Chọn từ khóa nào để cạnh tranh thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm là một quyết định quan trọng. Nếu quyết định không chính xác, cả một chương trình cạnh tranh hàng chục ngày, chi phí hàng triệu đồng sẽ chỉ có ý nghĩa như một bài học để rút kinh nghiệm.
Qua thực tế làm việc với khách hàng, Nhận thấy những khách hàng chọn đúng từ khóa hay chí ít ra gần đúng luôn hào hứng tiếp tục triển khai, mở rộng khai thác. Còn hầu hết khách hàng chọn chưa đúng từ khóa thường ngay lập tức từ bỏ.
Với tài liệu này, Mong rằng sẽ hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp chọn được từ khóa hiệu quả, giữ được hứng thú chinh phục thương mại điện tử.
Khách hàng tiềm năng của bạn hay sử dụng những từ khóa nào để tìm sản phẩm dịch vụ mà website của bạn cung cấp?
- Phương pháp đơn giản nhất là bạn tự đặt mình vào vị trí khách hàng. Nếu bạn bán tủ lạnh, bạn hãy thử nghĩ xem một người cần tìm mua tủ lạnh sẽ đặt những từ nào vào cửa sổ tìm kiếm? tủ lạnh; bán tủ lạnh; tủ lạnh toshiba...
- Không bao giờ nên chọn từ khóa chỉ trong chốc lát. Sau khi chọn xong, hãy để đó một vài ngày sau xem xét lại. Việc này sẽ giúp bạn khắc phục tư duy chủ quan nhất thời.
- Hẳn bạn đã biết trong thương mại truyền thống, khách mua buôn luôn có đặc tính khác khách mua lẻ. Trong thương mại điện tử cũng vậy. Ví dụ khách nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không sử dụng các cụm từ khóa chung chung: vietnam handicraft; vietnam handmade,..họ sẽ sử dụng những cụm từ khóa cụ thể, chuyên ngành. Khách mua lẻ lại hay sử dụng các cụm từ khóa chung chung vì đa số họ am hiểu có hạn về sản phẩm, dịch vụ.
- Bạn có thể nhờ những người xung quanh cùng chọn từ khóa. Ví dụ hỏi họ xem nếu họ cần mua tủ lạnh, họ sẽ sử dụng những từ nào?
- Nếu bạn nhắm tới các khách hàng ở các quốc gia phát triển, bạn nên chọn những cụm từ khóa cụ thể hơn. Bởi hầu hết đối tượng này đã quá quen thuộc với việc tìm kiếm sản phẩm dịch vụ qua internet.
Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ sử dụng những từ khóa tiềm năng vào thời điểm nào?
- Nếu bạn kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng, hãy đứng đầu kết quả tìm kiếm với các từ khóa liên quan đến quạt, tủ lạnh, máy làm kem, điều hòa,... khi mùa hè tới.
- Nếu bạn kinh doanh dịch vụ du lịch, bạn không nên nhắm tới các từ khóa liên quan tới Sầm Sơn, Đồ Sơn, nghỉ mát,...khi sắp tới mùa đông.
- Nếu bạn kinh doanh dịch vụ cưới hỏi, hãy chuẩn bị từ khóa và đứng đầu các kết quả tìm kiếm vào mùa cưới.
- Nếu bạn xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chắc hẳn bạn đã biết rằng các đơn hàng thường đến dồn dập vào dịp gần cuối năm, phục vụ Noel và năm mới.
Sử dụng công cụ hỗ trợ chọn từ khóa Google Keyword của Google
Để danh sách từ khóa của bạn chính xác hơn, bạn có thể sử dụng công cụ từ khóa miến phí của Google. Có một vài công cụ hỗ trợ chọn từ khóa khác nhưng Google Keyword tổng hợp dữ liệu từ chính các dữ liệu tìm kiếm của họ (chiếm khoảng trên 60% thị phần tìm kiếm) nên đáng tin cậy hơn.
Google Keyword sẽ cho bạn biết rất nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến từ khóa như lượng tìm kiếm trong tháng hiện tại, lượng tìm kiếm trung bình, xu hướng lượng tìm kiếm theo từng tháng, mức độ cạnh tranh của khách hàng quảng cáo,...Đặc biệt, các dữ liệu này được tùy biến theo từng ngôn ngữ, quốc gia.
Để bắt đầu sử dụng Google Keyword, bạn vào địa chỉ http://adwords.google.com/, chọn ngôn ngữ hiển thị ở góc phía trên bên phải. Sau đó nhấn vào dòng chữ màu xanh Nhận các ý tưởng về từ khóa ở giữa phía dưới màn hình.
Trong trang tiếp theo, nếu bạn muốn tìm hiểu các dữ liệu liên quan tới các từ khóa tiếng Việt, được tìm từ Việt Nam thì bạn chọn chữ Chỉnh sửa màu xanh ở dòng Các kết quả được biến đổi theo... Tiếp theo, bạn nhập từ khóa (bạn có thể nhập nhiều từ khóa cùng lúc, mỗi từ/cụm từ khóa một dòng), nhập mã an toàn như hiển thị trong ô màu trắng rồi nhấn vào nút Nhận các Ý tưởng Từ khóa. Chờ trong giây lát, bạn sẽ nhận được kết quả. Bạn có thể tùy biến kết quả (hiển thị, ẩn cột dữ liệu) trong ô Lọc kết quả. Sau khi hoàn thành danh sách từ khóa, Google cho phép bạn tải về máy dạng file văn bản.
Hãy kết hợp tốt các phương pháp và chinh phục thế giới công cụ tìm kiếm.
Theo trangwebviet