3 tháng không mua được nhà và ảo tưởng làm giàu bằng bất động sản

3 tháng không mua được nhà và ảo tưởng làm giàu bằng bất động sản

Suốt 3 tháng nay, tôi ngán ngẩm khi không tìm mua được nhà vì người bán lỳ đòn, chỉ muốn cắt lời, không chịu cắt lỗ.

Xung quanh câu chuyện "Nhà 'trên giấy' giảm hàng trăm triệu đồng tiền chênh", độc giả Sy Thanh chia sẻ thực tế khó khăn của người có nhu cầu mua nhà thời điểm hiện tại:

"Thực tế, giá bất động sản chỉ đi ngang hoặc giảm nhẹ, không thể giảm sâu được nữa. Rõ ràng, người bán chỉ muốn cắt lời, chứ không chịu cắt lỗ đâu. Ba tháng nay, tôi ngán ngẩm vì tìm mua nhà nhưng không được. Nhiều chủ nhà cũng rất lỳ đòn. Bất động sản ở ta vừa theo quy luật thị trường, nhưng cũng vừa không tuân theo".

"Tôi đi xem vài căn nhà ở Sài Gòn hồi cuối năm 2017 đến giờ, nhà mặt tiền, nhà hẻm đều xem hết, cứ mỗi năm lại tham khảo vài lần. Năm nay, tôi vẫn tham khảo giá và thấy vẫn y như hồi trước (tức là bán vẫn giá đó). Bán nhà 5 tỷ đồng mà 3-4 năm không bán được, người ta vẫn rao như vậy", bạn đọc Thinh đồng tình.

Trong khi đó, độc giả Kwolf lại có cái nhìn khác khi cho rằng bất động sản sẽ sớm thấm đòn trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế sau đại dịch:

"Dành cho những ai luôn miệng nói bất động sản không bao giờ giảm: Mọi người nên nhớ, giá dầu còn có thể âm 37 đôla, thì liệu có gì là không thể? Nhưng mọi thứ chỉ mới bắt đầu, chúng ta cũng cần nhìn vào thực tế, để có bài học và sau này điều chỉnh nguồn tiền ưu tiên vào kinh doanh, sản xuất, thay vì chỉ nghĩ đơn giản rằng cứ đầu cơ bất động sản là sẽ giàu".

Cùng chung nhận định, bạn đọc Thanh đưa ra dự đoán

"Dòng tiền đổ vào bất động sản là vô tận, hy vọng qua mùa dịch này, giá sẽ giảm hơn 50%. Ai đang giữ tiền mặt hãy ngồi chờ cơ hội, đừng vội mua lúc này. Để cho những tay ôm hàng hết đường vì khó khăn sẽ tuôn hàng thôi. Giá nhà Việt Nam đang quá cao so với thu nhập, nên những tay buôn chủ yếu sang tay kiếm lời chứ kiếm đâu ra khách".

Lý giải về hiện tượng giá bất động sản giảm chậm, độc giả Ngoc lam le nhận định: 

'Thực ra không phải do nguồn cung thiếu, hay do nhu cầu của người dân còn nhiều mà dẫn đến nhà đất, căn hộ khan hiếm. Nguyên nhân thực sự là do mấy dân đầu cơ F1 ôm hàng, làm cho người có nhu cầu thực sự không còn hàng. Vậy nên, hãy cứ để họ ôm tiếp đi, một lúc nào đó mệt mỏi, không đủ sức chịu đựng, họ sẽ phải nhả ra thôi".

Nói về thực trạng làm giàu nhờ mua bán bất động sản để ăn chênh lệch, bạn đọc Dương Nguyễn Văn chỉ ra nhiều bất cập:

"Nhiều người làm giàu nhờ cách này: giành nhau đi mua căn hộ, đất dự án để bán lấy chênh lệch. Không biết đến bao giờ người Việt chúng ta mới thay đổi được quan điểm, làm giàu bằng cách tạo ra giá trị, đóng góp cho xã hội thay vì ăn chênh lệch trên đầu người khác. Mua nhà cũng đóng tiền chênh cho môi giới, mua xe cũng đóng tiền chênh cho đại lý, rồi trái cây, thịt lợn cũng phải chịu tiền chênh cho thương lái...".

"Nhiều mặt hàng dễ bị đầu cơ: từ bất động sản, thịt heo... đến khẩu trang, nước rửa tay, mỳ, giấy vệ sinh... Bất cứ cái gì thấy "béo bở" là người người đua nhau nhảy vào đầu cơ", độc giả SHG bức xúc với nạn đầu cơ tràn lan.

Xác định đầu cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước, bạn đọc HYP cho rằng:

"Điều này làm cho nền kinh tế càng thêm khó khăn. Những người này chỉ mua xong chờ lên giá rồi bán, không tạo ra của cải gì cho xã hội. Nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường".

Giá nhà đất càng cao, kinh tế càng xuống dốc'

Khi giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, xã hội sẽ thui chột chí học hành, chỉ muốn tìm cách sở hữu đất rồi đầu cơ trục lợi.

Sau câu chuyện 'Lương 10 năm tăng 50%, giá nhà đất có thể tăng 100%' của tác giả Lê Quốc Kiên, độc giả Trinhvietanh201279 chia sẻ quan điểm về những hệ lụy tiêu cực đến kinh tế khi giá bất động sản bị đẩy lên quá cao: 

Một quy luật mà các nhà điều hành kinh tế chưa hiểu là giá nhà ở càng mắc thì kinh tế càng xuống dốc. Vì sao? Vì người dân bị mua nhà giá cao sẽ không còn tiền để mở rộng làm ăn, không còn tiền để chi tiêu. Kinh tế đi xuống cũng là bởi vậy.

Dịch bệnh covid-19 chỉ ảnh hưởng đến xã hội trong khoảng ba tháng, nhưng giá nhà cao chót vót nhiều năm liền sẽ ảnh hưởng tới người nghèo rất lớn. Họ phải chi tiêu nhiều thì kinh tế mới phát triển vì số đông là người nghèo, số ít là người giàu. Thiểu số có quá nhiều tiền hơn số đông thì kinh tế sẽ đi xuống. Lấy ví dụ số đông có thể mua 64 triệu bộ quần áo để mặc, còn số ít chỉ mua đến 16 triệu bộ, số đông mà không có tiền chi tiêu thì sẽ có vấn đề. Muốn kinh tế phát triển ổn định, giá nhà phải càng rẻ, cuộc sống dân càng sung túc.

Phải đánh thuế đất khi người dân sở hữu căn nhà thứ ba, để tránh đầu cơ trục lợi. Giá đất phải thấp nhưng giá vật liệu có thể theo thị trường, vì giá đất cao sẽ hạn chế người dân xây nhà. Giá đất cao chỉ phục vụ cho số ít những người ngồi chơi không hưởng lợi. Trong khi đó, những người cố gắng làm việc, tạo ra nhiều vật chất cho xã hội lại không được hưởng lợi, phải mua đất giá cao, nuôi sống những người đầu cơ trục lợi, ngồi không chỉ hưởng. Sau này, xã hội sẽ  chột chí học hành, chỉ muốn tìm cách sở hữu đất rồi đầu cơ hưởng lợi.

Bất động sản đầu cơ trở thành gánh nặng

Dịch bệnh cho thấy giá trị thật của bất động sản đầu cơ với nền kinh tế, chỉ có sản xuất, dịch vụ mới nâng cao đời sống xã hội.

Trước thực trạng "Tồn kho bất động sản đang leo thang", nhiều độc giả VnExpress cho rằng giá nhà đất hiện tại vẫn quá cao so với thu nhập của người dân, đồng thời lo ngại việc "giải cứu" bất động sản có thể khiến giá cả tiếp tục tăng cao hơn sau dịch:

Một người làm lương 20 triệu đồng/ tháng. Sau 10 năm kiếm được 2,4 tỷ đồng, nếu trừ chi phí ăn ở, nuôi con, giúp gia đình thì cũng không thể nào mùa nổi nhà giá hiện tại. Nếu "giải cứu" thì hãy cứu những người có nhu cầu mua nhà, đừng để họ phải mua nhà không giấy tờ. Thử đến Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và nhiều vùng ven mới biết nên cứu ai?

Trung Hưng

Giờ ai mua nổi nhà ở với giá trị cao ngất ngưỡng ngoài những tay ôm hàng chờ tăng giá? Trừ những người giàu có ra thì toàn bộ những người có thu nhập khá trở xuống muốn mua nhà ở thực theo nhu cầu đều vượt quá khả năng. Kết hợp với việc ngân hàng siết cho vay bất động sản thì không ai có thể mua nổi. Còn dạt ra vùng ven, mấy ai chấp nhận khi hạ tầng, dịch vụ, công việc... đều không đáp ứng tốt.

Đỗ Anh Tuấn

Giá nhà đất tăng gấp đôi, gấp ba từ cuối năm 2018, đầu năm 2019. Nhu cầu thực mua để ở là bao nhiêu phần trăm trong số tổng giao dịch năm ngoái? Công nhân, viên chức, mức lương 10-15 triệu đồng/ tháng, bao nhiêu người sẽ mua được nhà với giá nhà đất hiện nay?

Nguyen Thi Bich Lien

Đã là kinh doanh thì thắng thua là chuyện bình thường, doanh nghiệp nên tự tìm cách tháo gỡ. Giá nhà đất nếu sau khi giải cứu thành công thì sẽ tăng lên bao nhiêu nữa? Sao những người ngheo và lao động có thu nhập thấp, không được "giải cứu" để mua nhà giá rẻ? Mà nếu có mua được nhà giá rẻ thì cũng không đến lượt. Lương tháng 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cuộc sống thì bao giờ mới mua được nhà? 

Congdv.vinako

Trong khi đó, không ít ý kiến chỉ ra giá trị thực sự của bất động sản với đời sống xã hội trong thời điểm thiên tai địch họa hoành hành, nhấn mạnh sự cần thiết phải lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tránh đầu cơ:

Khi dịch bệnh như lúc này, giá trị bất động sản chẳng mang lại gì cho nên kinh tế đất nước, chỉ có sản xuất, dịch vụ, y tế, khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ... mới mang lại đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ta chống bệnh dịch.

Lê Minh Thắng

Bất động sản là tài nguyên. Khi mà các tập đoàn khai thác quá mức thì nó sẽ tạo nên gánh nặng cho xã hội. Nguồn vốn ứ đọng trong bất động sản không được lưu thông, trong lúc nguồn lực dành cho sản xuất thì không được quan tâm chú trọng đúng mức, làm xã hội phát triển nhưng chậm.

Trinhhongbach

Hãy để bất động sản về với mặt đất. Đầu tư nhiều cho bất động sản không tạo ra nhiều giá trị vật chất cho xã hội. Các doanh nghiệp sản xuất mới cần phải cứu. Chung cư xây nhiều nhan nhản mà đa số dân lao động cũng không có tiền mua. Toàn đầu cơ bất động kiếm lời, đến lúc thua lại kêu cứu.

An Đông Hà

Cấm mua bán đất nền hoặc rà soát, tịch thu đất nền có thời gian từ lúc chủ đầu tư chuyển nhượng đến nay quá 5 năm mà chưa xây dựng thì phân khúc nhà xây sẵn sẽ bán chạy. Cần tiến tới cấm bán đất nền ở đô thị để chống đầu cơ, lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Ảo tưởng 'tay trắng làm giàu bằng bất động sản'

Muốn đầu cơ bất động sản phải có vốn lớn chứ không ai chỉ có vài trăm triệu đồng mà dám đầu tư dự án này nọ được.

Xung quanh câu chuyện "Số người siêu giàu năm 2019 tăng vọt", độc giả Lê Tùng nhận định:

Cục sắt biến thành chiếc ôtô thì hãng sản xuất giàu lên, nhân viên, thợ được tăng lương, tăng thưởng. Ngay cả người mua ôtô cũng được hưởng lợi từ sự tiện nghi mà sản phẩm mang lại để hỗ trợ cho công việc, làm ăn, từ đó kiếm thêm thu nhập, phát triển kinh tế. Tất cả đều có lợi, chứ không có chuyện người này giàu lên thì những người khác phải nghèo đi. Bởi nếu vậy thì phát triển kinh tế làm gì? Chỉ khi nào cục sắt không làm thành ôtô mà cứ để đó thì hàng ngàn nhân viên, thợ của công ty sản xuất mới thất nghiệp, người muốn mua ôtô để thuận lợi trong di chuyển, công việc, làm ăn thì không có xe đi. Lúc đó tất cả đều thua.

Một ví dụ khác, công ty khai thác khoáng sản bán càng thu nhiều lợi nhuận, thì ông chủ giàu hơn, công ty cũng tăng lương cho nhân viên, công nhân. Tất cả cùng hưởng lợi. Còn nếu trình độ không cao, tài năng kém, lười lao động thì việc nghèo đi lại là chuyện khác. Kinh tế phát triển luôn tốt cho tất cả mọi người. Xã hội càng có nhiều ông chủ, doanh nghiệp thành đạt thì càng giàu, càng phát triển, như Mỹ, Nhật, Anh, Đức... 

Còn nếu nghĩ làm giàu từ bất động sản dễ thì các bạn cứ thử nhào vô thử xem có mau giàu không? Hãy thử tìm mua một miếng ruộng rồi xem nó có thành đất vàng không? Muốn đầu cơ hay đầu tư bất động sản gì thì phải có vốn lớn, chứ vài trăm triệu đồng mang đi đầu cơ thì bao giờ lên nổi 5-30 triệu USD?

Nên biết rằng, trước khi trở thành đại gia về bất động sản thì người ta đã làm ăn nhiều cái khác để có vài chục tỷ hay trăm tỷ vốn rồi mới dám nhảy vô. Từ tay trắng hay vốn ít tạo được vài chục hay trăm tỷ ban đầu cũng là tài năng hơn người. Ngay cả tỷ phú bất động sản Việt Nam cũng làm ăn bên châu Âu kiếm cả mấy trăm triệu đô rồi mới về Việt Nam đầu tư bất động sản chứ chẳng phải chỉ có vài trăm triệu đồng mà làm dự án này nọ được.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 4.4 (5 votes)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Bình luận (0)

 

Add Comment

Filtered HTML

  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Các thẻ HTML được chấp nhận: <a> <em> <strong> <cite> <blockquote> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd>
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.

Plain text

  • No HTML tags allowed.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Hướng dẫn làm việc Arrays và Objects trong Drupal with print_r() and dpm()

Hướng dẫn làm việc Arrays và Objects trong Drupal with print_r() and dpm()

Great! There's plenty of tutorials, blog posts, forum posts and issues both on drupal.org and throughout the interwebs on how to work with data in order to bend it to our wills, but it's not always clear on how exactly to work with the data in the first place.

HTML5 + RDFa = time to get rid of that 20th century furniture

HTML5 + RDFa = time to get rid of that 20th century furniture

We're entering a new era of the web. To the ignorant masses, this transition will go largely unnoticed; they'll enjoy increased usability and convenience, with more robust functionality and more relevant data at hand. And they'll mostly just take it for granted.

Nga lo kinh tế không chịu nổi vì dịch COVID-19

Số người nhiễm COVID-19 ở Nga chính thức vượt qua Trung Quốc trên 87.000

Theo RIA Novosti, số người nhiễm COVID-19 ở Nga chính thức vượt qua Trung Quốc hôm đầu tuần này (trên 87.000 so với gần 83.000 ở Trung Quốc), xếp thứ 9 thế giới về quy mô.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung