Google chi 2 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Malaysia

Malaysia đang là điểm đến của nhiều ông lớn công nghệ, sau Microsoft, Apple, Nvidia đến lượt Google đầu tư hai tỷ USD xây trung tâm dữ liệu.

Theo công bố của Google ngày 30/5, số tiền được dùng để xây trung tâm dữ liệu và đám mây đầu tiên tại Malaysia trong bối cảnh nhu cầu AI và cloud tăng lên, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là khoản đầu tư lớn nhất của hãng tại Malaysia trong 13 năm hoạt động ở đây.

"Khoản đầu tư được đưa ra dựa trên mối quan hệ hợp tác với chính phủ Malaysia nhằm thúc đẩy 'chính sách ưu tiên đám mây', gồm các tiêu chuẩn an ninh mạng tốt nhất", Ruth Porat, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính Alphabet, cho biết.

Theo bà Porat, trung tâm khi đưa vào vận hành sẽ phục vụ các dịch vụ kỹ thuật số của Google, như Search, Maps và Workspace, cũng như cung cấp dịch vụ đám mây cho công ty và tổ chức trong khu vực công và tư nhân. Hệ thống cũng phục vụ chương trình "xóa mù AI" cho dành cho sinh viên và nhà giáo dục.

Dự kiến, trung tâm được đặt tại Elmina, miền trung bang Selangor. Google chưa thông báo thời gian xây dựng và vận hành. Tuy nhiên, công ty ước tính sẽ đóng góp hơn 3,2 tỷ USD vào GDP của Malaysia và hỗ trợ 26.500 việc làm tại đây vào năm 2030.

"Khoản đầu tư của Google sẽ thúc đẩy đáng kể tham vọng kỹ thuật số đã được đưa ra trong Kế hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 của quốc gia chúng tôi", Tengku Datuk Seri Utama Zafrul Aziz, Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia, cho biết.

>> TikTok - Đế chế đang phải đối măt với lệnh cấm từ Trump

>> Gigan JSC - Cách lấy hóa đơn từ quảng cáo Google, Facebook

Nước này hiện là điểm đến của nhiều công ty công nghệ toàn cầu. Đầu tháng, Microsoft đầu tư 2,2 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và AI mới. Tháng 12 năm ngoái, tập đoàn YT của Malaysia tuyên bố sẽ bắt tay với Nvidia xây dựng cơ sở hạ tầng AI trị giá 4,3 tỷ USD.

Ngày 28/5, Apple thông báo mở Apple Store tại Malaysia. Cửa hàng được đặt trong tổ hợp trung tâm thương mại The Exchange TRX ở Kuala Lumpur, khai trương ngày 22/6. Đây là thị trường thứ ba ở Đông Nam Á có cửa hàng chính thức của Apple, sau Singapore, Thái Lan.

Trong khi đó, phía Malaysia cũng nỗ lực đầu tư vào nguồn lực trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động. Tại Triển lãm công nghiệp bán dẫn Đông Nam Á 2024 (SEMICON SEA) ở Kular Lumpur ngày 28/5, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim công bố Chiến lược bán dẫn quốc gia, trong đó chính phủ đầu tư ít nhất 5,33 tỷ USD trong vòng 5-10 năm để bồi dưỡng nhân tài và phát triển công ty địa phương. Nước này đặt mục tiêu đào tạo 60.000 kỹ sư trong mọi lĩnh vực của ngành công nghệ bán dẫn như thiết kế, đóng gói, kiểm thử.

Công ty chip Trung Quốc tìm đến Malaysia

Nhiều công ty thiết kế chip của Trung Quốc tìm đến Malaysia làm nơi lắp ráp do lo ngại các lệnh hạn chế trong tương lai.

Theo Reuters, ngày càng nhiều công ty ở quốc gia tỷ dân chọn Malaysia là nơi lắp ráp cho các mẫu chip cao cấp. Nguồn tin cho biết trong các đơn hàng có cả một số bộ xử lý đồ họa (GPU) và một số dòng đòi hòi quy trình lắp ráp tiên tiến.

GPU là thành phần quan trọng trong việc phát triển các hệ thống siêu máy tính cũng như mô hình AI. Trước đó, Mỹ đã ra các lệnh hạn chế nhằm ngăn khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ làm chip tiên tiến. Sau sự bùng nổ của AI thời gian qua, các công ty bán dẫn Trung Quốc đang vật lộn để có thể tự chủ sản xuất chip.

Lắp ráp và đóng gói là một trong những công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất vi mạch bán dẫn và có hàm lượng giá trị không quá cao. Công việc này hiện cũng không vi phạm bất kỳ quy định nào của Mỹ. Tuy nhiên theo nguồn tin, việc tìm đến Malaysia là cách các công ty thiết kế chip Trung Quốc chuẩn bị cho tương lai nếu Mỹ có thể mở rộng lệnh cấm nhằm ngăn khả năng phát triển AI của Trung Quốc, đồng thời có thể dễ dàng kinh doanh hơn các thị trường bên ngoài. Với xu hướng chiplet, tức đóng gói nhiều chip làm một để tăng hiệu năng, công đoạn đóng gói ngày càng trở nên quan trọng với ngành bán dẫn.

Unisem, công ty chuyên đóng gói và kiểm thử chip tại Malaysia, với cổ đông lớn nhất là hãng Trung Quốc Huatian Technology, cho biết đang nhận được các đơn hàng ngày càng tăng từ Trung Quốc.

"Do các lệnh trừng phạt và vấn đề chuỗi cung ứng, nhiều công ty đã đến Malaysia để thiết lập các nguồn cung ứng, giúp họ kinh doanh cả trong và ngoài nước", Chủ tịch John Chia của Unisem cho biết. Ông cũng khẳng định việc này hoàn toàn hợp pháp. Ngoài ra, phần lớn khách hàng của Unisem vẫn là công ty Mỹ.

Malaysia hiện chiếm 13% thị trường toàn cầu về đóng gói, lắp ráp, thử nghiệm chất bán dẫn và đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lên 15% vào năm 2030. Ngành bán dẫn nước này được đánh giá có giá cả phải chăng, lực lượng lao động giàu kinh nghiệm và thiết bị tinh vi.

Một số công ty chip Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở rộng hoạt động tại đây. Trong đó, Xfusion, đơn vị trước đây của Huawei, cho biết sẽ hợp tác với NationGate của Malaysia để sản xuất máy chủ cho trung tâm dữ liệu và điện toán hiệu năng cao và AI. StarFive, có trụ sở tại Thượng Hải, cũng đang xây dựng một trung tâm thiết kế ở Penang, hay TongFu Microelectronic mở rộng cơ sở tại Malaysia qua liên doanh với nhà sản xuất chip AMD.

Không chỉ Malaysia, một số công ty khác, như JCET Group - công ty đóng gói chip lớn thứ ba thế giới, đã mua lại cơ sở thử nghiệm tiên tiến ở Singapore vào năm 2021.

Apple Store đầu tiên được mở ở Malaysia

Apple Store đầu tiên ở Malaysia đánh dấu thị trường thứ ba ở Đông Nam Á có cửa hàng chính thức của Apple, sau Singapore, Thái Lan.

Theo thông báo trên trang chủ, Apple Store tại Malaysia được đặt trong tổ hợp trung tâm thương mại The Exchange TRX ở Kuala Lumpur, khai trương ngày 22/6. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore hiện có ba trong khi Thái Lan có hai cửa hàng Apple.

Truyền thông địa phương cho biết cửa hàng bắt đầu xây dựng từ năm ngoái nhưng được che chắn rất cẩn thận. Công trình có kiến trúc độc đáo, vuông vức và lấy cảm hứng từ logo Apple ở sảnh vào bên trong.

Giữa tháng 7/2023, Bloomberg dẫn nguồn nội bộ cho thấy Apple dự định mở hàng chục Apple Store mới ở châu Âu và châu Á đến năm 2027, nhưng Việt Nam không nằm trong danh sách này. Cụ thể, công ty sẽ mở thêm 15 cửa hàng tại châu Á - Thái Bình Dương, 5 ở châu Âu và Trung Đông, và 4 tại Mỹ và Canada. Malaysia khi đó cũng có tên trong danh sách và chuẩn bị khai trương theo đúng lịch trình.

Apple gần đây bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới khu vực Đông Nam Á khi có nhiều động thái mở rộng hoạt động. Giữa tháng 4, CEO Tim Cook có chuyến thăm tới Việt Nam, Indonesia và Singapore để gặp gỡ cộng động các nhà sáng tạo nội dung, phát triển phần mềm cũng như cơ quan chính phủ. Có nhiều kế hoạch hợp tác, triển khai và đầu tư nhà máy nhưng Indonesia và Việt Nam hiện vẫn chưa có thông tin về kế hoạch mở Apple Store.

Apple hiện có hơn 520 Apple Store tại 26 quốc gia, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu hơn là bán hàng, cũng như là nơi để khách trải nghiệm sản phẩm sau khi ra mắt, hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức các lớp đào tạo về sản phẩm. Phần lớn doanh thu của công ty đến từ các kênh khác, như trang thương mại điện tử và đối tác phân phối.

Đại diện các công ty phân phối, nhà bán lẻ ủy quyền (APR - Apple Premium Reseller) của Apple cho biết việc Apple Store xuất hiện không gây ra xáo trộn cho việc kinh doanh sản phẩm của họ Ngược lại, điều này giúp tăng sự hiện diện của nhà sản xuất iPhone, thu hút nhiều khách hàng hơn cũng như giúp mọi người có thể trải nghiệm đầy đủ dòng sản phẩm.

iOS 18 sẽ hé lộ những tính năng AI trên iPhone

Hệ điều hành iOS 18, được công bố tại WWDC đầu tháng 6, sẽ cho thấy cách người dùng iPhone sử dụng AI trên Safari, Photos, Notes và Siri.

Apple đã xác nhận hội nghị thường niên dành cho nhà phát triển WWDC 2024 sẽ diễn ra ngày 10/6 tại trụ sở Apple Park ở California. Hãng sẽ giới thiệu loạt hệ điều hành mới gồm iOS 18, iPadOS 18, tvOS 18, macOS 15, watchOS 11 và VisionOS 2. Các phiên bản này sẽ được phát hành chính thức sau đó, như iOS 18 là vào tháng 9 cùng iPhone 16.

Theo chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg, Apple sẽ tập trung tối ưu hóa AI cho các tác vụ thực tế hàng ngày của người dùng. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong việc chỉnh sửa ảnh, ghi nhớ giọng nói, đề xuất cách trả lời email và tin nhắn, cải thiện khả năng tìm kiếm trong Safari và Spotlight, biểu tượng cảm xúc làm bằng AI tạo sinh, tóm tắt thông báo và tin nhắn, tóm tắt tài liệu và trang web cũng như các tính năng nâng cao hơn cho Siri.

Tính năng được đánh giá thú vị nhất là tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI tạo sinh, không bị giới hạn trong danh mục biểu tượng sẵn có. Apple cũng được cho là sẽ ra mắt một phiên bản Siri cao cấp hơn cho Apple Watch, được thiết kế để xử lý các tác vụ khi người dùng đang di chuyển.

Mark Gurman cho biết iOS 18 sẽ hỗ trợ người dùng đổi màu sắc biểu tượng ứng dụng để cá nhân hóa thiết bị, dù điều này không liên quan tới AI.

Theo Tom’s Guide, người dùng sẽ có thể thử nghiệm tính năng AI với nhãn dán "Preview"(bản xem trước) khi bản iOS 18 beta được phát hành. Nhãn dán nhằm nhấn mạnh công nghệ AI chưa hoàn thiện.

Fivestar: 
No votes yet