Tuần thứ 13, 14, 15, 16, 17, 18 , 19, 20 của thời kỳ mang thai

Mang thai tuần thứ 13

1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?

Bạn chưa cần mặc đồ bầu, nhưng không nên mặc những bộ đồ sát người, hãy thay bằng những bộ đồ rộng rãi hơn. Bụng, ngực, hông và mông bạn sẽ to ra thấy rõ. Bạn bắt đầu thấy bớt mệt mỏi vào buổi sáng, nhưng có thể bị ợ nóng thường xuyên. Bạn có thể thấy sự thay đổi rõ ràng của ngực. Ngực trở nên lớn và có các u nhỏ do tuyến sữa phát triển để chuẩn bị sản xuất sữa. Bạn có thể thấy những ống dẫn nổi rõ ở dưới da. Từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu, sữa non bắt đầu hình thành; đây là giai đoạn đầu của việc tạo sữa và sữa có thể chảy ra ngoài từ núm vú khi bạn xoa bóp.

2. Bé to chừng nào?

Ở tuần thứ 13 của thai kì, con bạn dài khoảng 9 cm (3.5 iches) và nặng khoảng 35,4 g (1.25 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Cho tới thời điểm này, đầu con bạn là phần lớn nhất của cơ thể bé, nhưng điều đó đang bắt đầu thay đổi. Đầu con của bạn chỉ bằng 1/3 tổng cơ thể của chúng. Vân tay bắt đầu được định vị trên đầu ngón tay của bé. Hệ thận, tiết niệu hình thành hoàn toàn cho phép bé thải ra lượng dịch ối được nuốt vào. Da bé được phủ một lớp lông mềm, min gọi là lông tơ.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Khi phụ nữ mang thai bước vào tháng thứ 4 thai kỳ, họ thường quan tâm nhiều đến hoạt động tình dục. Nhiều cặp vợ chồng thường tự hỏi tình dục trong lúc mang thai có an toàn không. Nhiều người không biết rằng bé được bảo vệ bởi dịch ối trong tử cung, bởi thành bụng của bạn, và bởi chất nhầy che kín cổ tử cung của bạn và giúp chống lại sự nhiễm trùng. Do đó bạn vẫn có thể quan hệ trong thời gian này.

Hoạt động tình dục nên tránh nếu:

  • Bạn đã từng sinh non
  • Bạn đã từng sẩy thai
  • Bạn bị vở ối
  • Bạn bị xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Bạn bị nhau tiền đạo hay nhau thấp
  • Bạn bị hở cổ tử cung
  • Bạn hay chồng bạn mắc bệnh truyền nhiễm.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Gần 90% phụ nữ mang thai xuất hiện những vết rạn da. Những vết rạn da này xuất hiện như vệt hồng hay vệt đỏ chạy dọc ngực hay bụng của bạn. Tăng cân với tốc độ từ từ có thể làm giảm những vết rạn da và cũng tốt hơn cho bạn và đứa con trong bụng của bạn. Tập thể dục và bôi dung dịch có chứa vitamin E và axit alpha hydroxy giúp ngăn chặn những vết rạn da. Nếu bạn vẫn bị rạn da, bạn cũng đừng quá lo lắng vì những vết rạn da này sẽ mờ dần sau khi sinh. Phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng những chất diều trị cho những vết rạn da vì vài loại thuốc có thể hấp thu qua da và vào trong máu người mẹ ,điều này có nghỉa là chúng sẽ vào máu thai nhi.

6. Dành cho ba của bé

Đừng nổi nóng với vợ. Điều này nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng, nhưng nhiều phụ nữ thường lo lắng vì sự nổi nóng của chồng mình. Nếu chồng bạn không có tính khí như vậy, bạn hãy cho anh ấy điểm cộng.

Mang thai tuần thứ 14

1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?

Một số người đã phải mặc quần áo bầu, trong khi những người khác vẫn thường mượn áo của chồng hay mặc đồ có thun để thoải mái phần bụng. Sự thay đổi hình dáng cơ thể khi mang thai phụ thuộc vào việc bạn đã từng mang thai chưa và cơ thể bạn đã thay đổi như thế nào trong lần mang thai trước. Bụng to lên nhanh chứng tỏ cơ thể bạn có khuynh hướng điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của bé và tử cung của bạn.

2. Bé to chừng nào?

Đến thời đểm này, bé dài khoảng 10 cm (4 inches) và nặng 56 g (2 ounces).

/data/news/fullsize/2009/06/26/440890743_637789307.jpg

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé tiếp tục lớn lên và phát triển. Tay của bé bắt đầu dài và có kích thước rõ hơn so với cơ thể bé. Gan bắt đầu sản xuất ra mật trong khi lách bắt đầu tạo tế bào máu . Sự phát triển của não giúp bé có khả năng sử dụng cơ ở mặt để nhăn nhó, cau mày, liếc mắt. Thậm chí bé có thể mút ngón tay cái.

Bạn đã bước vào khoảng thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ và hầu hết sự phát triển then chốt đã hoàn thành, nên khả năng sảy thai giảm.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy rất uể oải vào thời điểm này của thai kỳ. Đừng lo lắng; trạng thái uể oải thường gặp trong suốt thời kì mang thai. Bạn có thể cảm thấy phấn khích nhưng bạn cũng có thể bị căng thẳng. Bạn có thể tự đặt câu hỏi cho chính mình như:

  • Tôi có trở thành người mẹ tốt không?
  • Tôi sẽ xoay xở về tài chính như thế nào?
  • Con tôi có khỏe mạnh không?
  • Tôi có chuẩn bị đầy đủ cho đứa con sắp chào đời của tôi chưa?

Hãy nhớ, mang thai là một sự kiện làm thay đổi cả cuộc sống của bạn cả về thể xác lẫn tâm hồn.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Cơ thể bạn có thể bắt đầu xuất hiện nốt ruồi, hoặc một số nốt ruồi có sự thay đổi trong lúc mang thai. Những thay đổi này có thể liên quan đến thai kỳ, hãy đến bác sỉ để có được lời khuyên đúng đắn nhất.

6. Dành cho ba của bé

Trong suốt thời gian đầu của thai kỳ, thai phụ thường mệt mỏi. Vợ bạn có thể tranh thủ chợp mắt khi cô ấy đi làm về hay làm việc lặt vặt. Nếu các bạn đã có con, hãy chơi với chúng để cô ấy có thời gian yên tĩnh nghỉ ngơi. Cô ấy sẽ đánh giá cao cử chỉ chu đáo này, và nếu thực sự muốn làm cô ấy hạnh phúc, bạn có thể làm cho cô ấy ngạc nhiên bằng cách chuẩn bị sẵn bữa tối khi cô ấy thức dậy.

Mang thai tuần thứ 15

1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?

Vào thời điểm này, trọng lượng của bạn tăng trung bình khoảng 3 kg (5 pound). Bạn có thể tăng nhiều hay ít hơn mức này một chút là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu bạn tăng cân quá nhiều hay quá ít so với mức trung bình, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn uống cho những tháng tiếp theo. Bụng của bạn sẽ không thay đổi nhiều về kích thước. Bạn có thể cảm nhận tử cung to hơn và nằm dưới rốn khoảng 10 đến 13 cm (4 đến 5 inches).

2. Bé to chừng nào?

Vào cuối tuần này, con của bạn dài khoảng 13 cm (5 inches) và nặng khoảng 60 g (2 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Da bé rất mỏng, và các mạch máu có thể nhìn thấy xuyên qua da. Tai tiếp tục phát triển và có hình dáng bên ngoài giống bình thường . Mắt bé tiếp tục di chuyển về phía trước, đến mũi, từ hai bên đầu. Xương bắt đầu cứng, nếu chụp X-quang ta sẽ thấy được xương của bé. Bé ở tuần tuổi này có thể mút ngón tay cái và thấy được khi siêu âm.
 

/data/news/fullsize/2009/06/26/326764423_895985040.jpg

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bác sỉ bắt đầu đo chiều cao tử cung và vòng bụng của bạn vào từng thời điểm trước khi sinh. Chiều cao tử cung sẽ được đo từ đỉnh xương mu đến đáy tử cung. Việc khám ở những bệnh viện lớn nhưng nếu không được cùng một người đo, kết quả biểu đồ về chiều cao tử cung, thước đo phát triển của bé, sẽ không chính xác. Chiều cao tử cung cũng tùy thuộc vị trí của trẻ ở trong bụng. Chiều cao tử cung dài thì có thể trẻ ở tư thế đứng, trong khi chiều cao tử cung ngắn thì có thể bé ở tư thế nằm ngang. Siêu âm hay khám vùng chậu có thể xác định các trường hợp này.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ mang thai có các thắc mắc về tư thế ngủ trong lúc mang thai. Tốt nhất bạn nên nằm nghiêng sang một bên. Đây là tư thề ngủ dễ chịu nhất. Nằm ngửa sẽ gây đè ép lên động mạch chủ bụng và tĩnh mạch chủ dưới, phương tiện cung cấp máu cho phần dưới cơ thể bạn và cho bé. Gần tới ngày sinh, nằm ngửa có thể làm bạn khó thở. Nằm nghiêng sẽ không làm cho tử cung đè lên bao tử của bạn, giúp bạn thấy thoải mái hơn. Cách tốt nhất là ngủ nằm nghiêng và sử dụng vài cái gối mềm và gối nhỏ dành cho phụ nữ mang thai. Các loại gối này giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Có thể kê gối sau lưng hay giữa hai đầu gối để thoải mái vá ít căng bụng.

6. Dành cho ba của bé

Bạn cần quen với tư thế ngủ nghiêng của vợ, giúp vợ điều chỉnh gối để vợ cảm thấy dễ chịu. Massage chân và lưng cho vợ trước khi đi ngủ để vợ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Nếu chồng giật mình vào giữa đêm hay dậy sớm hơn vợ, hãy thật nhẹ nhàng, vì vợ bạn sẽ rất khó ngủ lại nếu cô ấy bị đánh thức.

Mang thai tuần thứ 16

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tử cung của bạn tiếp tục phát triển và có khối lượng khoảng 240 g (8.5 ounces). Đồng thời, nhau thai cũng phát triển. Cơ thể bạn sinh ra một lượng lớn dịch màng ối để bảo vệ bé trong suốt quá trình mang thai. Tại thời điểm này, cơ thể bạn có khoảng 210 g (7.5 ounces) dịch màng ối quanh bé.

Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất thêm hơn 50% máu, do đó lượng máu lưu thông trong cơ thể nhiều hơn. Do tuần hoàn máu tăng lên nên mặt của bạn trông tươi hơn. Đồng thời, cơ thể cũng sinh ra các hormone làm cho tuyến bã nhờn hoạt động nhiều, làm da mặt bạn căng bóng. Máu lưu thông đều và các hormone là những yếu tố tạo nên “sự hồng hào, khỏe mạnh” của phụ nữ khi mang thai.

Bạn phải làm gì để có được làn da hồng hào khỏe mạnh khi mang thai? Nếu da mặt quá nhờn, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt chống nhờn để làm sạch da mặt. Còn một cách khác nữa là bạn không làm gì cả mà chỉ cần cười thôi!

2. Bé to chừng nào?

Vào cuối tuần thứ 16, con bạn dài khoảng 15 cm (6 inches) và nặng khoảng 70 gam (2.5 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Con bạn chuẩn bị cho sự phát triển trong vài tuần kế tiếp. Đầu bé cứng hơn những tuần trước đó. Tai và mắt bé được đặt ở vị trí đúng. Điều này giúp bé có hình dáng trông “bình thường” hơn. Ngoài ra, các bộ phận phức tạp hơn cũng dần hình thành chức năng như: hệ tuần hoàn và cơ quan đường tiết niệu. Vào giai đoạn này, tim bé bơm khoảng 28 lít máu một ngày. Tuy nhiên, vào tuần thứ 40, lượng máu này sẽ tăng lên 2,166 lít một ngày!

/data/news/fullsize/2009/06/26/190042895_15366519.jpg

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Chỉ sau vài tuần nữa thôi, bạn sẽ khám sức khỏe trước khi sinh đấy! Trong những lần khám này, bác sĩ sẽ khuyên bạn cần thực hiện những cuộc kiểm tra như:

  • Siêu âm.
  • Chất đạm Alpha–Feta (AFP).
  • Cuộc kiểm tra ba phần.
  • Chọc ối.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn những vấn đề như sau:

  • Những triệu chứng của dây chằng.
  • Những cơn co thắt dạ con trước khi sinh.
  • Chọn một bác sĩ nhi khoa.
  • Giai đoạn trước khi sinh.
  • Giai đoạn sinh con.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Vào khoảng giữa tuần 16 và 20, bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm nhận được cử động của bé sau 20 tuần. Những cử động đầu tiên của bé thường được mô tả như những dao động hay những bọt khí. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bạn có thể cảm nhận được và cũng có thể không cảm nhận được những cử động của con mình. Số lần cử động và thời điểm bé cử động có thể khác ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy, nó không giúp các bà mẹ đánh giá được tình trạng mang thai hiện tại so với những lần mang thai trước đây.

Các bà mẹ nên nằm ngủ một bên. Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa khi đang mang thai tuần 16. Đây là lý do vì sao ở giai đoạn này, các bà mẹ cần sử dụng gối để hỗ trợ cơ thể khi ngủ. Việc này giúp các bà mẹ giữ được tư thế nằm một bên suốt đêm.

6. Dành cho ba của bé

Đôi khi, các bà mẹ sẽ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé trong vài tuần tiếp theo. Điều này càng làm tình mẫu tử thêm khắng khít. Chính lúc này, các ông bố thường cảm thấy mình bị bỏ rơi. Các ông bố cũng có thể cảm nhận được những cử động của bé và trao dồi tình cảm của mình dành cho bé nhiều hơn bằng cách trò chuyện hàng ngày với bé. Nếu không biết phải nói gì, các ông bố có thể đọc hoặc hát cho bé nghe.

Mang thai tuần thứ 17

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bụng bạn sẽ càng to hơn. Đồng thời, các bộ phận khác của cơ thể cũng to ra vì đứa trẻ trong bụng càng lúc càng lớn. Phần trên của bụng bắt đầu tròn hơn và càng lúc càng dài ra. Bên cạnh đó, tử cung của bạn cũng đẩy phần ruột lên trên và đẩy chúng sang một bên bụng. Hầu hết các bà mẹ dễ dàng cảm nhận được thai nhi khi họ đang đứng. Còn khi nằm thì các bà mẹ khó có thể cảm nhận được vì lúc này thai nhi bị dồn về phía cột sống.

2. Bé to chừng nào?

Vào giai đoạn này, con bạn dài khoảng 16.5cm (6.5 inches) và nặng 113 gam.(4 ounces).

/data/news/fullsize/2009/06/26/188090826_192157508.jpg

3. Bé thay đổi thế nào?

Cột sống của bé không những dài hơn mà còn dày hơn và khỏe hơn trong 23 tuần cuối. Thính giác của bé cũng phát triển do tai được hình thành một cách hoàn thiện và được đặt ở vị trí cố định. Ngoài ra, cơ thể bé cũng bắt đầu hình thành lớp mỡ hay còn gọi là mô mỡ. Nó sẽ giúp bé hoàn thiện các đặc điểm và làm bé có hình dáng bên ngoài trông bình thường hơn. Chất béo khá quan trọng, nó giúp bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và vô cùng có ích cho quá trình chuyển hóa cơ thể của bé.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Trong suốt giai đoạn mang thai, bạn cần phải chú ý rằng mình dễ bị dị ứng và nhạy cảm hơn trước. Nhưng bạn cũng đừng quá bận tâm. Đây là việc rất bình thường khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn cần gặp bác sĩ và nghe lời khuyên của họ trước khi dùng thuốc. Nếu những cơn dị ứng của bạn có liên quan đến công việc hàng ngày thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để bảo đảm an toàn cho thai nhi.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn?

Vào giai đoạn này, bạn có thể gặp phải những cơn đau định kỳ ở chân, gọi là cơn đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, giúp cho các cơ quan xa cơ thể (tay và chân) có thể vận động và có cảm giác. Dây thần kinh hông chạy từ khung chậu đến bắp vế. Nguyên nhân gây ra cơn đau hông là do bé phát triển, tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh hông.

6. Dành cho ba của bé

Có rất nhiều cặp vợ chồng tự hỏi làm thế nào họ có thể chăm sóc cho con. Các cặp vợ chồng cần biết rằng, chỉ cần biết lên kế hoạch thì họ có thể đảm nhận vai trò làm cha mẹ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dành dụm tiền để con mình có thể vào đại học. Có thể số tiền này không đủ để con bạn hoàn tất chương trình đại học, nhưng nó sẽ giúp cho chúng có một khởi đầu dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì mình đã lên kế hoạch tất cả ngay từ ban đầu.

Mang thai tuần thứ 18

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Hình dáng bạn tiếp tục thay đổi và hầu hết mọi người xung quanh đều nhận ra bạn đang mang thai, đặc biệt là khi bạn đã mặc áo bầu. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều sự thay đổi mà không ai có thể thấy được. Hệ tim mạch của bạn cũng bị tác động bởi bào thai và có thể bạn sẽ bị giảm huyết áp. Đó là lý do vì sao khi bạn đang ngồi, hoặc nằm, phải thật cẩn thận và chậm rãi khi đứng lên. Điều này giúp bạn giảm được triệu chứng chóng mặt, hoa mắt.

2. Bé to chừng nào?

Vào giai đoạn này, con bạn dài khoảng 18 cm (7 inches) và nặng 155 gam (5.5 ounces)
 

/data/news/fullsize/2009/06/26/914057308_327439753.jpg

3. Bé thay đổi thế nào?

Một lớp bảo vệ được gọi là myelin, bắt đầu hình thành quanh dây thần kinh của bé. Lớp bảo vệ này sẽ tiếp tục hình thành cho đến khi bé được một tuổi. Nếu là bé gái, ống dẫn trứng và tử cung của bé sẽ hình thành. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé có thể được nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên, có nhiều bé trở nên cáu quấy khi siêu âm nên bộ phận sinh dục của chúng không thể nhìn thấy được.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nhiều người phụ nữ mang thai, luôn mong chờ đến lần kiểm tra thứ ba trước khi sinh. Lần này bao gồm nhiều cuộc kiểm tra khác nhau. Bạn sẽ được tư vấn xem nên siêu âm thường hay siêu âm mức độ II. Siêu âm mức độ II giúp nhìn thấy sự phát triển cơ thể của bé. Nó cho phép các bác sĩ nhìn thấy các bộ phận một cách chi tiết hơn như các khoang tim. Ngoại trừ kỹ thuật tiên tiến hơn, nó cũng tương tự như siêu âm mức độ I.

Đồng thời, bạn có thể kiểm tra chất đạm Alpha–Feta (AFP) hay thử nghiệm sàng lọc chất đạm Alpha–Feta huyết tương của mẹ (MSAFP). MSAFP là một cuộc kiểm nghiệm sàng lọc nhằm kiểm tra mức AFP trong máu của người mẹ trong quá trình mang thai. Đây không phải là kiểm tra chẩn đoán. Nó là một phần của cuộc kiểm tra ba phần nhằm đánh giá xem liệu cuộc kiểm tra chẩn đoán có cần thiết hay không.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Có khá nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu nếu không được ngủ trưa. Nếu bạn là nội trợ, bạn có thể tranh thủ ngủ trưa khi những đứa con khác ngủ. Nếu con bạn đã lớn và không chịu ngủ trưa thì bạn có thể sắp xếp thời gian và dành vài phút để nghỉ ngơi. Nếu đang làm việc, bạn có thể xoa bụng vài phút khi nghỉ trưa. Nếu có văn phòng riêng, bạn có thể đóng cửa trong 15 phút để nghỉ trưa. Ngoài ra, có khá nhiều người vào phòng họp để ngủ trưa. Chỉ cần hẹn giờ đồng hồ, bạn sẽ không thể nào ngủ cả buổi trưa đâu!

6. Dành cho ba của bé

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy căng thẳng về việc nuôi dưỡng đứa bé trong bụng mình. Nếu phải đi làm hay chăm sóc cho con cái, cô ấy cần phải nghỉ ngơi 30 phút mỗi ngày. Các ông bố có thể giúp vợ chăm sóc con cái, hay tự mình làm bữa trưa để vợ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ngoài ra, các bà vợ có thể dùng khoảng thời gian này để suy nghĩ, ngủ, tắm hay tập thể dục. Việc này sẽ làm họ cảm thấy thoải mái hơn.

Mang thai tuần thứ 19

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Phụ nữ mang thai thường đau dây chằng trong suốt thời gian từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 6. Họ bắt đầu phàn nàn rằng mình bị đau vùng bụng hay vùng hông hoặc đau cả hai vùng. Nhiều người còn nói rằng cơn đau này còn mở rộng sang cả vùng bẹn. Cơn đau dây chằng được xem là cơn đau bình thường trong quá trình mang thai khi cơ thể bạn có nhiều thay đổi.

2. Bé to chừng nào?

Vào tuần thứ 19, bé phát triển nhanh. Tuy nhiên, lúc này, con bạn chỉ dài 19cm (7.5 inches) và nặng 200 gam (7 ounces). Nhưng bạn đừng quá lo lắng, bé vẫn còn tiếp tục phát triển.

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé vẫn phát triển nhưng tập trung vào một số cơ quan đặc biệt, ví dụ như thận. Lúc này, thận đã dần hình thành chức năng lọc nước tiểu và đầu của trẻ bắt đầu mọc tóc. Đặc biệt, phần não của trẻ bắt đầu nhận thức được mọi việc. Nếu thai nhi là một bé gái thì buồng trứng của bé đã có sẵn 6 triệu trứng.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bệnh hay gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bạn nên dùng thảo mộc để điều trị. Hiện tại, bạn đang mang thai và nên cẩn thận với các loại điều trị. Chúng tôi khuyên bạn không nên dùng thảo mộc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Đôi khi, bạn nghĩ rằng có nhiều loại thảo mộc hoàn toàn vô hại nhưng trên thực tế, nó có thể làm bạn bị sẩy thai. Vì thế, cách an toàn nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thảo mộc nào.

Chúng tôi đã thực hiện vài cuộc nghiên cứu trên các loại thảo mộc và nhận ra có một số loại có thể dùng được và có một số không dùng được. Vì thế, trước khi sử dụng thảo mộc, các bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nữ thường nói rằng, khi mang thai, họ thường bị hoa mắt, chóng mặt. Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt thời gian mang thai do huyết áp giảm. Khi bạn nằm xuống, tử cung sẽ đè nặng xuống động mạch và tĩnh mạch chủ. Áp lực đè nặng xuống các mạch máu lớn tạo nên triệu chứng tụt huyết áp khi nằm ngửa. Triệu chứng này có thể được khắc phục bằng cách không nằm ngửa mà nằm nghiêng một bên. Ngoài ra, triệu chứng giảm huyết áp cũng xuất hiện khi bạn đang ngồi hay quỳ gối rồi đột ngột đứng lên ngay. Chính trọng lực làm cho huyết áp của bạn giảm nhanh chóng và bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Bạn có thể tránh được triệu chứng này bằng cách đứng lên từ từ.

6. Dành cho ba của bé

Hãy cùng làm việc với vợ dù đó là công việc mình không thích. Ngoài ra, các ông chồng cần phải sẵn lòng làm việc và không phàn nàn. Chỉ cần một ít nỗ lực thôi, bạn sẽ giúp đỡ được vợ rất nhiều.

Mang thai tuần thứ 20

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tại thời điểm này, đỉnh tử cung lên cao ngang bằng với rốn của bạn. Cân nặng của bạn đã tăng thêm khoảng 3.6 – 4.5 kg (8 đến 10 pounds). Trong suốt quá trình mang thai, trung bình mỗi tuần, cân nặng của bạn tăng thêm khoảng 220g (0.5 pound).

Trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể trước khi mang thai. Bác sĩ hay hộ sinh sẽ cho bạn biết được cân nặng của bạn nên tăng như thế nào và đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

2. Bé to chừng nào?

Đến giai đoạn này, độ dài (hay còn gọi là chiều cao) của bé được tính từ đầu cho đến chân. Con bạn có thể dài khoảng 20cm (8 inches) và nặng 255g (9 ounces).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé được bao phủ bởi một lớp chất trắng gọi là bã nhờn thai nhi. Chất này bảo vệ da bé không bị kích thích khi ngâm trong dịch ối. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình sinh bé. Bé bắt đầu có phân, đó là một chất xanh sậm hay có màu đen, đặc, sẽ xuất hiện trên tã của bé khi vừa sinh ra. Có vài bé thải phân khi còn trong tử cung của mẹ hay thải phân ngay trong khi bé được sinh. Phân bao gồm tế bào chết, dịch ối được nuốt vào và thải ra.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Đây là thời điểm bạn bắt đầu nghĩ đến việc sinh bé. Sinh con là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn sẽ muốn dành thời gian suy nghĩ về những hi vọng và mong ước trong ngày đặc biệt ấy.

Hãy bắt đầu viết nhật ký về những suy nghĩ và kế hoạch sinh con của mình. Nhật ký này sẽ giúp bạn quyết định làm những việc gì trước và có định hướng rõ ràng. Lập một kế hoạch sinh con có thể giúp bạn biết rõ bạn yêu cầu gì từ những người hỗ trợ bạn trong quá trình sinh.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn cần nhớ rằng điều quan trọng là bản thân bạn phải ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt. Ăn càng nhiều thức ăn có chứa chất sắt càng tốt, vì nó sinh ra nhiều hồng cầu cho bé. Đồng thời, chất sắt còn giúp bé chống lại bệnh thiếu máu, thiếu cân hay sinh non. Khi mang thai, bạn cần phải được cung cấp từ 27 đến 30mg chất sắt hàng ngày. Ngoài ra, chất sắt cũng rất quan trọng với mẹ để cung cấp máu cho thai nhi.
Những món ăn có chứa nhiều chất sắt là:

  • Thịt nạc có màu đỏ.
  • Thịt heo.
  • Đậu sấy khô.
  • Cải bó xôi.
  • Trái cây sấy khô.
  • Lúa mì.
  • Bột yến mạch.
  • Ngũ cốc có chứa chất sắt.

6. Dành cho ba của bé

Có thể bạn và vợ bạn đã sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng trang trí phòng cho bé. Dù có biết giới tính của bé hay không thì đây chính là thời điểm thích hợp để các ông bố bắt đầu chuẩn bị. Làm thế nào bạn có thể giúp vợ mình đây?

  • Hãy sơn phòng cho bé.
  • Đặt giường cũi/ xe đẩy gần nhau.
  • Mua sắm vài vật dụng riêng cho bé.
  • Lau sạch tủ hay những nơi dùng để cất đồ cho bé, làm cho các bà mẹ không cảm thấy đồ đạc lung tung.

Điều quan trọng là các ông bố cần phải giúp vợ mình bất cứ khi nào có thể.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (1 vote)