Bài bình luận gần đây

  • Reply to:

    Đà Lạt hôm nay bớt lạnh rồi, nắng vàng ấm để đi uống cà phê

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Anh Tuấn cho em hỏi trên VNG Cloud hiện có những dịch vụ bảo mật nào ạ?

    Cảm ơn anh đã có câu hỏi cho VNG Cloud.

    Hiện tại VNG Cloud cung cấp các lớp bảo mật như sau

    Tầng application:

    • Bshield (protect application)
    • Polaris WAF (Protect web)

    Tầng network

    • Security group (protect VM)
    • Network Vendor firewall (F5, Fortigate, Checkpoint, Palo Alto)
       
  • Reply to:

    Người dân đọc thông báo trước trụ sở của SVB ở Santa Clara, California

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Người gửi rút hơn 100 tỷ USD khỏi các ngân hàng Mỹ

    Lượng tiền gửi trong các ngân hàng Mỹ chỉ còn hơn 17.500 tỷ USD trong tuần giữa tháng 3, chủ yếu do người dân rút tiền khỏi các nhà băng nhỏ.

    Số liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố hôm 24/3 cho thấy người gửi đã rút tổng cộng 98,4 tỷ USD khỏi các ngân hàng Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 15/3. Việc rút tiền chủ yếu diễn ra ở các ngân hàng nhỏ. Ngược lại, các nhà băng lớn hơn ghi nhận lượng tiền gửi tăng 67 tỷ USD.

    Tổng cộng, lượng tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ hiện chỉ còn hơn 17.500 tỷ USD. Con số này đã giảm dần trong năm qua. Tính từ tháng 2/2022, số liệu này giảm 582 tỷ USD.

    Một nhân viên Silicon Valley Bank giữ cửa cho khách tại chi nhánh California hôm 13/3.

    Các ngân hàng cũng tích cực đi vay. Các ngân hàng nhỏ vay thêm kỷ lục 670 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà băng lớn cũng vay 251 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 15/3.

    "Một phần các khoản vay này có thể là khoản dự phòng nếu người gửi tiếp tục rút tiền", Paul Ashworth - nhà phân tích tại Capital Economics cho biết trên Reuters.

    Các ngân hàng gần đây tìm đến những công cụ cho vay khẩn cấp được giới chức Mỹ lập ra, sau khi Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ. Số liệu công bố hôm 23/3 cho thấy các tổ chức đã vay trung bình 116 tỷ USD mỗi ngày từ Fed. Đây là mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính.

    Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Chủ tịch Fed Jerome Powell và hơn 10 quan chức khác đã tham gia một buổi họp kín của Hội đồng Giám sát Sự ổn định Tài chính. "Hội đồng đã thảo luận tình hình hiện tại trong ngành ngân hàng và kết luận rằng dù các tổ chức tài chính đang chịu sức ép, hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn vững mạnh", thông báo sau cuộc họp cho biết.

    Đầu tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng phải trấn an thị trường, rằng hệ thống ngân hàng vẫn an toàn. "Chúng tôi có công cụ để bảo vệ người gửi tiền nếu nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Fed sẵn sàng sử dụng các công cụ đó", ông cho biết trong họp báo sau khi nâng lãi suất hôm 22/3. Powell cũng khẳng định việc rút tiền gửi "đã ổn định lại trong tuần qua" sau các "hành động mạnh mẽ" từ Fed.

  • Reply to:

    Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo về rủi ro tài chính toàn cầu

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Căng thẳng tài chính, lạm phát đe dọa phục hồi kinh tế thế giới

    Lĩnh vực dịch vụ đang hỗ trợ hồi phục kinh tế toàn cầu nhưng sức mạnh đó đang chịu áp lực bởi lạm phát, bất ổn từ ngành tài chính.

    Tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi. Khảo sát kinh doanh công bố hôm 24/3 của đơn vị dữ liệu S&P Global cho biết hoạt động tháng 3 của các công ty Mỹ đã tăng nhanh nhất trong gần một năm. Tăng trưởng cũng diễn ra tại châu Âu. Nơi đây vẫn tránh được suy thoái dù trước đó, nhiều người từng lo ngại khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, giá năng lượng tại đây sẽ tăng vọt.

    Ngoài ra, Trung Quốc mở cửa cũng mang đến triển vọng tốt hơn cho kinh tế toàn cầu năm nay. Các dữ liệu cũng chỉ ra sự gia tăng hoạt động tại đây và một số nền kinh tế châu Á khác. Đơn cử, lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10/2013 khi khách Trung Quốc quay lại.

    Nhìn chung, đầu năm đến nay, giới chức Mỹ và châu Âu đã cố gắng điều hành nền kinh tế tránh các xu hướng nguy hiểm. Cùng với đó, các ngân hàng trung ương đã liên tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát. Nhưng lãi suất cao đang tạo nhiều thách thức cho ngành tài chính. Nếu các ngân hàng thắt chặt tín dụng để đối phó với căng thẳng thì có thể làm cho nền kinh tế chậm lại và làm tăng nguy cơ suy thoái.

    Theo Bloomberg Intelligence, chỉ riêng ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm trị giá 2.000 tỷ USD, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank gần đây đã khiến các quỹ quyết định cắt giảm rót vốn từ 25% đến 30%, tương đương khoảng 500 tỷ USD.

    Nhân viên làm việc tại dây chuyền lắp ráp xe điện của Rivian Automotive ở Illinois, Mỹ ngày 11/4/2022.

    Thực tế, chỉ báo niềm tin tháng 3 của các doanh nghiệp Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng, theo S&P Global. Nguyên nhân là lo ngại về lạm phát, sự bất ổn của thị trường tài chính và chi phí vay cao hơn.

    Gần đây, lãi suất tăng nhanh ở Mỹ và châu Âu đang khiến một số ngân hàng trở thành nạn nhân. Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và Signature Bank đã làm dấy lên lo ngại khủng hoảng lan rộng. Điều này buộc các cơ quan quản lý giải cứu những người gửi tiền không được bảo hiểm để ngăn chặn sự hoảng loạn.

    Ở châu Âu, các cơ quan quản lý đã vận động UBS mua lại đối thủ lâu năm Credit Suisse, vốn đã suy yếu sau nhiều năm bê bối và thua lỗ. Cuối tuần này, lo lắng chuyển sang Deutsche Bank.

    Phiên giao dịch hôm 24/3, cổ phiếu ngân hàng này niêm yết tại Mỹ lao dốc sau khi phí hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) của ngân hàng này tăng mạnh. Các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo do lo ngại bất ổn của ngành ngân hàng châu Âu.

    Ngay lập tức, tại hội nghị thượng đỉnh của các lãnh đạo châu Âu tại Brussels, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Deutsche Bank là doanh nghiệp có lãi và không có lý do gì phải lo lắng. Trong khi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trấn an là hệ thống ngân hàng rất vững chắc.

    Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde nói eurozone có khả năng phục hồi vì có vốn mạnh và thanh khoản vững chắc. "Ngành ngân hàng khu vực đồng euro rất mạnh vì chúng tôi đã áp dụng các cải cách quy định đã được quốc tế thống nhất sau Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu", bà nói.

    Nhìn chung, các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý ở Mỹ, châu Âu cho biết những căng thẳng đã được ngăn chặn, nhưng có thể mất vài tháng trước khi niềm tin vào hệ thống ngân hàng khôi phục hoàn toàn.

    Jens Magnusson, Kinh tế trưởng tại SEB (Thụy Điển) cho rằng có nhiều cơ hội để ngăn chặn rủi ro. "Chúng ta có trước nhiều tuần và thậm chí nhiều tháng để nhận ra bất kỳ dấu hiệu căng thẳng nào", ông nói.

    Một vấn đề khác là tăng trưởng mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn cũng đi kèm với mặt trái. Khảo sát của S&P Global chỉ ra tốc độ tăng chi phí của các doanh nghiệp đã chậm lại nhưng vẫn rất cao so với bình thường.

    "Áp lực lạm phát dai dẳng, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực dịch vụ và chi phí tiền lương tăng cao, sẽ là mối lo ngại đối với các nhà hoạch định chính sách. Điều này cho thấy có thể cần nhiều nỗ lực hơn để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu", Chris Williamson, Linh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence, cho biết.

    Khi những căng thẳng trong hệ thống ngân hàng trở nên rõ ràng, các nhà đầu tư đã kỳ vọng những ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới dừng tăng lãi suất. Nhưng cả Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gần đây vẫn tiếp tục siết chặt tiền tệ. Điều này cho thấy khi lạm phát còn kéo dài thì thái độ "diều hâu" vẫn tiếp tục.

    Các nhà kinh tế cho rằng mức độ sâu rộng của cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ quyết định con đường của nền kinh tế toàn cầu. Jesse Rogers, nhà kinh tế tại Moody's Analytics, đánh giá nếu không có vấn đề gì nữa thì đó là chuyện đã qua và nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển. "Nếu có khủng hoảng rộng hơn mà giờ chưa nhận ra thì chúng ta sẽ tiến tới suy thoái ở Mỹ cũng như hầu hết khu vực của nền kinh tế toàn cầu", ông nói.

  • Reply to:

    Cuộc khủng hoảng chấm dứt 167 năm tồn tại của Credit Suisse

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Hacker kiếm trăm nghìn USD vì hack xe Tesla

    Nhóm hacker mũ trắng Snyactiv nhận tổng cộng 350.000 USD cùng một chiếc xe Tesla sau khi phát hiện lỗ hổng phần mềm liên quan đến xe này.

    Tại sự kiện hacker thường niên Pwn2Own diễn ra tuần trước ở Canada, Snyactiv phát hiện tổng cộng hai lỗi liên quan đến phần mềm Tesla. Lỗi đầu tiên là Tesla's Gateway - giao diện quản lý năng lượng giao tiếp giữa xe Tesla và phần mềm kiểm soát hệ thống lưới điện gia đình Tesla Powerwalls. Nhóm không trực tiếp tấn công một chiếc xe thực tế, nhưng dựa trên mô phỏng, lỗ hổng cho phép các hacker có thể kiểm soát và mở cửa trước của xe bằng thao tác đơn giản.

    Nhóm hacker Synacktiv.

    Snyactiv sau đó tiếp tục trình diễn việc đột nhập và "tiếp quản toàn bộ xe" Tesla thông qua việc khai thác hệ thống thông tin giải trí. Để làm điều này, nhóm tìm cách kết nối với xe qua Bluetooth bằng cách làm tràn bộ nhớ đệm và tạo dòng lệnh ghi đè lên hệ thống mạng OOB (out-of-band). Kết hợp việc khai thác bảo mật TOC/TOU, nhóm đã đột nhập và điều khiển xe thành công.

    TOC/TOU là một trong những lỗi khá phổ biến và dễ bị khai thác trên các phần mềm điều khiển. Theo Gizmodo, hacker tìm cách tấn công hệ thống bằng cách truy cập tài nguyên dùng chung từ nhiều điểm khác nhau cùng một lúc. Điều này khiến phần mềm bị quá tải và hoạt động sai so với thông thường.

    Tesla sau đó xác nhận sự tồn tại của những lỗ hổng này. Đội ngũ an ninh công ty cho biết một trong hai lỗi đã được vá, lỗi còn lại sẽ được khắc phục qua bản cập nhật OTA sắp tới.

    Trong cuộc tấn công đầu tiên, Snyactiv nhận được 100.000 USD cùng một chiếc Tesla Model 3. Ở cuộc tấn công thứ hai, họ nhận thêm 250.000 USD. Bên cạnh đó, nhóm phát hiện một số lỗ hổng trong hệ điều hành Windows 11 và kiếm về 530.000 USD trong số tổng số 1,035 triệu USD tiền thưởng từ cuộc thi.

    Bộ thiết bị xâm nhập xe Tesla của Synacktiv.

    Đây không phải lần đầu phần mềm xe Tesla bị phát hiện có nhiều lỗ hổng bảo mật. Năm ngoái, một nhóm hacker mũ trắng cũng tìm ra lỗi khiến xe điện của Elon Musk bị đánh cắp dễ dàng. Cũng năm, hacker trẻ David Colombo tuyên bố đột nhập thành công 25 chiếc Tesla ở 13 quốc gia, sau đó khởi động xe và điều khiển một số tính năng như cửa kính, phát nhạc, định vị từ xa mà chủ nhân không hay biết. Tesla sau đó cũng thừa xác nhận vấn đề.

    Pwn2Own được tổ chức bởi Zero Day Initiative kể từ 2007. Cuộc thi được đánh giá là uy tín trong giới bảo mật ở quy mô toàn cầu. Hàng năm, hacker đã kiếm được hàng trăm nghìn USD thông qua việc phát hiện lỗ hổng, trong khi các công ty cũng nắm bắt sớm vấn đề trên hệ thống của mình. Khoản tiền thưởng cũng chủ yếu được tài trợ bởi những doanh nghiệp này.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Bài học từ cuộc 'Đại lạm phát' 500 năm trước

    Nhìn lại những cuộc lạm phát từ thời vua Henry VIII, khi nước Anh rơi vào hỗn loạn, Economist chỉ ra nhiều bài học cho các chính phủ ngày nay.

    Không chỉ Anh, vào những năm 1590, tình thế đó lan rộng khắp châu Âu, với khủng hoảng tài chính, bất ổn xã hội và chiến tranh tàn phá. Căn nguyên là do lạm phát gia tăng một cách bất ngờ.

    Ở Anh vào năm 1500, giá của rổ hàng hóa tiêu chuẩn mà người tiêu dùng phải chi (phần lớn là thực phẩm, cùng những thứ khác như quần áo và ánh sáng) không cao hơn so với năm 1275, theo nhà sử học Gregory Clark và các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Anh.

    Nhưng sau năm 1500, tất cả đã thay đổi. Lạm phát kéo dài, từng là điều không thể tưởng tượng được, đã không thể ngăn chặn. Trong vòng 50 năm, giá cả trung bình trên khắp nước Anh tăng gấp đôi. Nghiên cứu của Paul Schmelzing thuộc Đại học Boston cho thấy trước đó giá cả ở Italy đã tăng 5% một năm.

    Ở Pháp và Hà Lan, lạm phát đạt 4% vào cuối thế kỷ. Ở Nga, xu hướng lạm phát gia tăng từ những năm 1530. Tỷ lệ lạm phát toàn cầu đạt đỉnh vào những năm 1590 ở mức gần 3% một năm. Con số 3% ngày nay rất thấp nhưng vào thời đó, tăng trưởng thu nhập danh nghĩa về cơ bản là bằng không. Do đó, hầu như mọi mức độ lạm phát đều khiến người dân nghèo hơn.

    Lạm phát tăng trong thời gian dài, thậm chí còn lâu hơn cả thời kỳ lạm phát phi mã vào đầu thế kỷ 19 do các cuộc chiến tranh của Napoléon, hoặc những năm 1970. Một số quốc gia bị thiệt hại nhiều hơn những nước khác. Ví dụ, lạm phát ở Scotland tệ hơn nhiều so với Anh. Và lạm phát của Hà Lan có thể tệ nhất thế giới.

    Cũng giống như lạm phát ngày nay, các học giả vào những năm 1500 đã bất đồng gay gắt về nguyên nhân. Không nơi nào cuộc tranh luận này sôi nổi hơn ở Pháp những năm 1560 và 1570. Một chuyên gia thời đó là Jean Cherruyer de Malestroit cho rằng áp lực giá cả là kết quả của việc chi tiêu quá mức. Quan điểm này nếu so với thời nay thì tương đồng với của Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers.

    Trong khi đó, một nhân vật khác tên là Jean Bodin lập luận rằng nguyên nhân từ những cú sốc bất ngờ với hệ thống kinh tế toàn cầu. Ngày nay, ý kiến này giống với nhà kinh tế học người Mỹ Paul Krugman.

    Giống như Summers và Krugman ngày nay, cả Malestroit và Bodin đều có lý. Nhu cầu dư thừa chắc chắn đóng một vai trò. Dân số tăng nhanh sau "Cái chết đen" (một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV) và nhiều người trong số đó đã chuyển đến các thành phố. Điều này làm tăng nhu cầu về lương thực trong lúc nông dân sản xuất giảm. Ngoài ra, một số vị vua đã thúc đẩy nền kinh tế bằng cách thao túng tiền tệ.

    Vào những năm 1540, vua Henry VIII phá giá tiền tệ bằng một chính sách có tên "Great Debasemen". Ông cho nấu chảy các đồng tiền vàng, pha trộn với các kim loại kém giá trị hơn để có được nhiều đồng tiền vàng hơn.

    Sử dụng phương pháp này, ông đã có thêm một lượng tiền trị giá khoảng 2% GDP trong một số năm. Ông lấy đó chi cho các cuộc chiến tranh và cung điện. Nhưng kết quả là sự gia tăng nhu cầu danh nghĩa đã kích động các thương gia tăng giá.

    Không chỉ Henry, những vị vua sau cũng phá giá tiền tệ. Scotland thì bắt đầu phá giá tiền vào năm 1538 và nhân đôi chiến lược này vào năm 1560. Ở vùng đất thấp phía nam mà ngày nay là Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, đồng tiền đã bị hạ giá 12 lần từ năm 1521 đến năm 1644.

    Nhưng chỉ riêng động thái phá giá tiền không giải thích được tình trạng lạm phát lớn, dù Malestroit có lập luận thế nào đi nữa. Pháp từng hạ giá tiền của họ 123 lần từ 1285 đến 1490 nhưng không có lạm phát giai đoạn đó.

    Tuy nhiên, vào những năm 1500, ngay cả khi nhiều quốc gia giảm tốc độ phá giá tiền, tất cả đều chứng kiến lạm phát. Tây Ban Nha đã ngừng hoàn toàn việc giảm giá tiền từ năm 1497 đến năm 1686. Do đó, một số nhà sử học cho rằng nguyên nhân từ phía nhu cầu là không đủ. Vì vậy, cần xem xét những gì đang xảy ra trên khắp Đại Tây Dương, nguồn gốc gây ra cú sốc nguồn cung với kinh tế châu Âu.

    Vào khoảng năm 1545, người ta đã phát hiện ra những mỏ bạc khổng lồ ở Bolivia. Potosí, trung tâm của ngành công nghiệp mới béo bở này, trở thành thành phố lớn thứ 5 trong thế giới Cơ đốc giáo về dân số (sau London, Naples, Paris và Venice).

    Thời gian đầu những năm 1500, chỉ có 10 tấn bạc cập bến bờ biển châu Âu và tăng dần lên 173 tấn giai đoạn cuối thế kỷ đó. Tây Ban Nha, nơi phần lớn kim loại được chuyển đến, ban đầu trải qua tình trạng lạm phát đặc biệt cao, nhưng sau đó lạm phát lan rộng khắp phần còn lại của châu Âu, đến tận Nga.

    Sự gia tăng lạm phát ngày nay chỉ mới một năm nhưng đã gây ra những hậu quả chính trị và xã hội sâu sắc. Ở vài nơi trên thế giới, niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp khi tiền lương thực tế giảm. Các chính trị gia đương nhiệm không được lòng dân. Các cuộc biểu tình về chi phí sinh hoạt đang nổ ra.

    Tuy nhiên, tất cả vẫn không đáng kể so với tác động của lạm phát thế kỷ 16. Tiền lương thực tế trung bình vào đầu những năm 1500 ở mức cao nhất khoảng 7 cent một tuần, sau đó giảm liên tục. Sức mua không hồi phục cho đến cuối thế kỷ 19. Hậu quả của việc siết chặt mức sống không chỉ khiến ăn xin tràn lan mà xã hội và chính trị trên khắp châu Âu trở nên bất ổn.

    Trong một bài báo xuất bản năm 1986, Jack Goldstone, Nhà xã hội học hiện làm việc tại Đại học George Mason, đã đặt câu hỏi vì sao từ năm 1550 đến năm 1650 "các quốc gia tan vỡ trên diện rộng".

    Tại Pháp vào năm 1572, vụ thảm sát Ngày Thánh Bartholomew dẫn đến hàng nghìn người chết. Những năm 1590 là những năm nổi dậy ở Áo, Phần Lan, Hungary và Ukraine. Từ 1598, Nga bước vào "Thời kì Đại loạn" với khoảng 15 năm vô luật pháp.

    "Chiến tranh Ba Mươi Năm" bắt đầu vào 1618 và lên đến đỉnh điểm với việc vua Charles I của Anh bị hành quyết vào năm 1649. Vào mỗi năm của khoảng 25 năm đầu thế kỷ 16, cứ 100.000 người trên toàn cầu thì có khoảng 6 người chết trong các cuộc xung đột. Từ những năm 1620 đến những năm 1640, cứ 100.000 người thì có khoảng 60 người chết hàng năm.

    Giới tinh hoa cũng chịu thiệt. Tầng lớp quý tộc thường phụ thuộc vào các khoản thu cố định (chẳng hạn như cho thuê nhà). Ở miền bắc nước Pháp và Bỉ, bất bình đẳng đã giảm vào những năm 1560 và 1570 khi những người có thu nhập trung bình làm ăn tốt trong khi các địa chủ giàu có thu nhập giảm. Các nhà tài phiệt vốn không quen với xung đột kinh tế nên kích động sự thay đổi.

    Quan trọng hơn là các chính phủ cũng gặp khó. Nhiều thế kỷ lạm phát bằng 0 hoặc thấp đã ảnh hưởng đến cách họ cấu trúc tài chính nhà nước. Các vị vua thường cho thuê những mảnh đất với giá thuê cố định trong thời gian 99 năm. Thuế hải quan được giữ ở mức giá danh nghĩa. Đây là một vấn đề một khi lạm phát cất cánh.

    Từ giữa những năm 1570 đến giữa những năm 1590, nguồn thu thuế của Tây Ban Nha không đổi về tiền mặt, nhưng có sức mua kém hơn. Và chi phí của chính phủ, vốn không cố định, đã tăng vọt. Vào thế kỷ sau năm 1530, đưa một người lính ra chiến trường tốn kém gấp 5 lần trước đó.

    Do đó theo thời gian, lạm phát góp phần khiến các quốc gia yếu hơn và khủng hoảng nợ. Các chính phủ ra sức làm những gì có thể để tăng thu. Vào năm 1544 và 1545, Henry VIII bán bớt tài sản của nhà nước, chẳng hạn các lô đất, trị giá hơn 150.000 bảng Anh (hoặc hơn 2% GDP). Đầu những năm 1600, những vụ mua bán nhỏ hơn dưới thời Elizabeth I vẫn diễn ra.

    Ông Goldstone chỉ ra rằng số người được phong tước hiệp sĩ "với số lượng chưa từng có" cũng mang đến những khoản tốn kém lớn. Ngoài ra, hoạt động cho vay bùng nổ vào đúng thời điểm nhiều người cho vay bắt đầu tăng lãi suất. Theo đó, lãi suất hiếm khi tăng vào những năm 1300 và 1400, đã tăng lên gấp bội với Pháp (năm 1558, 1624 và 1648), Bồ Đào Nha (năm 1560) và Tây Ban Nha (năm 1557, 1575, 1596, 1607, 1627 và 1647).

    Cuối cùng, đại lạm phát cũng kết thúc nhờ nhiều yếu tố. Theo đó, tăng trưởng dân số chậm lại, làm giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Các quân chủ nắm quyền kiểm soát chính sách tài chính và tiền tệ cam kết sẽ ít để vỡ nợ và phá giá tiền tệ hơn. Dòng kim loại quý từ châu Mỹ cũng dần chậm lại. Tuy nhiên, những bài học từ 500 năm trước là rõ ràng. Bất kể nguyên nhân là gì, các xã hội để xảy ra lạm phát thì sẽ dẫn đến mức sống suy giảm.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Vụ sụp đổ trái phiếu rác tại Mỹ

    Michael Milken được coi là "Vua trái phiếu rác" tại Mỹ vì đã tạo ra thị trường cho công cụ này, một loại trái phiếu có rủi ro lớn, nhưng trả lợi suất cao. Năm 1969, Milken gia nhập Ngân hàng đầu tư Drexel Burnham Lambert.

    Ông nhìn thấy tiềm năng từ lĩnh vực bị bỏ qua, cho rằng các trái phiếu rác có rủi ro vỡ nợ ở mức chấp nhận được, trong khi lại có lợi suất cao. Drexel Burnham Lambert vì thế đã bảo lãnh phát hành loại trái phiếu này, còn Milken thuyết phục các tổ chức rót tiền vào đây.

    Đến năm 1988, thị phần bảo lãnh phát hành trái phiếu rác của Drexel lên tới 50%. Drexel cũng có thời điểm là ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 tại Mỹ.

    Thị trường trái phiếu rác tăng trưởng chóng mặt suốt gần một thập kỷ, từ quy mô 10 tỷ USD năm 1979 lên gần 190 tỷ USD năm 1989. Công cụ này đã giúp nhiều công ty nhỏ tiếp cận vốn. Nó cũng được coi là cách huy động tài chính phổ biến cho các thương vụ LBO (mua lại công ty khác bằng vốn vay).

    Đến cuối thập niên 80, thị trường lao dốc sau hàng loạt đợt nâng lãi của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nguồn cung bắt đầu vượt quá nhu cầu. Bên cạnh đó, Milken còn bị cáo buộc vi phạm hàng loạt quy định về chứng khoán và công bố thông tin. Ông bị phạt 200 triệu USD và phải ngồi tù 22 tháng. Drexel cũng tuyên bố phá sản năm 1990.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Khủng hoảng đồng peso Mexico

    Tháng 12/1994, Mexico bất ngờ phá giá đồng peso. Việc này diễn ra sau 3 năm nước này duy trì giá peso chỉ dao động trong biên độ hẹp so với USD. Chính sách tỷ giá này chịu sức ép trong năm 1994, do thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico tăng, trong khi dự trữ nước ngoài lại giảm tới hai phần ba.

    Việc phá giá khiến các thị trường tài chính toàn cầu ngạc nhiên. Để ngăn dòng vốn rời đất nước, Mexico còn nâng lãi suất. Lãi suất ngắn hạn từ 15% lên 32%, khiến lãi suất cho vay tăng theo, đe dọa ổn định kinh tế.

    Hai ngày sau, Chính phủ Mexico phải thả nổi đồng peso. Nhưng thay vì ổn định lại, đồng tiền này tiếp tục mất giá. Giá peso giảm nửa chỉ vài tháng sau đó.

    Khủng hoảng tại Mexico còn lan ra nhiều nước khác. Một số quốc gia Nam Mỹ ghi nhận nội tệ mất giá mạnh và dự trữ giảm mạnh. Nhiều nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng bị rút vốn.

    Cuối cùng, Mexico phải nhận hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và 50 tỷ USD cứu trợ từ Mỹ. Quốc gia này trải qua nhiều năm suy thoái và lạm phát phi mã sau khủng hoảng. Tỷ lệ nghèo đói tại đây cũng duy trì ở mức cao trong suốt thập niên 90.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Khủng hoảng tài chính châu Á

    Khủng hoảng tài chính châu Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp đổ của đồng baht Thái, do dòng vốn ồ ạt rời khỏi quốc gia này. Hiệu ứng lan tỏa khiến nhà đầu tư phương Tây bất ngờ rút vốn, tiền tệ các quốc gia khác trong khu vực cũng lần lượt bị phá giá. Hàng loạt tập đoàn và công ty, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, vỡ nợ. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Khủng hoảng tài chính nhanh chóng chuyển sang suy thoái kinh tế trầm trọng. Đồng tiền các quốc gia bị phá giá, lạm phát tăng tốc, các tổ chức tài chính và công ty phá sản, nợ xấu lên kỷ lục, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp lên cao. GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái Lan và Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10% trong khi Hàn Quốc giảm 3,8% trong quý đầu năm 1998.

    IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỷ USD cuối năm 1997 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng hoảng. Đổi lại, các nước thắt chặt tiền tệ, tái cấu trúc hệ thống tài chính hoặc giảm can thiệp vào kinh tế thị trường. Đến đầu năm 1999, khu vực này mới dần hồi phục.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Khủng hoảng nợ công châu Âu

    Sau khi tuyên bố thoát suy thoái từ cuối năm 2009, châu Âu lại gần như ngay lập tức sa lầy vào cuộc khủng hoảng nợ công. Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ cơn địa chấn tài chính 2008.

    Việc các quốc gia tăng cường tung kích thích bằng các biện pháp tài khóa đã khiến thâm hụt ngân sách và nợ công tăng dần. Khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 2009 tại Hy Lạp, sau đó lan ra toàn khu vực đồng euro. Hy Lạp là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất, do ngành công nghiệp chủ chốt của nước này là vận tải biển và du lịch rất nhạy cảm với tình hình kinh tế. Chỉ trong vài năm, lần lượt Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland và Cyprus đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ nợ.

    Những diễn biến này đã khiến đồng euro mất giá trầm trọng. Chính sách thắt lưng buộc bụng của các nước trong khu vực, nhằm giảm thâm hụt và nợ công, cũng khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp hay Tây Ban Nha thường xuyên trên 25%. GDP Hy Lạp thậm chí còn giảm tới 30% trong giai đoạn 2008 – 2013.

    Lo ngại bởi cuộc suy thoái dài nhất kể từ khi đồng euro lưu hành và tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, các lãnh đạo EU sau đó đã phải nới lỏng biện pháp thắt lưng buộc bụng. Cuối năm 2013, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất để tăng tốc đà hồi phục trong khu vực. Năm 2014, chỉ còn Hy Lạp và Cyprus cần hỗ trợ. Đến 2018, Hy Lạp mới chính thức rời chương trình cứu trợ.

  • Reply to:

    CEO SVB đã bán 3,6 triệu USD cổ phiếu trước khi doanh nghiệp phá sản

      1 năm 1 tháng 1 tháng ago

    Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

    Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến thứ II bắt đầu lan rộng. Khủng hoảng bắt đầu từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ, với nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất sau này là "cho vay dưới chuẩn" (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ). Sau đó, rắc rối lan sang thị trường tài chính và cuối cùng là kinh tế toàn cầu.

    Cơn địa chấn thực sự nổ ra vào ngày 7/9 với việc hai đại gia cho vay thế chấp của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản. Washington Mutual là vụ sụp đổ lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Mỹ. Merill Lynch cũng bị Bank of America mua lại. Còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.

    Để cứu vãn nền tình thế, ngân hàng trung ương các nước đã phải cắt giảm lãi suất, bơm tiền cho các công ty hay mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, động thái đó cũng không thể ngăn Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nga và nhiều quốc gia khác trên thế giới rơi vào suy thoái trong quý IV năm đó. Theo cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) - Alan Greenspan, đây là cuộc khủng hoảng "hàng trăm năm mới có một lần".

    Để cứu vãn nền kinh tế, từ tháng 11/2008, Fed đã phải liên tục tung ra các gói kích thích. Lãi suất cũng được duy trì ở mức kỷ lục gần 0% suốt nhiều năm. Tình hình tại Mỹ sau đó dần ổn định.

    Cuối năm 2009, khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) tuyên bố EU, trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã thoát khỏi suy thoái. Các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Đức, Pháp cũng dần ra khỏi thời kỳ đen tối nhất.

Các trang

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung