Anna Liu tình nguyện viên giúp người Vũ Hán vượt qua tuyệt vọng

Anna Liu rời Vũ Hán để theo đuổi giấc mơ làm báo, nhưng giờ cô lại muốn gắn bó hơn với nơi đây để giúp người dân vượt qua dịch bệnh Covid-19

Liu, 30 tuổi, từng là phóng viên của tờ Q Daily có trụ sở ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, khi tòa soạn cắt giảm nhân sự vào tháng 12 năm ngoái, Liu trở về quê ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc để đón Tết Nguyên đán cùng bố mẹ. Sau khi thành phố bị phong tỏa hôm 23/1 để ngăn virus corona lây lan, bản năng của một nhà báo thôi thúc Liu làm việc.

>> Ngày 17.2.2020, chuyên gia Mỹ cảnh báo về dịch bệnh COVID-19

>> Tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc bị phong tỏa hoàn toàn, người dân không được rời khỏi nơi ở

>> Giám đốc bệnh viện Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc tử vong vì nhiễm virus corona

"Tôi thực sự thấy lo lắng trong suốt 48 giờ đầu tiên. Tp. Vũ Hán giờ như thành phố bị cô lập. Mọi thứ như một cơn bão lớn cuốn mọi người vào, nhưng không ai biết sẽ đi về đâu", Liu nói.

Tình nguyện viên

Lo lắng cho an toàn của con gái, bố mẹ yêu cầu cô ở yên trong nhà. Nhưng với  kinh nghiệm của một phóng viên, Liu muốn trở thành một tình nguyện viên, giúp người dân ở Vũ Hán có thể tiếp cận những thông tin cần thiết để vượt qua những tình huống khó khăn, nhiều lúc tưởng như tuyệt vọng, trong thành phố bị phong tỏa. 

"Mọi thứ đều theo một chiều từ trên xuống dưới", Liu nói tới cách thức truyền tải thông tin từ chính quyền trung ương tới địa phương. "Không có kênh thông tin nào giúp người dân Vũ Hán liên hệ với chính quyền để biết điều gì đang xảy ra, hoặc để chính quyền biết được điều chúng tôi cần".

Anna Liu tác nghiệp ở Tân Cương tháng 6/2019. Ảnh: NY Times.

Anna Liu tác nghiệp ở Tân Cương tháng 6/2019. Ảnh: NY Times.

Là một tình nguyện viên, Liu không cung cấp thực phẩm, khẩu trang cho người dân, thay vào đó là thông tin. Cô bắt đầu mỗi ngày bằng việc lướt qua các bài đăng của người Vũ Hán kêu gọi giúp đỡ trên mạng xã hội. Sau đó, cô liên lạc với họ để xác minh thông tin chi tiết, chỉnh sửa bài đăng cho họ và giúp họ tìm đến đúng nơi có thẩm quyền hoặc nguồn cung ứng vật tư cần thiết.

Cô giúp họ nộp đơn khiếu nại, tìm giường bệnh hoặc được bệnh viện tiếp nhận điều trị, vào thời điểm mà mọi người ở Vũ Hán dường như trở nên tuyệt vọng trước cuộc khủng hoảng y tế do nCoV gây ra và tình trạng thiếu thông tin.

Có nhiều tình huống xảy ra cần cô hỗ trợ, như người dân bị đưa tới nhầm bệnh viện, gia đình không thể tiếp cận người thân già yếu hoặc bị ốm, hay người mắc các bệnh khác không có nơi điều trị.

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán

Từ khi dịch bùng phát ở Tp. Vũ Hán, chính quyền thành phố bị cáo buộc bưng bít thông tin và phản ứng chậm chạp, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Dịch đến nay đã khiến khoảng 2.236 người chết ở Trung Quốc đại lục, số ca nhiễm tăng lên 75.456, trong đó khoảng 44.000 người ở Vũ Hán.

"Là một nhà báo, tôi cố gắng giúp thông tin được truyền tải cân bằng hơn tới người dân", Liu, người không rời khỏi nhà suốt một tháng qua, cho biết. Cô nói thêm rằng kinh nghiệm làm việc với bộ máy hành chính ở Trung Quốc đã giúp cô rất nhiều trong cuộc khủng hoảng hiện tại.

Tuy nhiên, cô vẫn cảm thấy bất lực khi còn quá nhiều người dân tuyệt vọng ở Tp. Vũ Hán. "Tôi không thể cho họ một sự giúp đỡ thực sự nào", Liu nói.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi trưởng thành, Liu ở lại nơi cô sinh ra và lớn lên nhiều hơn một tuần. "Tôi chưa từng bỏ công bỏ sức tìm hiểu Tp. Vũ Hán trước đây. Tôi đã từng cố chạy trốn khỏi nó", Liu nói, giải thích rằng thành phố hạng hai này chưa từng được mọi người thực sự chú ý đến. Nhưng giờ thì khác.

"Mọi người trên khắp cả nước chỉ trích Tp. Vũ Hán. Họ nói rằng giới chức thành phố yếu kém và người dân ở đây đi khắp nơi để lây nhiễm bệnh cho người khác", Liu cho hay.

Cựu phóng viên này cho biết cô sẽ ở lại Tp. Vũ Hán thêm một hai năm hiểu nhiều hơn về quê hương và giúp đỡ người dân thành phố vượt qua khủng hoảng.

Theo NY Times

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (2 votes)