SV Trung Quốc - hàng không, công nghệ và kỹ thuật cao kẹt nghề nghiệp tại Mỹ

SV Trung Quốc - hàng không, công nghệ và kỹ thuật cao kẹt nghề nghiệp tại Mỹ

Từ mùa hè năm ngoái, sinh viên Trung Quốc theo học các ngành liên quan đến sản xuất robot, hàng không, công nghệ và kỹ thuật cao bị kiểm soát thị thực chặt chẽ hơn ở Mỹ.

South China Morning Post

South China Morning Post mới đây dẫn câu chuyện của David Yu, người đến Mỹ học cao học ngành kỹ thuật vật liệu tiên tiến. Kế hoạch ban đầu của Yu là lấy tấm bằng tiến sĩ, sau đó làm việc cho một hãng đa quốc gia hàng đầu của Mỹ trước khi về lại quê hương, nơi bằng cấp cùng kinh nghiệm làm việc sẽ giúp sự nghiệp ông tươi sáng hơn.

>> Startup công nghệ tỉ đô đầu tiên của châu Phi lên sàn chứng khoán New York

>> Theo Bloomberg Bitcoin đang 'nóng' nhất kể từ ngày lên giá 20.000 USD hồi tháng 12.2017

Song nhiều tháng sau khi nhận bằng tiến sĩ vào năm ngoái, chuyên gia 30 tuổi chuyên về hợp kim sử dụng trong động cơ máy bay phản lực vẫn chưa có việc làm trong ngành hàng không. Tại các hãng như Boeing, nhiều công việc đòi hỏi sự đảm bảo an ninh chính phủ chỉ được trao cho sinh viên Mỹ.

Vì liên tiếp bị từ chối, Yu đổi ngành. Ông bỏ lỡ hai dịp nghỉ Tết Nguyên đán với gia đình vì sợ không còn đường quay lại Mỹ. Đây là nỗi lo của kha khá sinh viên Trung Quốc tại nền kinh tế số một thế giới. Theo luật hiện thời, Yu có ba năm để tìm việc làm nhằm có visa. Sinh viên quốc tế có bằng cấp ở bất kỳ ngành nào trong mảng STEM (gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) cũng đều có thể ở lại Mỹ đến ba năm hậu tốt nghiệp.

Đại học Harvard

“Là người Trung Quốc có bằng cấp trong các lĩnh vực nhạy cảm tại Mỹ gần như tương đương với việc bị từ chối từ trước khi nộp đơn. Tôi phải từ bỏ hy vọng tìm được việc làm phù hợp với năng lực của mình ở Mỹ. Giờ đây, tôi chỉ muốn có một ít kinh nghiệm nghề nghiệp để thúc đẩy sự nghiệp tương lai ở Trung Quốc. Tôi sẽ nhận bất cứ công việc nào có triển vọng”, ông Yu nói tại một hội chợ việc làm ở Đại học Harvard.

Sinh viên Mỹ gốc hay có liên quan đến Trung Quốc giờ phải chọn phe

40 năm sau ngày Washington, Bắc Kinh tái thiết quan hệ ngoại giao, cánh cửa về sự hợp tác khoa học kỹ thuật cùng nhau dường như đang đóng lại nhanh chóng. Mỹ cáo buộc Trung Quốc có nhiều hành vi không công bằng về mặt thương mại, trong đó có việc bắt buộc chuyển giao công nghệ, gián điệp công nghiệp và trộm cắp tài sản trí tuệ. Cuộc chiến thương mại hiện thời khuất lấp cuộc cạnh tranh sâu sắc hơn, dai dẳng hơn trong các mảng công nghệ tiên tiến có thể giúp mỗi nước đạt lợi thế quân sự, kinh tế quan trọng.

Yu không phải sinh viên Trung Quốc duy nhất gặp khó. Dân Trung Quốc chiếm 1/3 trong số 1,1 triệu sinh viên quốc tế tại Mỹ, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York. Khoảng 36% trong số 363.341 sinh viên theo học trong các lĩnh vực STEM. Từ mùa hè năm ngoái, sinh viên Trung Quốc trong chuyên ngành robot, hàng không, kỹ thuật và sản xuất công nghệ cao - những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách Made in China 2025 của Bắc Kinh - đối mặt sự kiểm soát visa chặt chẽ hơn tại Mỹ.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bỏ chính sách từng có trong thời cựu Tổng thống Barack Obama, vốn cho phép công dân Trung Quốc có thị thực sinh viên 5 năm. Sinh viên Trung Quốc trong các lĩnh vực “nhạy cảm” có thể đối mặt sự sàng lọc bổ sung từ Đại sứ quán Mỹ, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hồi tháng 6.2018. Với sinh viên, sự chậm trễ trong việc phê duyệt thị thực khiến triển vọng nghề nghiệp và việc làm của họ gặp rủi ro.

Đợt thắt chặt visa thu hút sự chú ý của giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng phát biểu tại Diễn đàn Vành đai - Con đường ở Bắc Kinh hôm 26.4, kêu gọi các nước trên thế giới đối xử công bằng với sinh viên, học giả Trung Quốc để họ được học tập, kinh doanh và nghiên cứu bình thường.

Đại học Illinois tại Urbana-Champaign

Hồi tháng 3, các hiệp hội sinh viên Trung Quốc tại một số đại học Mỹ, trong đó có Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, Đại học California, Berkeley và Đại học Cornell công bố bức thư ngỏ kêu gọi sinh viên Trung Quốc ủng hộ kiến nghị chống chính sách visa của Mỹ. Có trường hợp, một sinh viên phải quay về Trung Quốc để làm mới thị thực vốn nằm chờ xử lý đến 18 tháng. Điều này khiến sinh viên trên bị buộc phải thôi học.

Một người có bằng tiến sĩ kỹ thuật từ Đại học Harvard, đang làm việc cho startup ở Boston, cho hay một trong các đồng nghiệp của ông là kỹ sư tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Massachusetts. Ông này hiện vẫn kẹt lại Trung Quốc sau khi về quê ăn tết hồi tháng 2. “Ông ấy đang làm việc tại văn phòng công ty chúng tôi ở Thâm Quyến, trong khi vợ ông ấy vẫn sống ở Boston. Chúng tôi không biết khi nào ông ấy có thể quay lại Mỹ”, tiến sĩ giấu tên chia sẻ.

Sự thiếu chắc chắn về thị thực có ảnh hưởng đến triển vọng việc làm của sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp tại Mỹ. Bu Min, người là lập trình viên trong 2,5 năm sau khi nhận bằng thạc sĩ khoa học máy tính từ Đại học Tufts, cho hay mình có ý định về lại luôn Trung Quốc trước cảnh visa H-1B khó khả thi. “Một số nhà tuyển dụng quay lưng với công dân Trung Quốc vì rủi ro cao trong vấn đề thị thực. Thật đáng tiếc nhưng cũng có thể hiểu được điều này. Không hãng nào muốn nhân viên chỉ đi làm được có ba tháng cả”, Bu cho biết.

Theo Huang Yasheng, giáo sư Harvard kiêm chuyên gia Trung Quốc tại Trường Quản lý Sloan thuộc MIT, cho hay cuối cùng, việc cắt giảm các luồng ý tưởng và nhân sự trong mảng khoa học, công nghệ sẽ bất lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. “Các nhà khoa học Mỹ có nền tảng Trung Quốc gần như không thể tận dụng nguồn lực từ hai bên, họ phải chọn chỉ một bên thôi”, Huang nói.

Theo thanhnien.vn

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 5 (1 vote)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Mạng xã hội ảnh hưởng lớn đến kinh doanh và thương hiệu

Mạng xã hội ảnh hưởng lớn đến kinh doanh và thương hiệu

Dân chủ ngự trị tối cao cho các công ty sử dụng mạng xã hội để tiếp thị bản thân và sản phẩm của họ.

Tạo mới một node với Node Option Premium.module

Tạo mới một node với Node Option Premium.module

Node Option Premium lets you show a content teaser to the public but show the full content only to people who are logged in and have a certain role. This is typical of the strategy used by many newspapers and magazines with their paywall.

Web 2.0 - là một cuộc cách mạng trên thế giới

Web 2.0 - là một cuộc cách mạng trên thế giới

Là nền tảng để các dịch vụ mới của Social Media phát triển, web 2.o được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng – hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội “ảo” chứ không chỉ “duyệt và xem”.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung