Những khái niệm cơ bản nhất về lập trình React Js

Những khái niệm cơ bản nhất về lập trình React Js

Hôm nay cùng các bạn cùng tìm hiểu về ReactJs xem nó là cái gì và cách dùng ra sao. Đây mới chỉ là bước đầu tiên tìm hiểu về React Js thôi nhé. Và xem tại sao được nhiều lập trình viên tìm đến như vậy. Theo như wiki thì được phát triển mới lập trình viên của Facebook và nó là ở vị trí view theo như mô hình MVC. Khi mà tìm hiểu về ReactJs mình thấy tạm thời có 3 khái niệm cơ bản mà hay nhắc đến là Component, Props, State.

>> Lập trình React Js dùng để xây dựng giao diện người dùng (UI)

Bắt đầu làm quen với React theo những ví dụ tại trang chủ của ReactJs khá là đơn giản, tuy nhiên để tạo ra môi trường “chuyên nghiệp” thì bạn cũng phải mất khá nhiều công sức để nghiên cứu Webpack, ESlint, Babel, nhất là việc sử dụng ES2015/ES6.

Nhận thấy các cấu hình, cài đặt môi trường mới cho dự án sử dụng React quá phức tạp, đội ngũ Facebook cùng cộng đồng mã nguồn mở đã cùng nhau tạo ra dự án hạt giống “Create React App” đã bao gồm:

  • Webpack
  • ESLint
  • Babel

Những công cụ trên giúp cho bạn tập trung vào việc lập trình, phát triển dự án thay vì phải mất công sức nghiên cứu. Giờ đây bạn có được những tính năng như: Hot Module Replacement, Code checking, Transform ES6 -> ES5… mà không cần phải làm bất cứ thao tác gì. Không những vậy, dự án hạt giống này đã thu gọn tinh giản các thông báo từ các công cụ đi kèm, làm sao đơn giản nhất có thể, chỉ hiển thị những thứ gì cần thiết. 

Component

Là cái khối hay là các bộ phận nhỏ. Ta có thể chia ra thành các bộ phận nhỏ. Ví dụ như ta có 1 đoạn HTML như sau:

<div id="blog-list">
    <div id="blog-item">
        <div id="user">
            <div id="user-name">
            </div>
            <div id="user-age">
            </div>
        </div>
        <div id="blog-content">
        </div>
    </div>
</div>

Như ví dụ trên ta có thể hiểu sẽ có các bộ phận như bộ phận to nhất là **blog-list**, trong blog-list sẽ có nhiều các **blog-item**, trong blog-item sẽ có ** user ** và **blog-content**. Để tạo ra các khối compoment thì ta dùng đến phương thức createClass và tham số là đối tượng đặc tả của compoment. Đối tượng đặc tả này bao gồm các phương thức để hình thành nên component. Trong hàm đó, bạn sẽ trả về một mô tả cho việc bạn muốn React render cái gì lên trên page. Tối sẽ làm 1 ví dụ render 1 component là user:

var UserComponent = React.createClass({
    render: function () {
        return (
            <div className="user">
                <p>Ho va ten: </p>
                <p>Tuoi: </p>
            </div>
        )
    }
});
```

Ngoài ra cũng có việc các component lồng nhau tức là trong Component này lại có Component khác. Như cùng ví dụ trên thì trong Blog Item sẽ có Component User. Vậy ta sẽ làm như sau:

var BlogItemComponent = React.createClass({
        render: function () {
            return (
                <div className="blog-item">
                    <UserComponent />
                    <div className="blog-content" />
                </div>
            )
        }
});

Như vậy trong BlogItem sẽ có Component nữa là User được gọi trong đó.

Props

Như ở phần trên các bạn đã thấy, chúng ta có thể lồng các component với nhau. Nhưng nếu lồng với nhau thì chúng ta muốn truyền data từ component này sang component khác thì sẽ phải làm như thế nào. Chính vì thế React đưa ra 1 khái niệm đó là **props** tức là việc truyền data từ ngoài vào component. Trong ví dụ trên ta có thể truyền thêm data từ **BlogItemComponent** sang **UserComponent**. Vậy giờ ta sẽ sửa lại 1 chút ở UserComponent như sau

var UserComponent = React.createClass({
    render: function () {
        return (
            <div className="user">
                <p>Ho va ten: {this.props.hoten} </p>
                <p>Tuoi: {this.props.tuoi}</p>
            </div>
        )
    }
});

Như vậy ta thêm vào UserComponent 2 props là hoten và tuổi. Vậy để truyền data từ BlogItemComponent sang ta làm như sau:

 var BlogItemComponent = React.createClass({
    render: function () {
        return (
            <div className="blog-item">
                <UserComponent hoten="Nguyễn Văn A" tuoi="17" />
                <div className="blog-content" />
            </div>
        )
    }
});

Bạn chỉ việc sửa <UserComponent hoten="Nguyễn Văn A" tuoi="17" /> là xong.

State

Ngoài việc nhận data từ compoent khác gửi vào thì đôi khi ngay trong bản thân component cũng cần phải có data riêng của nó. Trong React thì data của từng riêng component này được lưu vào State. Vậy State khác Props ở điểm gì? Props là từ các component khác truyền vào cho nên việc xử lý thay đổi dữ liệu là không thể. Còn state là biến nội bộ trong Component. Vì thế ta có thể dễ dàng xử lý dữ liệu tại đó. Để xử dụng được state thì ta cần khai báo State trước bằng hàm getInitialState(), tại hàm này ta khai báo các biến cũng như các giá trị mặc định. Sau đó muốn thay đổi state thì ta dùng hàm this.setState(). Như component UserComponent ta thêm state sẽ như sau:

   var UserComponent = React.createClass({
       getInitialState(): function () {
           return  {
               hoten: '',
               tuoi: 0
           }
       },
       render: function () {
           this.setState('hoten', this.props.hoten);
           this.setState('tuoi', this.props.tuoi);
           return (
               <div className="user">
                   <p>Ho va ten: {this.state.hoten}</p>
                   <p>Tuoi:{this.state.tuoi} </p>
               </div>
           )
       }
   });   

Kết nối sang html file

Như ta đã thấy tất cả những việc trên ta hoàn toàn làm ở 1 file js, việc tao component rồi các sự kiện truyền data, vậy làm sao để để đưa toàn bộ phần js này sang view thì đầu tiên ở file html ta cần tạo 1 div có attribute id chỉ định nào đó

<div id="react-content"></div>

Tiếp đến ta render sang Id này với đoạn code như sau (Lưu ý: tùy version của React mà đoạn này có sự khác biệt, bạn nên check doc của chính version React các bạn lấy về dùng nhé)

React.render(<BlogItem />,  document.getElementById("app"));

Kết luận

Có thể nói, đây là dự án mầm tốt, mặc dù cũng sẽ khó để phù hợp với tất cả mọi người, nhưng đa phần sẽ giúp cho bạn tập trung vào việc học react, cũng như lập trình hoàn thành dự án đơn giản và nhanh chóng hơn. Sau đó, nếu có thời gian hãy nghiên cứu thêm webpack và babel.

Nếu quay lại thời gian bắt đầu học react, mình ước có được cái này ngay lúc đó, khỏi cần suy nghĩ đến Webpack là khỉ khô gì. Mặc dù nghiên cứu webpack cũng mang lại nhiều thú vị, nhưng nó không phải là yếu tố quan trọng để sử dụng Reactjs.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (1 vote)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Dự luật “giết chết internet” đang quay trở lại

Dự luật “giết chết internet” đang quay trở lại

Vừa thoát khỏi SOPA, cộng đồng mạng phải đối mặt với “cơn ác mộng” còn đáng sợ hơn thế.

Varnish Cache

Cài đặt Varnish Cache trên server cho Drupal 7

I am not going to lie, compared to installing Memcached and APC, installing Varnish was a downright pain in the ass

Nhóm phát triển kính Project Glass trình diễn cách tìm kiếm trên kính Glass

Nhóm phát triển kính Project Glass trình diễn cách tìm kiếm trên kính Glass

Nhóm phát triển kính Project Glass đăng một video cho thấy chiếc kính thông minh của Google hoạt động ấn tượng với khả năng nhận diện giọng nói và tương tác thực ảo (AR - augmented reality).

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung