- Posted by: Tommy Tran
- Sun, 17/04/2022, 16:36 (GMT+7)
- Địa điểm ăn chơi, giải trí
- 1 Bình luận
TASTY Acoustic Cafe tại Tầng thượng chợ Đà Lạt
Buổi sáng thấy được góc Paris xinh đẹp tối thì chợ đêm lung linh. Từ ngày có TASTY thì mọi người mới biết viwe chợ Đà Lạt từ trên cao là như thế nào.
TASTY cafe được thiết kế hiện đại, sang trọng nhưng cũng khá gần gũi, phù hợp cho bạn dù chỉ đi 1 mình hay với bạn bè, gia đình.
Đặc biệt vào các tối cuối tuần ở TASTY còn có đêm nhạc Acoustic.
Không gian quán khá rộng, gồm phần trong nhà và sân thượng, nơi nào cũng đa dạng các góc "sống ảo". Đặc biệt là "góc Paris" thần thánh đang làm mưa làm gió thời gian gần đây. Với cảnh 360*, từ góc nào của TASTY bạn cũng có thể ngắm nhìn bao quát chợ Đà Lạt, bậc thang xuống chợ, góc Hong Kong,...
TASTY Acoustic Cafe
Tầng thượng chợ Đà Lạt
Bình luận (1)
6 rủi ro chính với kinh tế toàn cầu năm nay
Những dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 vẫn thấp, phản ánh việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đối phó với lạm phát, đặc biệt ở những nền kinh tế lớn.
Các tổ chức quốc tế đang đưa ra những nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023. Một số tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 so với những dự báo đưa ra trước đó.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,9%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10/2022.
Giảm tốc tăng trưởng so với năm 2022
Fitch Ratings (FR) nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong ngắn hạn được cải thiện đáng kể khi đạt mức 2% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2022.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 có dấu hiệu tăng, dự báo đạt 2,6% trong năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 11/2022.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong các báo cáo đầu năm 2023.
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 1, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% năm 2023, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.
Trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới tháng 2, UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.
Tại khu vực Đông Nam Á, WB nhận định phục hồi kinh tế của các quốc gia sau suy thoái do đại dịch khá khác nhau. Tăng trưởng GDP của Indonesia, Malaysia và Thái Lan dự báo đạt 4,8%, 4% và 3,6% năm 2023, lần lượt giảm 0,5, 0,5 và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.
WB điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines và Việt Nam ở mức 5,4% và 6,3%, đều giảm 0,2 điểm phần trăm, do được hưởng lợi từ tăng tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
6 nhân tố rủi ro chính
IMF chỉ ra 6 nhân tố rủi ro chính có khả năng làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ.
Trong bối cảnh mức độ miễn dịch cộng đồng vẫn còn thấp và năng lực bệnh viện không đủ, những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe có thể cản trở quá trình phục hồi.
Hơn nữa, khủng hoảng sâu sắc của thị trường bất động sản ở Trung Quốc với rủi ro vỡ nợ cao của các nhà phát triển bất động sản có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực tài chính.
Thứ hai là leo thang xung đột ở Ukraine. Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực với châu Âu và các nước có thu nhập thấp.
Yếu tố thứ ba được IMF chỉ ra là khó khăn về nợ. Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng và đồng USD mất giá.
Ước tính khoảng 15% quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tình trạng khó khăn về nợ và khoảng 25% nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ cao.
Sự kết hợp giữa mức nợ cao do đại dịch, tăng trưởng thấp hơn và chi phí đi vay cao hơn đã khiến tình trạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh tế có nhu cầu trả nợ bằng đồng USD trong ngắn hạn.
2 rủi ro tiếp theo là lạm phát kéo dài và phân mảnh địa chính trị. Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài có thể khiến tăng trưởng tiền lương mạnh hơn dự kiến.
Rủi ro cuối cùng là tình trạng định giá lại thị trường tài chính đột ngột. Việc sớm nới lỏng các điều kiện tài chính để ứng phó với dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể làm phức tạp thêm những chính sách chống lạm phát và buộc phải thắt chặt tiền tệ hơn.
Đồng thời, việc công bố dữ liệu lạm phát có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn.
Add Comment