Hitachi tái sinh sau cuộc đại phẫu đau đớn và vượt qua khó khăn

Trong khi các công ty điện tử đồng hương vẫn loay hoay trong thua lỗ, Hitachi đã sớm tìm ra con đường sống, dù nó đồng nghĩa với cuộc “đại phẫu” nhiều đau thương.

Năm tài khóa 2008, Hitachi lập kỷ lục trong ngành sản xuất Nhật Bản với tư cách công ty thua lỗ nặng nề nhất: lỗ ròng 783,7 tỷ yen trên doanh thu 10 nghìn tỷ yen. Hitachi đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính, hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu và sụt giảm chi tiêu trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế cho “kỷ lục” đáng xấu hổ của mình.

>> Năm 2019, năm nợ nần, tù tội của các tỷ phú Trung Quốc

>> SV Trung Quốc - hàng không, công nghệ và kỹ thuật cao kẹt nghề nghiệp tại Mỹ

>> TikTok - Đế chế đang phải đối măt với lệnh cấm từ Trump

Giống như các công ty điện tử đồng hương khác, Hitachi bị thất thế trong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Các ông lớn Nhật Bản xây dựng đế chế dựa trên các cỗ máy điện phức tạp: tivi màu, radio, đài cassette, tủ lạnh, máy giặt. Chúng chứa linh kiện điện tử nhưng về cơ bản chỉ là thiết bị cơ khí. Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số kéo đến, thế giới thay đổi. Sony Walkman là ví dụ dễ thấy: Nó không có phần mềm, hoàn toàn là máy móc.

Cuộc cách mạng này không chỉ xoay chuyển cách hoạt động của thiết bị điện tử mà cả cách chúng được chế tạo. Mô hình sản xuất chuyển sang gia công tại các nước giá rẻ, đặt áp lực lớn lên lợi nhuận biên của các công ty Nhật Bản. Trước tình thế này, không nhiều doanh nghiệp “dám” thay đổi. Hitachi là một ngoại lệ.

“Thay máu”

Sau khi báo cáo khoản lỗ kỷ lục, Hitachi có một quyết định vô cùng táo bạo, đó chính là thay máu bộ máy lãnh đạo cao cấp. Năm 2009, Chủ tịch và Chủ tịch Hội đồng quản trị của Hitachi từ chức, thay thế bằng ông Takashi Kawamura. Tháng 4/2010, ông Hiroaki Nakanishi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hitachi. Chính người đàn ông này đã dẫn dắt thành công cuộc chuyển mình của tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản trong khi những người chơi khác vẫn còn loay hoay. Ông Nakanishi được tạp chí Finacial Times tôn vinh là “lãnh đạo có ảnh hưởng nhất” trong thế hệ doanh nhân Nhật Bản.

Hitachi tái sinh sau cuộc đại phẫu đau đớn

Ông Hiroaki Nakanishi, cố Chủ tịch Hitachi

Công việc đầu tiên của ông khi ngồi ghế Chủ tịch là chuyển đổi Hitachi. Phương pháp của ông trở thành “mẫu mực” cho nỗ lực hồi sinh một tập đoàn truyền thống của Nhật Bản. Ông hoặc bán bớt hoặc mua lại cổ đông thiểu số, biến công ty thành một tập đoàn kỹ thuật tập trung hơn.Ông Nakanishi gia nhập Hitachi ngay sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện thuộc Đại học Tokyo năm 1970. Ông thăng tiến nhanh chóng, từ Giám đốc nhà máy đến phụ trách kinh doanh tại châu Âu.

Trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch, tỉ suất lợi nhuận của Hitachi tăng từ 2,3% năm 2009 lên 6,3% năm 2015. Ông trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị năm 2016. Nhờ những gì làm được trong tái cấu trúc Hitachi, ông nhận được sự kính trọng của giới doanh nhân Nhật Bản.

Ông Nakanashi tạo ra một Ban Giám đốc mang phong cách phương tây, bao gồm cả nữ giới và người nước ngoài. Không như nhiều doanh nhân trong nước, ông thực sự đánh giá cao vai trò của các Giám đốc độc lập.

Chủ tịch Hitachi thẳng thắn nói về các sai lầm của công ty, ngay cả khi nó ngụ ý chỉ trích ban lãnh đạo trong quá khứ. Ông thừa nhận đã mở rộng quá mức trong lĩnh vực điện tử và các quyết định quản lý không phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Ông đưa ra ví dụ về hoạt động bán dẫn của Hitachi, ôm đồm mọi thứ từ thiết kế đến sản xuất dù ngành này đã được tiếp quản bởi các nhà máy gia công chip. Bộ phận chip của Hitachi đã sáp nhập với bộ phận chip của NEC, Misubishi Electric thành Renesas Electronics. Ông Nakanishi tin rằng điều đó giúp lợi nhuận tập đoàn ổn định hơn.

Với những vấn đề “sai ngay từ đầu”, ông chỉ ra cách khắc phục duy nhất là quản trị tốt hơn. Thách thức lớn với Hitachi là gần như mọi lãnh đạo cao cấp nhất đều gắn bó cả đời với công ty. Tuy nhiên, ông Nakanishi nhận định Hitachi cần thu hút thêm nhà quản lý bên ngoài.

Quả ngọt

Phong cách lãnh đạo của ông Nakanishi được BBC nhận xét là “không mang tính Nhật Bản”. Ông thẳng tay đóng cửa hoặc bán các bộ phận thua lỗ, hầu hết là điện tử tiêu dùng. “Công nghệ kỹ thuật số thay đổi mọi thứ. Trong ngành công nghiệp tivi, chỉ cần một con chip để sản xuất tivi cỡ lớn và sắc nét. Ai cũng làm được điều đó”. Cuộc cạnh tranh đã chuyển đổi từ ai sở hữu công nghệ tốt nhất sang ai có chiến lược bán hàng, tiếp thị tốt nhất và ngân sách quảng cáo khủng nhất. Ông Nakanishi đánh giá doanh nghiệp Nhật Bản không thể theo kịp, và đó là lý do ông từ bỏ các lĩnh vực này.

Chẳng hạn, ông quyết định mảng kinh doanh ổ đĩa cứng – dù vẫn đang tạo ra lợi nhuận – không còn phù hợp với Hitachi. Cuối năm 2010, công ty bắt đầu kế hoạch chào bán cổ phiếu của bộ phận với định giá khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Western Digital đã mua lại với giá 4,8 tỷ USD. Vụ mua bán góp phần mang đến lợi nhuận hơn 437 tỷ yen trong năm tài khóa 2011 và giảm một phần lớn lực lượng lao động. Nó gửi đi một thông điệp rằng không có bộ phận nào được an toàn trong quá trình tái cơ cấu.

Song song với đó, ông quyết định công nghiệp nặng sẽ là ngành kinh doanh cốt lõi của Hitachi, bao gồm tua-bin khí, tua-bin hơi nước, nhà máy điện hạt nhân, tàu cao tốc… Ông tin đây là các lĩnh vực mà Hitachi vẫn còn lợi thế, đặc biệt tại các nước phát triển. Ở đây, họ chưa có bí quyết quy hoạch và xây dựng cụ thể cho các dự án hạ tầng lớn – thế mạnh của Hitachi. “Nó không chỉ là bán máy móc mà còn là kỹ thuật, lập kế hoạch, đôi khi là tài chính của một dự án. Toàn bộ quy trình này là lợi thế quan trọng nhất của chúng tôi”, ông Nakanishi nói.

Chiến lược của ông tỏ ra hiệu quả khi Hitachi có lãi trở lại và tăng trưởng liên tiếp. Không chỉ chuyển hướng kinh doanh của Hitachi, ông còn mở rộng bộ phận Social Innovation Business, chiến dịch cung cấp công nghệ và giải pháp, hệ thống công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Để tăng tốc chiến lược bành trướng thế giới, tháng 2/2015, Hitachi bỏ gần 260 tỷ yen mua đơn vị tín hiệu và đường sắt của công ty hàng không, quốc phòng Finmeccanica, đánh dấu một trong các thương vụ mua lại đắt giá nhất từ trước tới nay của họ. Thương vụ giúp Hitachi có chỗ đứng tốt hơn tại châu Âu.

Trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/3/2020, Hitachi ghi nhận doanh thu 78,75 tỷ USD, tiếp tục các thương vụ M&A khác để củng cố vị trí của mình. Gần đây nhất, công ty thông báo mua lại mảng Hệ thống Vận tải Mặt đất của Thales với giá 1,66 tỷ EUR.

Ông Nakanishi qua đời ngày 1/7.2021 vừa qua, thọ 75 tuổi. Tuy nhiên, di sản ông để lại cho Hitachi nói riêng và ngành công nghệ Nhật Bản nói chung sẽ không biến mất. Ngay từ đầu, ông luôn quan niệm tương lai của Hitachi phụ thuộc vào quá trình chuyển đổi thành một doanh nghiệp toàn cầu. “Chỉ đưa dịch vụ và sản phẩm bán tại Nhật Bản đến cho khách hàng quốc tế là không đủ. Muốn thực sự tìm ra thứ họ cần, các bạn không thể ngồi tại bàn làm việc ở Nhật Bản và nghiên cứu, bạn phải bước ra thị trường, học ngôn ngữ của họ và tự cảm nhận”, ông nói trong cuộc gặp mặt 800 nhân viên mới năm 2012.

Bí quyết vượt khó của Hitachi

Cũng là một hãng điện tử Nhật, nhưng Hitachi đang chỉ cho các đối thủ đồng hương Sony và Panasonic thấy rằng, họ hoàn toàn có thể sống ổn nếu chấm dứt “duyên nợ” với sản xuất TV.

Hãng tin Bloomberg cho biết, tháng 8 vừa qua, Hitachi đã ngừng hoạt động sản xuất TV như một phần trong chiến dịch cải tổ sau khi gánh mức thua lỗ kỷ lục 3 năm trước. Chủ tịch Hitachi, ông Hiroaki Nakanishi, 42 tuổi, một người đã làm việc lâu năm trong công ty này, đồng thời còn đóng cửa các bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng và ổ cứng nhằm tiến tới tiết kiệm chi phí mỗi năm 450 tỷ Yên, tương đương 5,7 tỷ USD.

Thuê ngoài sản xuất TV giúp Hitachi thoát khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ Hàn Quốc cũng như tình trạng lao dốc của giá TV đang khiến Panasonic, Sony và Sharp đối mặt với những khoản thua lỗ ngày càng phình to. Thay vào đó, tập đoàn 102 năm tuổi này đang hưởng lợi từ nhu cầu trạm điện ở Ấn Độ, tàu cao tốc ở châu Âu, và linh kiện ôtô tại thị trường Trung Quốc.

“Quyết định của Hitachi được đưa ra thật đúng lúc. Nhật Bản đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng”, nhà quản lý quỹ Masayuki Kubota thuộc Daiwa SB Investments Ltd. nhận xét.

 Hitachi có thể được xem là một ví dụ cho các công ty khác ở Nhật trong việc đánh giá cần phải làm gì đối với các mảng kinh doanh gây thua lỗ.

Giá cổ phiếu của Sharp, Sony và Panasonic đã đồng loạt giảm hơn 73% tại thị trường Tokyo trong thời gian từ tháng 4/2010 đến nay, thời điểm mà ông Nakanishi nhậm chức Chủ tịch Hitachi. Cùng khoảng thời gian đó, giá cổ phiếu Hitachi tăng 17%, đưa giá trị vốn hóa của công ty này tăng lên mức 24 tỷ USD, gần bằng giá trị vốn hóa của cả ba “đại gia” kia cộng lại.

Loạt sản phẩm công nghiệp của Hitachi như thiết bị xây dựng, phần mềm và thang máy đã giúp hãng này thoát khỏi lĩnh vực TV dễ dàng hơn các đối thủ đồng hương. Trong quý 3 vừa qua, bộ phận sản phẩm tiêu dùng đóng góp 8,3% doanh thu của Hitachi, giảm từ mức 12% cách đây 4 năm. Trong khi đó, hàng điện tử tiêu dùng đóng góp hơn 2/3 doanh thu của Sony, Sharp và Panasonic, khiến các hãng này không có nhiều lựa chọn để cải thiện doanh thu.

“Khó khăn đặc biệt lớn đối với Panasonic và Sharp nếu họ muốn ngừng sản xuất TV”, ông Ichiro Michikoshi, một nhà phân tích của công ty BCN Inc, nhận xét.

Tuy nhiên, giáo sư Atsushi Osanai thuộc Đại học Waseda cho rằng, Hitachi có thể được xem như một ví dụ cho các công ty khác ở Nhật Bản trong việc đánh giá cần phải làm gì đối với các mảng kinh doanh gây thua lỗ. “Nhiều công ty Nhật có xu hướng duy trì hoạt động kinh doanh cho dù không đạt được lợi nhuận. Họ có thể học được nhiều điều từ Hitachi”, ông Osanai nói.

Hiện Hitachi đang đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ như công nghệ điện toán đám mây và thành phố thông minh. Ngoài ra, hãng này cũng đặt mục tiêu cắt giảm chi phí 5% thông qua tăng cường hợp tác giữa khoảng 900 bộ phận của hãng trong các vấn đề mua hàng, sản xuất và chức năng hành chính.

Hitachi còn nhấn mạnh tăng hoạt động ở các thị trường mới nổi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản nơi dân số đang lão hóa nhanh chóng. Tháng tới, Hitachi sẽ tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị lần đầu tiên ngoài Nhật Bản, tại Ấn Độ. Hiện thị trường Nhật đang đóng góp khoảng 60% doanh thu của Hitachi.

Quá trình dịch chuyển khỏi hàng điện tử tiêu dùng của Hitachi bắt đầu vào năm 2007, thời điểm mà hãng này ngừng sản xuất máy tính cá nhân. Sau đó, hãng tiếp tục “khai tử” hai bộ phận sản xuất màn hình LCD, rồi “giải tán” cổ phần nắm giữ trong hãng sản xuất con chip Elpida Memory, tiếp theo là đóng cửa bộ phận ổ đĩa cứng.

Vụ bán lại bộ phẩn sản xuất ổ đĩa cứng đem lại cho Hitachi số tiền 4,8 tỷ USD. Số tiền này đạt khoản lợi nhuận ròng kỷ lục 347 tỷ Yên trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm nay. 3 năm trước đó, Hitachi lỗ kỷ lục 787 tỷ Yên, một phần vì tăng thuế.

“Khoản thua lỗ kỷ lục là một động lực lớn để chúng tôi thay đổi. Không ai hỏi vì sao chúng tôi bán lại bộ phận sản xuất ổ đĩa cứng sau đó”, phát ngôn viên của Hitachi, ông Atsushi Konno, cho biết.

 Hitachi tăng hoạt động đầu tư ở các thị trường mới nổi, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản.

Hiện Hitachi đang đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ như công nghệ điện toán đám mây và thành phố thông minh.

Hiện Hitachi đang đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ như công nghệ điện toán đám mây và thành phố thông minh.

Ở mảng sản xuất TV, sau khi đóng cửa hết các nhà máy ở nước ngoài, tháng 8 vừa qua, Hitachi đóng cửa nốt nhà máy tại Nhật. Mặc dù Hitachi vẫn bán TV mang thương hiệu Hitachi, nhưng theo phát ngôn viên Konno, “chúng tôi không phải tự mình sản xuất”.

Thậm chí, theo nhà phân tích Takeo Miyamoto thuộc ngân hàng Deutsche Bank ở Tokyo, Hitachi cũng nên xem xét kết thúc “khai tử” hẳn bộ phận TV, cho dù đã thuê ngoài sản xuất để giảm thiểu rủi ro, bởi đây vẫn là một lĩnh vực có nguy cơ gây mất tiền.

Các nhà sản xuất TV Nhật Bản đều đang đương đầu với nhu cầu suy giảm và mức độ cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Hàn Quốc Samsung và LG. Doanh số thị trường TV toàn cầu đã giảm hơn 4% trong năm nay và được dự báo sẽ ít có khả năng khởi sắc trong năm 2013. Theo số liệu của hãng nghiên cứu DisplaySearch, doanh số TV của Nhật Bản đã giảm 77% trong quý 2 năm nay.

Tình trạng trên đã khiến nhà sản xuất TV lớn nhất của Nhật Bản là Sony dự báo năm thứ 9 thua lỗ ở mảng này. Nhà sản xuất TV lớn thứ nhì của nước này là Panasonic dự báo lỗ ròng 765 tỷ Yên trong năm tài khóa hiện tại. Panasonic đã lần đầu tiên không trả cổ tức cho cổ đông từ năm 1950 vì nhu cầu cấp thiết phải cải thiện tình hình tài chính. Sharp thì tăng dự báo thua lỗ cho cả năm, đồng thời lên kế hoạch đóng cửa nhà máy và sa thải nhân viên.

Trong khi đó, Hitachi dự báo sẽ tăng lợi nhuận hoạt động thêm 16% lên mức 480 tỷ Yên trong năm tài khóa hiện tại. Lợi nhuận ròng của hãng có thể giảm 42% xuống còn 200 tỷ Yên, sau khi tăng vọt trong năm tài khóa trước nhờ bán lại bộ phận sản xuất ổ cứng. Doanh thu được hãng dự báo sẽ đạt 9 nghìn tỷ Yên.

Hitachi đã tìm lại được lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận hoạt động của hãng cũng chỉ ở mức 4,5% trong quý 3 vừa qua, so với mức 9,6% của tập đoàn công nghiệp Mỹ General Electric (GE) và mức 8,6% của đối thủ Thụy Điển Siemens AG. Đây là hai công ty mà Hitachi cho biết là họ muốn đuổi kịp. Tỷ suất lợi nhuận còn thấp của Hitachi một phần xuất phát từ những khó khăn từ kiểm soát chi phí trong các bộ phận, phần khác do đồng Yên mạnh.

Nhà quản lý quỹ Mitsushige Akino thuộc Ichiyoshi Investment Management Co. ở Tokyo cho rằng, Hitachi có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách rút khỏi các sản phẩm hàng tiêu dùng khác như máy giặt, máy hút bụi và điều hòa không khí. “Hitachi đã cắt giảm nhiều chi phí, nhưng vẫn còn có khả năng cắt giảm nhiều hơn thế”, ông Akino nói.

Fivestar: 
Average: 5 (1 vote)