

    Tuy nhiên, tốc độ rút tiền tại Silicon Valley Bank và Credit Suisse vừa qua cho thấy các giả định của ECB vẫn quá lạc quan. Các ngân hàng châu Âu cũng không công bố chi tiết bản chất số tiền gửi như Mỹ, khiến nhà đầu tư thêm lo lắng.

    Tuy nhiên, phần lớn tiền gửi tại các ngân hàng châu Âu là của các hộ gia đình, đa phần được bảo hiểm. Phần còn lại là tiền gửi của nhiều công ty, trong nhiều lĩnh vực, chứ không phải nhóm khách hàng cùng một ngành như Silicon Valley Bank.

    Châu Âu cũng thiếu các thị trường tiền tệ có độ sâu và dễ tiếp cận như Mỹ, dẫn đến rất ít lựa chọn sinh lợi thay thế. Đây là lý do hầu hết các khoản tiền gửi của doanh nghiệp bị rút ra - khoảng 300 tỷ euro (325 tỷ USD) kể từ hè 2022 - sau đó quay lại ngân hàng dưới dạng tiền gửi "có kỳ hạn". Loại tài khoản này ít linh hoạt hơn nhưng lãi suất cao hơn.

    Rủi ro thứ hai là từ các tài sản đang bị giảm giá trị. Tuy nhiên, mối đe dọa này dường như cũng có thể kiểm soát. Giống như trái phiếu, giá trị của các khoản vay trên sổ sách của ngân hàng giảm xuống khi lãi suất tăng. Tuy nhiên, giới chức châu Âu đã buộc các ngân hàng dự phòng cho những rủi ro đó.

    Thứ ba là khả năng trả nợ đúng hạn của người vay. Các nhà đầu tư đặc biệt lo lắng về việc gia hạn trả nợ đối với chủ sở hữu các bất động sản thương mại. Cụ thể, lãi suất tăng và triển vọng kinh tế xấu đi đang gây sức ép lên giá và tiền thuê nhà. Việc này diễn ra đúng thời điểm các chủ sở hữu tốn tiền trả nợ hơn. Nhưng khác với Mỹ, các ngân hàng châu Âu lại ít cho vay mua các bất động sản thương mại hơn.

    Khi nền kinh tế trì trệ, cho vay nhiều có thể đi kèm rủi ro lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng châu Âu có bộ đệm vốn dồi dào để hấp thụ các khoản lỗ. Từ năm 2015 đến tháng 9/2022, tỷ lệ vốn cấp 1 trên tổng tài sản có rủi ro của các ngân hàng đã tăng từ 12,7% lên 14,7%. Mức này cao hơn nhiều so với ngưỡng 10,7% mà cơ quan quản lý yêu cầu.

    Một số đã trích lập dự phòng cho các khoản lỗ từ cho vay thời kỳ Covid-19. Khoản dự phòng này có thể được tái sử dụng để bù đắp các khoản lỗ mới hiện tại. Ngoài ra, một phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp còn được chính phủ bảo lãnh.

    Những việc này giúp các ngân hàng châu Âu đứng vững hơn, nhưng cái giá phải trả là kiếm được quá ít tiền. Họ gặp vấn đề này từ những năm 2010, khi tài sản xấu, lãi suất thấp, tăng trưởng kinh tế yếu và các quy định bị siết chặt đã hạn chế lợi nhuận lẫn doanh thu.

    Năm 2022, tình hình dường như được cải thiện nhờ lãi suất tăng. Năm ngoái, ngành này công bố lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ở mức hai con số, lần đầu tiên sau 14 năm.

    Nhưng cơ hội kiếm tiền đang dần phai nhạt. Lãi suất có thể sẽ đạt đỉnh sớm và thấp hơn dự kiến, khi các ngân hàng trung ương điều chỉnh để phù hợp với sự mong manh của hệ thống ngân hàng và bối cảnh nền kinh tế chậm lại. Điều này sẽ làm giảm doanh thu của nhà băng.

    Chi phí huy động vốn cũng được dự báo tăng lên. Người gửi tiền đang tìm kiếm lãi suất tốt hơn, buộc các ngân hàng đưa ra các lựa chọn hấp dẫn hơn để hút khách. Nhà đầu tư vào trái phiếu của các ngân hàng sẽ yêu cầu phí bảo hiểm cao hơn, sau khi giá trị số trái phiếu cấp 1 bổ sung (vào khoảng 17 tỷ USD) của Credit Suisse bị giới chức điều chỉnh về 0 khi bán cho UBS.

    Những áp lực này đang thu hẹp biên lợi nhuận, trong bối cảnh hàng loạt chi phí khác leo thang. Tiền lương, chiếm 60% tổng chi phí, vẫn chưa hoàn toàn theo kịp lạm phát. Phí bảo hiểm tiền gửi mà các ngân hàng phải trả cũng sẽ tăng lên.

    JPMorgan Chase dự báo những chi phí này có thể làm giảm 1% với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Các cơ quan giám sát cũng có thể thắt chặt quy định để đảm bảo các tổ chức tín dụng chịu được tình trạng rút tiền ồ ạt.

    Vì vậy, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng châu Âu trong tương lai có thể dưới 10%. Tuy nhiên, Ronit Ghose - Trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu Citigroup - nói mức này vẫn đủ để bảng cân đối kế toán của các ngân hàng tăng trưởng 2-3% một năm.

    Điều này có nghĩa khách hàng sẽ phải không lo tín dụng bị hạn chế. Các dịch vụ như ngân hàng kỹ thuật số vẫn được đầu tư. Với cổ đông, họ sẽ có nguồn cổ tức ổn định.

    Ngược lại, nhược điểm là các ngân hàng ở châu Âu kém cạnh tranh hơn trong mắt những nhà đầu tư muốn kiếm lời cao. Còn các startup sẽ phải tìm đến nơi khác để vay vốn.

  • Reply to:

    Thuốc Plaquenil (Hydroxychloroquine) là loại thuốc ngăn chặn Coronavirus

      1 năm 2 tuần ago

    learn it

  • Reply to:

    TASTY Acoustic Cafe tại Tầng thượng chợ Đà Lạt

      1 năm 2 tuần ago

    6 rủi ro chính với kinh tế toàn cầu năm nay

    Những dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn thấp, phản ánh việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, đặc biệt ở những nền kinh tế lớn.

    Các tổ chức quốc tế đang đưa ra những nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023. Một số tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 so với những dự báo đưa ra trước đó.

    Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,9%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10/2022.

    Giảm tốc tăng trưởng so với năm 2022

    Fitch Ratings (FR) nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong ngắn hạn được cải thiện đáng kể khi đạt mức 2% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2022.

    Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 có dấu hiệu tăng, dự báo đạt 2,6% trong năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 11/2022.

    Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong các báo cáo đầu năm 2023.

    Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 1, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% năm 2023, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

    Trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới tháng 2, UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

    Tại khu vực Đông Nam Á, WB nhận định phục hồi kinh tế của các quốc gia sau suy thoái do đại dịch khá khác nhau. Tăng trưởng GDP của Indonesia, Malaysia và Thái Lan dự báo đạt 4,8%, 4% và 3,6% năm 2023, lần lượt giảm 0,5, 0,5 và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

    WB điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines và Việt Nam ở mức 5,4% và 6,3%, đều giảm 0,2 điểm phần trăm, do được hưởng lợi từ tăng tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

    6 nhân tố rủi ro chính

    IMF chỉ ra 6 nhân tố rủi ro chính có khả năng làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ.

    Trong bối cảnh mức độ miễn dịch cộng đồng vẫn còn thấp và năng lực bệnh viện không đủ, những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe có thể cản trở quá trình phục hồi.

    Hơn nữa, khủng hoảng sâu sắc của thị trường bất động sản ở Trung Quốc với rủi ro vỡ nợ cao của các nhà phát triển bất động sản có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực tài chính.

    Thứ hai là leo thang xung đột ở Ukraine. Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực với châu Âu và các nước có thu nhập thấp.

    Yếu tố thứ ba được IMF chỉ ra là khó khăn về nợ. Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng và đồng USD mất giá.

    Ước tính khoảng 15% quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tình trạng khó khăn về nợ và khoảng 25% nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ cao.

    Sự kết hợp giữa mức nợ cao do đại dịch, tăng trưởng thấp hơn và chi phí đi vay cao hơn đã khiến tình trạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh tế có nhu cầu trả nợ bằng đồng USD trong ngắn hạn.

    2 rủi ro tiếp theo là lạm phát kéo dài và phân mảnh địa chính trị. Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài có thể khiến tăng trưởng tiền lương mạnh hơn dự kiến.

    Rủi ro cuối cùng là tình trạng định giá lại thị trường tài chính đột ngột. Việc sớm nới lỏng các điều kiện tài chính để ứng phó với dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể làm phức tạp thêm những chính sách chống lạm phát và buộc phải thắt chặt tiền tệ hơn.

    Đồng thời, việc công bố dữ liệu lạm phát có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn.

  • Reply to:

    Đến tối tự nhiên thấy Đà Lạt lạ lắm

      1 năm 2 tuần ago

    Điều gì vẫn ghìm giá vàng

    Giới quan sát tin rằng giá vàng sẽ lập kỷ lục mới trong năm nay. Nhưng trong tuần này, kim loại quý vẫn chưa thể lấy lại mốc 2.000 USD/ounce.

    Giá vàng vẫn chật vật chưa thể lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce trong tuần này. Tính đến 19h ngày 31/3 (giờ Việt Nam), vàng thế giới được giao dịch quanh ngưỡng 1.980 USD/ounce, giảm gần 10 USD/ounce so với cuối tuần trước.

    Đầu tuần trước, giá vàng xuyên thủng ngưỡng 2.000 USD/ounce khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh hệ thống ngân hàng của Mỹ và châu Âu hứng chịu những cú sốc liên tiếp.

    Dù đã quay đầu sụt giảm, kim loại quý vẫn đang tiến tới quý tăng thứ 2 liên tiếp. "Giá vàng vẫn đang được hỗ trợ. Các nhà đầu tư dồn sự chú ý vào dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân chuẩn bị được công bố", chuyên gia phân tích Carlo Alberto De Casa tại Kinesis Money nhận định.

    Thước đo lạm phát yêu thích của Fed

    Giá vàng thỏi đã tăng hơn 8% trong quý I. Đây cũng là tháng tăng mạnh nhất của kim loại quý kể từ tháng 11/2022. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn trên thế giới - đã ghi nhận đà sụt giảm so với quý trước. Điều này giúp vàng trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn.

    Nhưng chỉ số giá tiêu dùng cá nhân nóng hơn dự báo có thể đè nặng lên giá vàng.

    Cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - có thể vẫn tăng trong tháng 2.

    Cụ thể, giới quan sát dự báo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ trong tháng 2 (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) sẽ tăng 0,4% so với một tháng trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

    So với tháng 2/2022, chỉ số này được dự báo tăng 4,7%. Còn chỉ số giá tiêu dùng cá nhân nói chung vọt lên 5,1% sau một năm. Cả hai đều gấp đôi mục tiêu lạm phát của Fed.

    Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) do Bộ Lao động Mỹ công bố đã tăng 0,2% trong tháng 2. Mức tăng so với một năm trước đó là 6%.

    Tất cả cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn còn nóng và Fed có thể phải hành động nhiều hơn, dù triển vọng u ám đang bao trùm lĩnh vực tài chính toàn cầu.

    Giới đầu tư vẫn lạc quan

    Trước đó, thị trường vàng được hỗ trợ trong bối cảnh ngành ngân hàng toàn cầu chìm trong hỗn loạn. Chỉ trong vài tuần, 3 nhà băng của Mỹ đã sụp đổ. 2 trong số đó là vụ phá sản ngân hàng lớn thứ 2 và thứ 3 trong lịch sử nước này. Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ - cũng được UBS Group mua lại với giá hơn 3 tỷ USD.

    Sau các vụ sụp đổ ngân hàng, giới đầu tư đặt cược vào khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất để ngăn chặn nguy cơ lây lan trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Nhưng giá đã quay đầu giảm do giới chức vào cuộc giải cứu.

    Các nhà đầu tư cũng đẩy mạnh chốt lời sau khi giá vàng vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.

    Tuy nhiên, chuyên gia De Casa vẫn tin vào triển vọng trung và dài hạn của giá vàng. "Tôi cho rằng giá vàng có thể lấy lại mốc 2.000 USD/ounce trong trung hạn vì Fed sẽ duy trì chính sách ôn hòa, và trong kịch bản bất ổn gia tăng hơn nữa, kim loại quý thu hút dòng tiền trú ẩn an toàn", vị chuyên gia nói thêm.

    Theo công cụ CME FedWatch, các nhà đầu tư đang đặt cược rằng 43,5% Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 5.

    Cuối tháng 3, Fitch Solutions dự đoán giá vàng sẽ vọt lên 2.075 USD/ounce “trong vài tuần tới” và duy trì đà tăng những năm tiếp theo. Dự báo dựa trên "sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính trên toàn cầu".

  • Reply to:

    Thời FB này chó mèo cây cảnh tô bún cọng rau cũng khoe

      1 năm 2 tuần ago

    OPEC+ đẩy Fed vào thế khó

    Fed đang phải lựa chọn giữa đối phó với lạm phát và tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tài chính. Nhưng việc OPEC+ giảm sản lượng khiến bài toán càng thêm nan giải.

    Một số nước thành viên OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) cho biết sẽ cắt giảm sản lượng tổng cộng 1,16 triệu thùng/ngày từ tháng sau tới cuối năm nay. Động thái này tạo thêm sức ép cho các ngân hàng trung ương trong việc kìm hãm lạm phát trên toàn cầu.

    "Chúng tôi không cho rằng việc cắt giảm là nên làm trong thời điểm này, bởi thị trường đang bất ổn", người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nhận định.

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần chỉ trích OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng. Nguồn cung năng lượng bị cắt giảm sẽ đẩy giá xăng lên cao, gia tăng áp lực lạm phát và giáng đòn lên các hộ gia đình.

    Bóng ma lạm phát

    "Giá dầu sẽ gia tăng trong phần còn lại của năm nay bởi các đợt cắt giảm tự nguyện này. Chúng có thể thúc đẩy lạm phát toàn cầu, buộc những ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải giữ lập trường cứng rắn trong việc tăng lãi suất", ông Victor Ponsford tại hãng nghiên cứu Rystad Energy bình luận.

    Tuy nhiên, theo ông, điều này có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế và cản trở đà phục hồi của nhu cầu dầu.

    Còn ông Tamas Varga, chuyên gia dầu mỏ tại PVM, đã chỉ ra những rủi ro chính trị của việc cắt giảm sản lượng một cách tự nguyện và có tổ chức. Nói với CNBC, ông cảnh báo lạm phát toàn phần sẽ diễn ra nhanh hơn dự kiến.

    Giá dầu sẽ gia tăng trong phần còn lại của năm nay bởi các đợt cắt giảm tự nguyện này. Chúng có thể thúc đẩy lạm phát toàn cầu, buộc những ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải giữ lập trường cứng rắn trong việc tăng lãi suất

    Ông Victor Ponsford tại hãng nghiên cứu Rystad Energy

    "Dù vậy, các ngân hàng trung ương có thể vẫn đi theo lộ trình giảm tốc độ tăng lãi suất. Bởi quan điểm của họ phần lớn dựa trên những dữ liệu lạm phát cơ bản, thay vì số liệu lạm phát chung (bao gồm cả giá năng lượng và thực phẩm biến động mạnh)", ông giải thích.

    Năm ngoái, lạm phát tại nhiều nơi trên thế giới đã vọt lên mức cao nhất nhiều thập kỷ do tình trạng gián đoạn nguồn cung thực phẩm và năng lượng liên quan tới xung đột ở Ukraine.

    Quyết định mới đây của OPEC+ đã đẩy giá dầu tăng vọt. Giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ có thời điểm tăng dựng đứng lên 80,89 USD/thùng. Dầu Brent cũng chạm ngưỡng 85,54 USD/thùng. Hiện tại, hai loại hàng hóa này lần lượt được giao dịch ở mức 79,7 USD/thùng và 84,2 USD/thùng.

    Giới quan sát tin rằng đây sẽ là biến số mới trong bài toán lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong cuộc họp chính sách gần nhất, ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, lên 4,75-5%, mức cao nhất kể từ năm 2007.

    Fed ở ngã ba đường

    "Con đường đưa lạm phát trở lại mức 2% vẫn còn dài và gập ghềnh", ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, nhận định trong họp báo sau cuộc họp.

    Theo báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ, đà giảm của chi phí năng lượng đã giúp hạ nhiệt CPI trong tháng 2. Lĩnh vực này ghi nhận mức giảm 5,2%, riêng giá dầu nhiên liệu lao dốc 7,9%.

    Điều này làm dấy lên lo ngại nếu giá năng lượng leo thang trở lại, lạm phát tại Mỹ có thể nóng lên.

    Fed có thể phải hành động mạnh tay hơn dự kiến nhằm đối phó với lạm phát dai dẳng. Nhưng các đợt tăng lãi suất dồn dập sẽ để lại hậu quả. Điển hình là vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ.

    "Đây là chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong vòng 40 năm. Càng mạnh tay, các vị càng khó kiểm soát kết quả", Bloomberg dẫn lời ông James Knightley, chuyên gia kinh tế trưởng tại ING.

    "Nguy cơ căng thẳng kinh tế và tài chính do đó sẽ tăng lên", vị chuyên gia cảnh báo.

    "Điểm mấu chốt là cả ông Powell lẫn FOMC (cơ quan hoạch định chính sách của Fed) đều không chắc chắn về mức độ, thời gian và ảnh hưởng của việc thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay đối với hệ thống ngân hàng", bà Kathy Bostjancic tại Nationwide Life Insurance nhấn mạnh.

  • Reply to:

    Hạnh phúc không kéo dài mãi mãi và bản chất của nó là vậy

      1 năm 2 tuần ago

    Vùng đất Trung Quốc có trữ lượng vàng khổng lồ

    Tỉnh Sơn Đông ở phía đông Trung Quốc ước tính sở hữu tới 4.500 tấn trong số 63.000 tấn vàng chưa khai thác trên thế giới.

    Chưa thể sản xuất nhân tạo một cách hiệu quả, gần như toàn bộ vàng trên thị trường đều bắt nguồn từ hoạt động khai thác hoặc tái chế. 

    Giữa tháng 3, tỉnh Sơn Đông phát hiện mỏ vàng với trữ lượng khoảng 50 tấn, có thể bán với giá khoảng 3 tỷ USD theo giá hiện tại. Mỏ này nằm ở vùng nông thôn thành phố Nhũ Sơn, phía đông của tỉnh.

    Mỏ bao phủ một khu vực rộng lớn, các quặng cũng dễ khai thác và đẽo gọt, theo Cơ quan Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản tỉnh Sơn Đông. "Những người thăm dò đã khoan hơn 250 lỗ sâu tới 1.400 m để tìm thấy mỏ", Zhou Mingling, phó trưởng Đoàn Địa chất số 6 tại cơ quan này cho biết.

    Không giống nhiều vật liệu giá trị khác, ví dụ như kim cương, người ta chưa thể thể tạo ra vàng bằng biện pháp nhân tạo và thiết thực. Đó là một trong những lý do khiến vàng có giá trị lớn. Các nhà khoa học đã tìm ra một số cách chế tạo vàng, nhưng chúng không hiệu quả về mặt chi phí để ứng dụng thực tế. Vì vậy, gần như toàn bộ vàng trên thị trường đều bắt nguồn từ hoạt động khai thác hoặc tái chế.

    Vậy vàng tự nhiên trong các mỏ đến từ đâu? Giới chuyên gia chưa rõ đáp án chính xác nhưng đã đưa ra nhiều giả thuyết. Một giả thuyết phổ biến là vàng bắt nguồn từ vụ va chạm giữa hai sao neutron, giải phóng một lượng năng lượng thiên văn đủ để tạo ra vàng.

    Không phải mọi nơi đều có trữ lượng vàng như nhau. Một thị trấn có thể gần như không chứa vàng, trong khi thị trấn lân cận lại sở hữu trữ lượng khổng lồ. Theo Zhu Yongfeng, giáo sư tại Viện Địa hóa học, Đại học Bắc Kinh, hơn 100 giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự phân bố của vàng trong ba thập kỷ qua.

    "Đa số lý thuyết đều chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Một số đã được chứng minh là hoàn toàn sai", CGTN hôm 2/4 dẫn lời Yongfeng. Ông cho biết, những cơn sốt tìm vàng lan từ nơi này sang nơi khác trong vài thập kỷ qua, nhưng không có nhiều lý thuyết hữu ích để thực sự tìm thấy vàng.

    Một trong số ít giả thuyết khả dĩ là trữ lượng vàng thường xuyên được phát hiện gần vành đai động đất, vì các hoạt động núi lửa và magma có thể khiến vàng tập trung ở một số khu vực cụ thể.

    Vành đai lửa Thái Bình Dương. 

    Sơn Đông rất giàu tài nguyên vàng với sản lượng lớn hơn bất cứ tỉnh nào khác ở Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua. Tỉnh này nằm dọc theo đường đi của vành đai động đất lớn nhất thế giới - vành đai địa chấn vòng quanh Thái Bình Dương, còn gọi là "Vành đai lửa". Nhưng điều đó không đủ để giải thích trữ lượng vàng lớn của tỉnh này, đặc biệt là ở bán đảo Giao Đông, phía đông Sơn Đông, vì Vành đai lửa trải dài theo vành đai của toàn bộ Thái Bình Dương.

    Bán đảo Giao Đông còn có đặc trưng là cấu trúc địa chất phức tạp, bao gồm các đứt gãy và nếp uốn, tạo điều kiện thuận lợi cho mỏ vàng hình thành. Suốt hàng triệu năm, khu vực này trải qua những hoạt động kiến tạo dữ dội, "đẩy" các mỏ vàng sâu dưới lòng đất lên gần bề mặt.

    Hoạt động khai thác vàng ở Giao Đông tồn tại hơn 2.000 năm và người dân địa phương đã phát triển những kỹ thuật khai thác tiên tiến. Giao Đông là địa điểm khai thác vàng lớn thứ ba thế giới, theo dữ liệu mà chính quyền địa phương công bố cuối năm 2020.

    Tính đến năm 2021, tỉnh Sơn Đông ước tính chứa tới khoảng 4.500 tấn trong tổng số 63.000 tấn vàng chưa khai thác của thế giới. Như vậy, mỏ vàng 50 tấn mới phát hiện chỉ chiếm hơn 1% tổng trữ lượng vàng tiềm năng của tỉnh. Với sự phát triển của công nghệ, có thể các chuyên gia sẽ tìm thấy nhiều vàng hơn ở Sơn Đông trong tương lai.

  • Reply to:

    Thất bại dạy cho ta những bài học kinh nghiệm

      1 năm 2 tuần ago

    Mỹ có thể đáp trả việc OPEC+ giảm sản xuất dầu như thế nào

    Để can thiệp vào giá dầu, Mỹ có thể xả kho dự trữ, gây sức ép buộc doanh nghiệp trong nước tăng sản xuất, hoặc hạn chế xuất khẩu.

    Hôm 2/4, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) đột ngột thông báo giảm sản xuất, khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

    Việc này diễn ra đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh cử. Nhà Trắng đã chỉ trích quyết định của OPEC+ là vô lý. Họ cho biết sẽ làm việc với các hãng sản xuất và người tiêu dùng để ổn định giá xăng cho người Mỹ.

    Theo Bloomberg, dưới đây là những lựa chọn Mỹ có thể cân nhắc để đáp trả động thái của OPEC+.

    Xả kho dự trữ chiến lược

    Chính phủ Mỹ có thể thực hiện thêm một đợt bán dầu từ kho dự trữ chiến lược nữa. Kho này được lập ra thập niên 70, sau khủng hoảng dầu mỏ 1973. Số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết kho này hiện có 371 triệu thùng dầu, bằng nửa công suất dự trữ. Năm ngoái, Mỹ đã bán ra 180 triệu thùng dầu để kiềm chế việc giá xăng trong nước tăng kỷ lục sau chiến sự tại Ukraine.

    Mỹ ưu tiên làm đầy lại kho dự trữ. Tuy nhiên, nỗ lực này đang gặp khó vì nhiều yếu tố, trong đó có việc bảo trì tại hai trong 4 điểm dự trữ. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm gần đây cho biết chính phủ không thể vừa bán dự trữ vừa mua lại bổ sung cùng lúc. Vì thế, nếu lần này tiếp tục bán ra, kế hoạch mua lại của họ sẽ phải trì hoãn.

    Kevin Book – Giám đốc hãng tư vấn ClearView Energy Partners cho rằng Mỹ vẫn sẽ xả kho dự trữ. "Tổng thống Biden đã can thiệp vào giá xăng theo cách mà các tổng thống tiền nhiệm không làm. Khả năng can thiệp nhiều hơn nữa là rất lớn", ông dự báo.

    Gây sức ép lên các hãng dầu Mỹ

    Các hãng dầu Mỹ đã phớt lờ lời kêu gọi tăng sản xuất từ ông Biden trong suốt năm qua. Họ cũng bị chỉ trích vì kiếm lợi nhuận khổng lồ. Sản xuất dầu tại Mỹ đang tăng với tốc độ chậm. Ngành này cũng lưỡng lự trong việc bổ sung giàn khoan, do sợ rủi ro từ các đợt vỡ bong bóng trước lặp lại.

    "Vì Mỹ không thể trói tay các nước OPEC+, họ sẽ chuyển hướng sang ngành dầu khí trong nước", Timm Schneider – nhà phân tích tại The Schneider Capital Group cho biết.

    Một người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các hãng dầu và người tiêu dùng để đảm bảo thị trường năng lượng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạ giá cho người Mỹ. Chúng tôi tập trung vào giá năng lượng mà người Mỹ phải trả, không phải giá mỗi thùng dầu thô. Từ năm ngoái, giá đã giảm đáng kể rồi".

    Ủng hộ NOPEC – Dự luật Không OPEC

    Năm ngoái, khi OPEC+ bất ngờ giảm sản xuất 2 triệu thùng mỗi ngày, Nhà Trắng cho biết có thể ủng hộ một dự luật cho phép Mỹ kiện các nước OPEC. Cuối cùng, chính phủ Mỹ đã từ bỏ dự luật này, vì cho rằng nó có thể làm tổn hại quan hệ ngoại giao và ngành quốc phòng.

    Hạn chế xuất khẩu

    Tổng thống Biden có thể hạn chế xuất khẩu xăng và dầu diesel. Nhà Trắng đã cân nhắc lựa chọn này từ năm ngoái, nhằm kiềm chế giá xăng sau khi giá lập kỷ lục vào tháng 6. Nhưng sau đó, họ đã không dùng đến. Các nhà phân tích cho biết chính sách này có thể phản tác dụng, khiến giá xăng dầu tại một số khu vực ở Mỹ còn cao hơn.

    Không làm gì cả

    David Goldwyn – Giám đốc hãng tư vấn Goldwyn Global Strategies cho rằng đứng yên cũng là một lựa chọn khả thi cho ông Biden. "Quyết định của OPEC có vẻ dựa trên biến động thị trường. OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu sẽ giảm sút và hành động trước. Vì vậy, chính phủ Mỹ không cần phải đáp trả", ông giải thích.

  • Reply to:

    Bạn là một sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện

      1 năm 2 tuần ago

    Động thổ dự án chung cư nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức

    Ngày 31-8, dự án nhà ở xã hội (NOXH) thế hệ mới Dragon E-Home thuộc khu đô thị Dragon Village, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức đã được động thổ xây dựng.

    Lễ động thổ dự án nhà ở xã hội Dragon E-Home với sự góp mặt của lãnh đạo TP.HCM

    Dự án gồm 5 toà tháp chung cư, có tổng quy mô 19.000m2, cung cấp 764 căn nhà với nhiều loại diện tích linh hoạt từ 28-85m2, được đầu tư theo tinh thần nhà ở xã hội thế hệ mới theo thiết kế Singapore, vận hành chuyên nghiệp, chi phí quản lý thấp, phù hợp cho người dân khu phố với đầy đủ tiện ích, không gian xanh, đảm bảo chất lượng sống cho người dân.

    Tại buổi lễ, ông Hoàng Tùng - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức nhận định: “Dragon E-Home không chỉ là dự án xã hội mà còn là dự án nhà ở cao cấp dành cho đối tượng có đủ tài chính phù hợp mua nhà ở xã hội.

    Riêng đơn vị tư vấn Surbana Jurong rất có tiếng tăm đến từ Singapore, hứa hẹn giúp cho những cư dân của dự án này được thừa hưởng những tiện ích 5 sao”.

    Ông Hoàng Tùng - Chủ tịch UBND TP Thủ Đức mong muốn có thêm nhiều dự án như Dragon E-Home để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

    Nhà ở xã hội thế hệ mới Dragon E-Home là một dự án thành phần trong khu đô thị Dragon Village, được kế thừa trọn vẹn cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, không gian sống hiện đại, các tiện ích, dịch vụ công cộng sẵn có của khu đô thị đã đi vào vận hành.

    Dragon E-Home được quy hoạch và thiết kế bởi công ty Surbana Jurong-Singapore theo tiêu chí: sống thoải mái, tiện lợi, kết nối cộng đồng, giao hòa với thiên nhiên và hướng đến tương lai tốt đẹp.

    Bên trong dự án có đầy đủ các tiện ích như công viên, hồ bơi, phòng tập gym, sân chơi cho trẻ em, nơi dạo chơi cho người cao tuổi và cây xanh được trồng ở khắp mọi nơi.

    Các tòa nhà cũng được thiết kế khéo léo nhằm khuyến khích tinh thần gắn kết xã hội, cộng đồng cư dân thông qua những không gian chung ở tầng trệt và khoảng không thông tầng.

    Dragon E-Home còn được thụ hưởng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của TP Thủ Đức - trung tâm đô thị sáng tạo của TP.HCM.

    Động thổ dự án chung cư nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức - Ảnh 3.

    Dragon E-Home với thiết kế hiện đại, nằm ở khu Đông của TP.HCM.

    Từ dự án, cư dân nhà ở xã hội thế hệ mới có thể kết nối nhanh đến những khu vực quan trọng trong TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, đặc biệt dễ dàng di chuyển đến trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại và các khu vui chơi, giải trí tại phía đông thành phố với bán kính chỉ 3km.

    Bên cạnh lợi thế từ hệ sinh thái đa dạng, Dragon E-Home còn được quản lý và vận hành theo tiêu chuẩn hiện đại, sạch sẽ, an toàn và được bảo trì tốt, nhằm đảm bảo chất lượng sống vượt trội so với các sản phẩm cùng phân khúc nhưng có mức giá thành thấp của chương trình nhà ở xã hội.

    Động thổ dự án chung cư nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức - Ảnh 4.

    Tiện ích nội khu được chú trọng nhằm đáp ứng cuộc sống thoải mái nhất cho cư dân Dragon E-Home.

    Những căn nhà ở thế hệ mới Dragon E-Home sẽ phục vụ mọi tầng lớp người dân có các mức thu nhập nhất định, công nhân viên chức có thu nhập dưới 10 triệu đồng/tháng cũng có thể lựa chọn mua nhiều loại nhà ở khác nhau, từ các căn studio đến căn hộ 2 phòng cơ bản.

    Đồng thời, công ty Dragon Village cũng sẽ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và các dịch vụ tiện ích hoàn chỉnh cho toàn bộ dự án, đem đến cho cư dân không gian sống chất lượng, chi phí vận hành thấp, đồng bộ và dễ dàng kết nối với các dịch vụ tại TP Thủ Đức, TP.HCM và các vùng lân cận.

    Dragon E-Home với vị trí nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động và nhộn nhịp nhất là ở phía Đông của TP.HCM. Nơi giao thoa giữa khu vực phát triển công nghiệp năng động ở Đồng Nai, Bình Dương với trung tâm đô thị hiện đại trên bán đảo Thủ Thiêm.

    Từ Dragon E-Home, người dân chỉ mất 10 - 15 phút để di chuyển đến khu công nghệ cao hiện đại của TP Thủ Đức, hay trung tâm thành phố bằng tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên và hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm đang hoàn chỉnh.

    Trong vòng bán kính 3km từ Dragon E-Home, người dân có thể tận hưởng đầy đủ dịch vụ tiện ích đã sẵn sàng tại Thành Phố Thủ Đức.

    Nhà ở xã hội thế hệ mới Dragon E-Home gồm 5 toà tháp riêng biệt, cao 8 tầng, kết nối nhau qua những con đường nội bộ, kênh cảnh quan hay công viên cây xanh, với diện tích đa dạng bao gồm: căn hộ studio, căn hộ 1 phòng ngủ, căn hộ 1 phòng ngủ + 1 phòng đa năng, căn hộ dual key, căn hộ 2 phòng ngủ, căn hộ 2 phòng ngủ + 1 phòng đa năng cùng hơn 10,000m2 sàn thương mại.

    Dự án đã được UBND TP công nhận chủ đầu tư và chấp thuận đầu tư tại Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 14-3-2016 và số 4115/QĐ-UBND ngày 09-11-2020. Đồng thời, được Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với hạng mục Hạ tầng kỹ thuật số 147/GPXD ngày 10-12-2020.

  • Reply to:

    Đại học New York Abu Dhabi (NYUAD) tạo ra bản đồ mới về sao Hỏa

      1 năm 2 tuần ago

    NASA công bố bản đồ nước trên Mặt Trăng

    Dữ liệu từ kính viễn vọng SOFIA đã ngừng hoạt động của NASA giúp tạo ra bản đồ chi tiết đầu tiên về sự phân bố nước trên Mặt Trăng.

    Bản đồ được công bố trên Tạp chí Khoa học Hành tinh hôm 15/3 mang đến cái nhìn sâu sắc về chuyển động của nước trên bề mặt Mặt Trăng và cung cấp dữ liệu quan trọng cho các sứ mệnh Artemis sắp tới của NASA.

    Bản đồ mới bao phủ khoảng 1/4 phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất dưới vĩ độ 60, bao gồm cả cực nam của thiên thể. Với dữ liệu này, các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định nước liên quan như thế nào đến các đặc điểm bề mặt trên Mặt Trăng, tránh xa ánh sáng Mặt Trời và ưu tiên các khu vực lạnh giá.

    "Khi nhìn vào dữ liệu về nước, chúng ta thực sự có thể nhìn thấy vành của các miệng hố va chạm, từng ngọn núi riêng lẻ và thậm chí là sự khác biệt giữa ngày và đêm của các ngọn núi, nhờ nồng độ nước cao hơn ở những nơi này", tác giả chính của nghiên cứu Bill Reach, Giám đốc Trung tâm Khoa học SOFIA tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, cho biết tại Hội nghị Khoa học Hành tinh và Mặt Trăng năm 2023.

    Bản đồ tiết lộ sự phân bố nước gần cực nam của Mặt Trăng

    Kính viễn vọng SOFIA của NASA, còn được gọi là Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại Tầng bình lưu, đã ngừng hoạt động vào cuối năm 2022, chủ yếu là do vấn đề ngân sách. Thiết bị được gắn trên một chiếc Boeing 747 để bay đến độ cao 12.800 m. Điều này giúp nó tránh 99,9% hơi nước trên Trái Đất, thứ chặn phần lớn ánh sáng hồng ngoại mà đài quan sát thu được.

    Vào cuối năm 2024, NASA có kế hoạch hạ cánh xe tự hành khám phá vùng cực VIPER xuống một khu vực trên đỉnh Mons Mouton do SOFIA nghiên cứu để thực hiện sứ mệnh lập bản đồ tài nguyên đầu tiên bên ngoài Trái Đất. Kết quả thu được sẽ mở đường cho Artemis III và các sứ mệnh có phi hành đoàn tiếp theo lên bề mặt Mặt Trăng.

    Cuối cùng, NASA đặt mục tiêu thiết lập một thuộc địa lâu dài trên Mặt Trăng để tạo bước đệm cho tham vọng chinh phục sao Hỏa của con người. Bản đồ SOFIA mới sẽ giúp các nhà khoa học xác định những khu vực phù hợp để dựng căn cứ, nơi có thể chuyển đổi nước thành oxy để thở và vận hành động cơ đẩy tên lửa.

  • Reply to:

    Một buổi chiều hoàn hảo ở Đà Lạt 23. 04. 2022

      1 năm 2 tuần ago

    Trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển đầu tiên trên thế giới

    Trung Quốc hạ thủy cabin đầu tiên của trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển tại huyện tự trị Lê Lăng Thủy, tỉnh Hải Nam, hôm 31/3.

    Trung tâm mới là trung tâm dữ liệu dưới biển đầu tiên trên thế giới dành cho mục đích thương mại, bao gồm trạm trên bờ, trạm chuyển tiếp dưới nước, thiết bị đầu cuối dữ liệu dưới nước và cáp ngầm. Trạm chuyển tiếp và thiết bị đầu cuối dữ liệu sẽ được triển khai ở khu vực đáy biển chỉ định.

    Khoang dữ liệu ngầm, thành phần cốt lõi của trung tâm dữ liệu, có dạng bể hình trụ với đường kính 3,6 m và nặng 1.300 tấn, tương đương trọng lượng của 1.000 ôtô. Với tuổi thọ thiết kế là 25 năm, khoang này có thể cung cấp môi trường không oxy kín và an toàn với độ ẩm và áp suất không đổi ở độ sâu hơn 30 m.

    Khi đặt máy chủ trong khoang dữ liệu kín dưới đáy biển, các chuyên gia có thể sử dụng nước biển như nguồn làm mát tự nhiên, góp phần tiết kiệm điện, nước, tài nguyên đất, đồng thời mang lại tính bảo mật cao, khả năng tính toán vượt trội và triển khai nhanh.

    Cabin đầu tiên của trung tâm dữ liệu thương mại dưới biển của Trung Quốc hạ thủy tại huyện tự trị Lê Lăng Thủy, tỉnh Hải Nam, ngày 31/3. 

    Việc sử dụng nước xung quanh như nguồn làm mát tự nhiên có thể giúp tiết kiệm hơn 30% chi phí năng lượng so với các trung tâm dữ liệu truyền thống. Do không cần chuẩn bị nước làm mát, trung tâm dữ liệu dưới biển cũng giúp giảm các chi phí liên quan, tiết kiệm được khoảng 30.000 m3 nước trên mỗi megawatt mỗi năm, theo công ty Công nghệ kỹ thuật số Highlander Bắc Kinh, đơn vị chế tạo trung tâm dữ liệu.

    Việc xây dựng trung tâm dữ liệu dưới biển được đề xuất trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) nhằm phát triển kinh tế biển của tỉnh Hải Nam và tổng cộng 100 cabin dữ liệu sẽ được lắp đặt. Đến nay, 9 công ty đã ký hợp đồng với trung tâm dữ liệu.

    Trung Quốc thử nghiệm cabin dữ liệu lớn dưới biển đầu tiên ở Chu Hải, tỉnh Quảng Châu, phía nam Trung Quốc vào tháng 1/2021. Trước đó, vào năm 2018, Microsoft hạ thủy một trung tâm dữ liệu phi thương mại có kích thước bằng chiếc xe tải xuống độ sâu khoảng 35 m ở vùng biển ngoài khơi nước Anh. Trung tâm dữ liệu nhỏ này được đưa lên vào năm 2020 và Microsoft tuyên bố thử nghiệm thành công.

Các trang

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung