- Posted by: Tommy Tran
- Wed, 13/04/2022, 7:53 (GMT+7)
- Hạnh phúc gia đình
- 1 Bình luận
Ngộ độc chuyện kiếm hàng nghìn USD một tháng
Những chia sẻ kiếm nghìn USD, làm ở công ty tốt, nghỉ việc tự kinh doanh thành công... đôi khi là liều thuốc khiến người trẻ nghi ngờ bản thân.
"Mình đã kiếm được 1.000 USD mỗi tháng ở tuổi 20 như thế nào?", "Mình đã thi đậu vào công ty ABC như thế nào?", "Mình đã cân bằng việc học, thực tập, tự kinh doanh để tự lập tài chính tuổi 20 như thế nào", "Mình đã rời công việc công ty ở tuổi 25 để bắt đầu kinh doanh và kiếm tiền mỗi tháng như thế nào?"...
Đây hầu như là những chia sẻ xuất hiện rất nhiều trên mạng mỗi khi các bạn trẻ cảm thấy áp lực. Sau đó đặt câu cảm thán: "Ôi thật là áp lực đồng trang lứa (peer pressure) quá.
Nhưng, dừng và suy nghĩ khoảng chừng hai giây. Kiếm 1.000 USD mỗi tháng được mấy tháng trong 12 tháng hay chỉ là đỉnh điểm cao nhất của cả năm, hay chỉ là tính chất công việc theo mùa vụ...
Đậu vào công ty nhưng background đằng sau như thế nào, thời gian dành ra là bao nhiêu, đáng đổi những gì, có hạnh phúc và đi đường dài với lựa chọn này? Cân bằng tất cả nhưng liệu có hạnh phúc với lựa chọn của mình...
Tất cả những gì làm chúng ta cảm thấy "peer pressure" đa phần chỉ là những hào nhoáng trước mắt, những đoạn trailer đẹp nhất được cắt ghép chỉn chu, cẩn thận để trưng bày ra.
Họ khích lệ cổ thì ít nhưng hầu hết để khoe mẽ, để tăng áp lực, để bán khoá học, để tạo hiệu ứng tâm lý thì nhiều. Trước đây một thời gian ngắn, tôi hay đọc những dạng bài thành tích đến nỗi không nhận ra mình đã bị đầu độc "peer pressure" như thế nào?
Tôi vô thức thấy bài là đọc, đọc cả bình luận rồi lại như một thói quen thốt lên "má ôi áp lực đồng trang lứa quá". Rồi dần dà, khi ngấm đủ, áp lực đủ thì mình nhận ra: Ủa rồi ở đó mà áp lực chi, mỗi người một gia thế, một nền tảng cuộc sống, một con đường đi, một bộ não, một sứ mệnh riêng, chả ai giống ai?
Tại sao lại phải để ý nhiều đến vậy. Có câu nói rất hay mà tôi nghe được là "Hành trình của mỗi người đều khác nhau, tại sao cứ phải so sánh rồi lại chì chiết bản thân bạn quá nhiều".
Suy cho cùng chính bạn mới là người đi cùng với bạn đến cuối cuộc đời, hà khắc phải mải nhìn ra bên ngoài mà bỏ bê người bạn đồng hành kim cương này. Với tôi, có hai cách để vượt qua một áp lực nào đó: Một là né tránh, hai là đâm thẳng vào nó.
Và với áp lực đồng trang lứa tôi chọn né tránh thời điểm ban đầu, trải nghiệm đủ mình chọn đối diện, đâm đầu vào chính nó để nhận ra nó thực sự không đáng sợ đến thế nếu như mình biết mình muốn làm gì, đi đâu, hành trình mình đi sẽ mang lại cho mình những gì?
Tuổi nào mà chả có áp lực:
- Mười tám tuổi áp lực thi vào ngôi trương đại học mơ ước hay học một cái nghề.
- 22 tuổi áp lực ra trường, chọn công việc, môi trường đi làm ra sao.
- 25 tuổi chán làm việc công ty, muốn tự lập kinh doanh, áp lực số lương, nhà, xe - 30 tuổi áp lực lập gia đình con cái...
Suy cho cùng cuộc đời là bức tranh mà, chính bạn là họa sĩ vẽ nên bức tranh của riêng bạn. Cho dù mỗi chúng ra không phải Picasso nhưng chắc chắn một điều là: Không ai vẽ bức tranh này đẹp bằng bản thân mỗi người.
Bình luận (1)
USD bị bán tháo
Các tín hiệu suy yếu của kinh tế Mỹ đã tạo sức ép cho đồng bạc xanh. Giới đầu tư cũng trở nên thận trọng trước khi báo cáo về thị trường việc làm của Mỹ được công bố.
Đồng bạc xanh của Mỹ đã bị bán tháo trước khi báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố trong tuần này. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ thế giới - vừa rơi xuống mức thấp nhất 2 tháng.
Dù đã phục hồi phần nào vào ngày 6/4, USD Index vẫn ở mức 101,95 điểm, cách không xa so với ngưỡng thấp nhất 2 tháng.
Các nhà giao dịch vẫn đang thận trọng. Báo cáo về thị trường việc làm sẽ góp phần quyết định động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Mới đây, bà Loretta Mester - Chủ tịch Fed Cleveland - cho biết lãi suất điều hành sẽ vẫn đi lên bất chấp nền kinh tế đã suy yếu.
Động lực bị triệt tiêu
Trước đó, hàng loạt dữ liệu đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế, hạn chế khẩu vị rủi ro của giới đầu tư và thúc đẩy dòng tiền chảy vào các tài sản trú ẩn an toàn.
"Dữ liệu về thị trường việc làm thấp hơn dự kiến sẽ cho chúng ta thấy rằng các đợt tăng lãi suất của Fed đã phát huy tác dụng", ông Neil Wilson - Trưởng bộ phận Phân tích thị trường của Markets.com - nhận định với Zing.
Thông qua các đợt tăng lãi suất, Fed muốn hạ nhiệt thị trường việc làm và tăng trưởng kinh tế để kìm hãm lạm phát, vốn đã lên mức cao nhất nhiều thập kỷ. Những đợt tăng lãi suất dồn dập của ngân hàng trung ương đã đẩy USD Index tăng vọt trong năm ngoái. Đồng bạc xanh có thời điểm rẻ hơn euro.
Nhưng ở chiều ngược lại, việc Fed dừng tăng, hoặc cắt giảm lãi suất sẽ triệt tiêu động lực cho đà tăng trưởng của USD. Thêm vào đó, giới đầu tư cũng bán tháo đồng bạc xanh nếu kinh tế Mỹ trượt tới bờ vực suy thoái.
Trong khi đó, ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra nền kinh tế hàng đầu thế giới đang bước vào một đợt suy yếu mạnh, thậm chí là suy thoái.
Theo dữ liệu của công ty ADP, hoạt động tuyển dụng trong khu vực tư nhân của Mỹ đã giảm tốc trong tháng 3. Cụ thể, số việc làm mới trong khu vực tư nhân chỉ tăng 145.000 trong tháng trước, giảm mạnh so với mức 261.000 của tháng 2 và thấp hơn ước tính 210.000 của các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát.
Như vậy, trong quý đầu năm, số việc làm mới trung bình mỗi tháng chỉ là 175.000, giảm từ 216.000 vị trí trong quý IV/2022. Cùng kỳ năm ngoái, con số này lên tới 397.000 việc làm.
Kinh tế Mỹ suy yếu
"Dữ liệu mới nhất của chúng tôi đang phát đi tín hiệu về một nền kinh tế đã giảm tốc. Các công ty đang trì hoãn sau một năm tuyển dụng ồ ạt. Tăng trưởng tiền lương cũng giảm dần", bà Nela Richardson - chuyên gia kinh tế trưởng của ADP - nhận định.
Trước đó, theo một báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, số vị trí trống đã giảm xuống còn 9,93 triệu trong tháng 2, thấp hơn ước tính 10,4 triệu việc làm của FactSet.
Trong khi đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ cũng ghi nhận tháng thứ 5 liên tiếp rơi vào vùng suy giảm, cho thấy hoạt động tại các nhà máy đang suy yếu.
Tăng trưởng tiền lương của người Mỹ cũng đã chậm lại. Theo tính toán của ADP, trong tháng 3, tiền lương của người lao động Mỹ tăng trưởng 6,9% so với năm ngoái, giảm từ tốc độ 7,2% vào tháng 2.
Điều này cho thấy Fed đã có bước tiến trong cuộc chiến chống lạm phát, và làm giảm bớt lo ngại về vòng xoáy lạm phát - tiền lương nguy hiểm.
Vòng xoáy lạm phát - tiền lương xảy ra khi người lao động muốn một mức lương cao hơn để trang trải chi phí sinh hoạt tăng cao trong thời kỳ lạm phát.
Các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn nhằm thu hút và giữ chân người lao động. Do vậy, họ sẽ cần tăng giá để bù đắp chi phí, từ đó tác động ngược trở lại người tiêu dùng.
Add Comment