Tự học C++: Hàm

Tự học C++: Hàm

Hàm là một khối lệnh được thực hiện khi nó được gọi từ một điểm khác của chương trình. Dạng thức của nó như sau:

type name ( argument1, argument2, …) statement

trong đó:

type là kiểu dữ liệu được trả về của hàm

name là tên gọi của hàm

arguments là các tham số (có nhiều bao nhiêu cũng được tuỳ theo nhu cầu). Một tham số bao gồm tên kiểu dữ liệu sau đó là tên của tham số giống như khi khai báo biến (ví dụ int x) và đóng vai trò bên trong hàm như bất kỳ biến nào khác. Chúng dùng để truyền tham số cho hàm khi nó được gọi. Các tham số khác nhau được ngăn cách bởi các dấu phẩy.

statement là thân của hàm. Nó có thể là một lệnh đơn hay một khối lệnh.

Dưới đây là ví dụ đầu tiên về hàm:

// function example

#include

int addition (int a, int b)

{int r;

r=a+b;

return (r);

}int main ()

{int z;

z = addition (5,3);

cout << “The result is ” << z;

return 0;

}

The result is 8

Để có thể hiểu được đoạn mã này, trước hết hãy nhớ lại những điều đã nói ở bài đầu tiên: một chương trình C++ luôn bắt đầu thực hiện từ hàm main. Vì vậy chúng ta bắt đầu từ đây.

Chúng ta có thể thấy hàm main bắt đầu bằng việc khai báo biến z kiểu int. Ngay sau đó là một lời gọi tới hàm addition. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy sự tương tự giữa cấu trúc của lời gọi hàm với khai báo của hàm:

Các tham số có vai trò thật rõ ràng. Bên trong hàm main chúng ta gọi hàm addition và truyền hai giá trị: 5 và 3 tương ứng với hai tham số int a và int b được khai báo cho hàm addition.

Vào thời điểm hàm được gọi từ main, quyền điều khiển được chuyển sang cho hàm addition. Giá trị của c hai tham số (5 và 3) được copy sang hai biến cục bộ int a và int b bên trong hàm.

Dòng lệnh sau:

return (r);

kết thúc hàm addition, và trả lại quyền điều khiển cho hàm nào đã gọi nó (main) và tiếp tục chương trình ở cái điểm mà nó bị ngắt bởi lời gọi đến addition. Nhưng thêm vào đó, giá trị được dùng với lệnh return (r) chính là giá trị được trả về của hàm.

Giá trị trả về bởi một hàm chính là giá trị của hàm khi nó được tính toán. Vì vậy biến z sẽ có có giá trị được trả về bởi addition (5, 3), đó là 8.

Phạm vi hoạt động của các biến [nhắc lại]

Bạn cần nhớ rằng phạm vi hoạt động của các biến khai báo trong một hàm hay bất kỳ một khối lệnh nào khác chỉ là hàm đó hay khối lệnh đó và không thể sử dụng bên ngoài chúng. Ví dụ, trong chương trình ví dụ trên, bạn không thể sử dụng trực tiếp các biến a, b hay r trong hàm main vì chúng là các biến cục bộ của hàm addition. Thêm vào đó bạn cũng không thể sử dụng biến z trực tiếp bên trong hàm addition vì nó làm biến cục bộ của hàm main.

Tuy nhiên bạn có thể khai báo các biến toàn cục để có thể sử dụng chúng ở bất kỳ đâu, bên trong hay bên ngoài bất kỳ hàm nào. Để làm việc này bạn cần khai báo chúng bên ngoài mọi hàm hay các khối lệnh, có nghĩa là ngay trong thân chương trình.

Đây là một ví dụ khác về hàm:

// function example

#include

int subtraction (int a, int b)

{int r;

r=a-b;

return (r);

}int main ()

{int x=5, y=3, z;

z = subtraction (7,2);

cout << “The first result is ” << z << ” “;

cout << “The second result is ” << subtraction (7,2) << ” “;

cout << “The third result is ” << subtraction (x,y) << ” “;

z= 4 + subtraction (x,y);

cout << “The fourth result is ” << z << ” “;

return 0;

}

The first result is 5
The second result is 5
The third result is 2
The fourth result is 6

Trong trường hợp này chúng ta tạo ra hàm subtraction. Chức năng của hàm này là lấy hiệu của hai tham số rồi trả về kết quả.

Tuy nhiên, nếu phân tích hàm main các bạn sẽ thấy chương trình đã vài lần gọi đến hàm subtraction. Tôi đã sử dụng vài cách gọi khác nhau để các bạn thấy các cách khác nhau mà một hàm có thể được gọi.

Để có hiểu cặn kẽ ví dụ này bạn cần nhớ rằng một lời gọi đến một hàm có thể hoàn toàn được thay thế bởi giá trị của nó. Ví dụ trong lệnh gọi hàm đầu tiên:

z = subtraction (7,2);
cout << “The first result is ” << z;

Nếu chúng ta thay lời gọi hàm bằng giá trị của nó (đó là 5), chúng ta sẽ có:

z = 5;
cout << “The first result is ” << z;

Tương tự như vậy

cout << “The second result is ” << subtraction (7,2);

cũng cho kết quả giống như hai dòng lệnh trên nhưng trong trường hợp này chúng ta gọi hàm subtraction trực tiếp như là một tham số của cout. Chúng ta cũng có thể viết:

cout << “The second result is ” << 5;

5 là kết quả của subtraction (7,2).

Còn với lệnh

cout << “The third result is ” << subtraction (x,y);

Điều mới mẻ duy nhất ở đây là các tham số của subtraction là các biến thay vì các hằng. Điều này là hoàn toàn hợp lệ. Trong trường hợp này giá trị được truyền cho hàm subtraction là giá trị của x and y.

Trường hợp thứ tư cũng hoàn toàn tương tự. Thay vì viết:

z = 4 + subtraction (x,y);

chúng ta có thể viết:

z = subtraction (x,y) + 4;

cũng hoàn toàn cho kết quả tương đương. Chú ý rằng dấu chấm phẩy được đặt ở cuối biểu thức chứ không cần thiết phải đặt ngay sau lời gọi hàm.

(Theo OurViet Network)

 

Tags: 
Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (1 vote)
Ảnh của Binh Tran Thanh

Drupal Consultant

Started my career as a drupal8 developer in EM Solutions . I love learning Web technologies like HTML, CSS, PHP, Jquery Ajax and Drupal backend . Currently working as a drupal backend developer.

Bình luận (0)

 

Add Comment

Filtered HTML

  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Các thẻ HTML được chấp nhận: <a> <em> <strong> <cite> <blockquote> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd>
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.

Plain text

  • No HTML tags allowed.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Flippa

Tìm ý tưởng Keyword Research cho website từ Flippa

Khi bạn bắt đầu làm một trang web để kiếm tiền từ Google Adsense, bạn thường quan tâm rằng không biết sau những tháng ngày SEO từ khóa lên hạng 1 rồi, trang web có được lượng visit như mong muốn không.

Grunt, một Backend-free apps kết hợp jekyll, D3.js, nhanh hơn 96% websites khác

Grunt, một Backend-free apps kết hợp jekyll, D3.js, nhanh hơn 96% websites khác

Jekyll was used to create the actual HTML. Nothing too fancy here, but it served its purpose - generating the HTML that we'll later into GitHub Pages.

Android dẫn đầu thị trường máy tính bảng tại VN

Android dẫn đầu thị trường máy tính bảng tại VN

Theo kết quả khảo sát máy tính bảng và thiết bị đọc sách điện tử hàng quý của IDC, iPad của Apple đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ máy tính bảng chạy Android...

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung