Hướng dẫn sử dụng Redux để quản lý hiệu quả trong ứng dụng React

Hướng dẫn sử dụng Redux để quản lý hiệu quả trong ứng dụng React

Redux store là 1 object chứa state toàn bộ app trong đó có nhiều object con chứa state của mỗi component cần lưu state vào store nó được combine trong rootreducer. Bạn đi qua mỗi màn hình thì dùng hàm mapStateToProps để lấy ra state tương ứng cần của mỗi #component. Và trước khi mount vào trong DOM mình sẽ kiểm tra component đã có dữ liệu chưa nếu chưa có mới dispatch action call api lấy data lưu vào store rồi lấy ra component nên sẽ ko có chuyện màn hình chứa rất nhiểu dữ liệu. Bản thân thằng #Redux nó sinh ra để quản lý data cho React nên nếu bạn ko dùng thì chắc chắn số lần lấy data cùng 1 api sẽ nhiều hơn và nó làm nguyên nhân app bị phình to khó maintain chứ cũng ko làm app bị chậm. Vậy dùng hay ko dùng đều ko liên quan đến việc làm app bị chậm nhiều hay ít

>> Cài đặt Webpack để viết Reactjs bằng ES6 và những thuận lợi của ES6

>> Các chức năng mới của ES6 của bộ tiêu chuẩn ECMAScript

>> Vue-Native - nền tảng di động của Vue.js bị phân tán

>> Làm thế nào để tương tác với hệ sinh thái của React JS hiệu quả

>> Cấu trúc thư mục của một dự án React đúng chuẩn www.Airbnb.com

Câu hỏi: Khi nào thì nên sử dụng Application State (Redux Store), khi nào thì nên sử dụng Local State khi áp dụng Redux cho React (React Js & React Native)?

Câu trả lời ngắn gọn: tùy thuộc vào bạn, làm sao viết code thoải mái để Application State tối giản nhất có thể mà không làm mất tính tin tưởng vào ứng dụng.

Một số khái niệm

Application State: hay còn gọi là Redux Store chứa trạng thái của ứng dụng bao gồm dữ liệu từ máy chủ, kết quả tương tác/hành động của người dùng, dữ liệu từ thiết bị (GPS, Clock, Accelerometer…)

Local State: là trạng thái nội tại của #component, sự thay đổi bất kỳ trong Local State không làm ảnh hưởng đến Application State

Presentation Component: là component chỉ có nhiệm vụ hiển thị, nhận tương tác từ người dùng.

Container Component: là component bao bọc Stateless/Presentation component và truyền dữ liệu cho các component này bằng props.

Stateless Component: đây là một phiên bản của Presentation Component nhưng không chứa state, thông thường được viết bằng hàm đơn thuần, mọi thứ đều được truyền thông qua function’s arguments (props).

Khi nào nên sử dụng Redux

Trước tiên, xin trích dẫn những câu trả lời từ những người tạo ra React và Redux:

Pete Hunt (Cựu thành viên tạo ra React):

You’ll know when you need Flux. If you aren’t sure if you need it, you don’t need it.

Dan Abramov (Tác giả Redux):

I would like to amend this: don’t use Redux until you have problems with vanilla React.

Như vậy, chỉ sử dụng Redux/Flux khi và chỉ khi bạn gặp vấn đề với React. Lý thuyết là vậy, nhưng để biết được tình huống nào gọi là “vấn đề” quả thật không hề dễ dàng, và khi đã gặp vấn đề thì lượng code đã viết cũng đã trở nên kha khá, và việc tích hợp Redux sẽ trở nên khó khăn hơn – tất nhiên không phải là quá khó, nhưng thay vì business logic  bạn đặt ở 1 chỗ (có thể chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm khác nhau, có thể test dễ dàng hơn) thì business logic được đặt ngay trong chính React’s component => việc tái cấu trúc luồng hoạt động của dự án ước chừng sẽ khó khăn là vì vậy.

Như hình mô tả dưới đây, mỗi node là 1 component, việc tách ra trạng thái tổng, giúp chúng ta dễ bảo trì phần Model (business logic) và phần View (component) trong mô hình MVC, cũng như dễ dàng sử dụng SSR (Server Side Rendering):

redux-store

Theo điều kiện nguồn lực, dần dà việc tái cấu trúc dự án để sử dụng Redux dần trở nên bất khả thi, nhất là đối với những dự án không biết tách “Container Component” và “Presentation Component” ra riêng biệt:

  Presentational Components Container Components
Purpose How things look

 

(markup, styles)

How things work

 

(data fetching, state updates)

Aware of Redux No Yes
To read data Read data from props Subscribe to Redux state
To change data Invoke callbacks

 

from props

Dispatch Redux actions
Are written By hand Usually generated

 

by React Redux

Do vậy, yếu tố quyết định là phải phân biệt được “Container Component” và “Presentation Component”, khi đó Container Component sẽ làm việc với Application State, còn Presentation Componnent sẽ có Local State.

Một điều dễ nhận ra là khi áp dụng #Redux, mặc dù nó tốt thiệt – giúp cho ứng dụng dễ hiểu, dễ bảo trì, nhưng lượng code phải viết sẽ nhiều lên kha khá. Cứ mỗi chức năng, ta cần phải viết Actions/Events -> Reducers -> Container Component -> Presentation #Component, tương ứng bạn cũng sẽ viết Test cho chừng đó bước, vì vậy việc sử dụng Application State một cách hợp lý là điều cực kỳ quan trọng, giúp cho ứng dụng gọn nhẹ về mặt cấu trúc, code, và tài nguyên (bộ nhớ để lưu trữ Store)

Muốn tìm cách cải thiện ứng dụng sao cho dễ hiểu, dễ bảo trì thì đọc tiếp :). Mình cũng từng như bạn, cũng như rất nhiều lập trình viên khác sử dụng Redux bị rối khi thắc mắc không biết là khi nào nên dùng #Application_State (trạng thái của ứng dụng) khi nào nên dùng Local State (trạng thái của component) để làm sao đạt được mục đích là:

  • Application State tối giản nhất có thể
  • Sử dụng Local State để viết code ngắn gọn nhất có thể

Sử dụng Redux với React sao cho hiệu quả

Nếu bạn có sử dụng React Native thì cũng có biết là từ phiên bản 0.25 trở đi, thì cách viết import, creatClass có khác đôi chút:

0.24 trở về trước

import React, { Component, View } from 'react-native';

0.25+

import React, { Component } from 'react';
import { View } from 'react-native';

Qua đó để thấy rằng, React Native quay trở về đúng bản chất của nó khi hệ sinh thái React ra đời, đó là React Native chỉ đóng vai trò phần View, còn React sẽ đóng vai trò xương sống khởi tạo hệ sinh thái React. Mình đưa ra ý này là để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tách biệt giữa các thành phần, càng nhỏ thì càng dễ bảo trì, do vậy nếu vẫn chưa thông ở phần “Khi nào nên sử dụng Redux” thì bạn hãy nghiên cứu thêm rồi đọc tiếp nhé.

Làm sao để sử dụng Redux hiệu quả, thì câu trả lời đơn giản là một Câu hỏi: Có các “thành phần” bất kỳ nào của ứng dụng sử dụng “kết quả” của hành động thay đổi trạng thái hay không?

“Thành phần” ở đây có thể là UI components, hoặc lưu trữ vào local store, hoặc lưu trữ ở #server. Chỉ cần mỗi khi bạn bắt đầu viết 1 chức năng, component hãy đặt câu hỏi trên cho những tương tác vào ứng dụng (có thể sự kiện từ nhiều phía khác nhau), thông thường Local State sẽ được sử dụng để quản lý sự tương tác của người dùng, ví dụ những sự kiện sau thì không cần thiết phải sử dụng Application State:

  • Toggle một menu, hoặc accordion
  • Input text, radio, select..: bình thường sẽ sử dụng Local State
  • Nếu các loại input là dạng search realtime, hoặc freeze search, filter cho mỗi ký tự nhập vào thì dùng #Application_State, bởi vì nó có tác động đến component khác
  • Những tương tác của người dùng đối với ứng dụng chỉ là tạm thời mà có thể khi refresh ứng dụng, bạn không còn quan tâm. Vì nếu quan tâm, nghĩa là cần lưu trữ ở đâu đó, có nghĩa là nó đã tác động đến “thành phần” khác thì nên sử dụng Application State.

Fullstack Station’s Tips

Có nhiều lập trình viên khuyên nên viết Stateless Component bằng hàm thông thường, ví dụ:

import React, { PropTypes } from 'react'

const Todo = ({ onClick, completed, text }) => (
  <li
    onClick={onClick}
    style={{
      textDecoration: completed ? 'line-through' : 'none'
    }}
  >
    {text}
  </li>
)

Bạn thường cũng sẽ viết theo, nhưng do lười biếng nên thiếu đoạn code sau:

Todo.propTypes = {
  onClick: PropTypes.func.isRequired,
  completed: PropTypes.bool.isRequired,
  text: PropTypes.string.isRequired
}

Và nếu tốt hơn nữa thì có thêm defaultProps cho những props không bắt buộc truyền vào. Việc thêm propTypes vào các component là cần thiết, để React sẽ kiểm tra cho bạn tính đúng đắn của component khi thực thi, sẽ báo cho bạn biết nếu props bị thiếu, từ đó giúp cho chất lượng sản phẩm được nâng lên, ít lỗi hơn. Rõ ràng với đoạn mã trên, nếu không ràng buộc bắt  buộc thì sự kiện onClick sẽ bị lỗi nếu truyền props bị thiếu!

Lời kết

Khi bạn áp dụng Redux vào React, những vấn đề về việc khi nào nên sử dụng Application State hay Local State đã được giải đáp phần nào trong bài viết này. Tùy trường hợp vào mỗi dự án có tính chất khác nhau mà việc áp dụng cũng sẽ linh động khác nhau, chứ không nhất thiết phải theo một mô hình nào, bởi vì ngay cả người tạo ra cũng không thể dự tính được hết các tình huống sử dụng thực tế của sản phẩm được.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 7.3 (16 votes)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Bình luận (0)

 

Add Comment

Filtered HTML

  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Các thẻ HTML được chấp nhận: <a> <em> <strong> <cite> <blockquote> <code> <ul> <ol> <li> <dl> <dt> <dd>
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.

Plain text

  • No HTML tags allowed.
  • Các địa chỉ web và email sẽ tự động được chuyển sang dạng liên kết.
  • Tự động ngắt dòng và đoạn văn.
CAPTCHA
This question is for testing whether or not you are a human visitor and to prevent automated spam submissions.

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Giới thiệu bình xịt côn trùng Raid Mik 600ml giá rẻ

Giới thiệu bình xịt côn trùng Raid Mik 600ml giá rẻ

Sản phẩm không mùi và không chứa chất độc hại nên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

11 Sản phẩm "bèo bọt" trong quá khứ của Apple

11 Sản phẩm "bèo bọt" trong quá khứ của Apple

Nếu iPad và iPhone tạo nên sự thay đổi ngoạn mục trong lịch sử công nghệ tiêu dùng thế giới, thì một số sản phẩm xa xưa của Apple lại hoàn toàn bị lãng quên.

OS X Mountain Lion cán mốc 3 triệu lượt tải về

OS X Mountain Lion cán mốc 3 triệu lượt tải về

Hôm nay (30/7), Apple chính thức thông báo, phiên bản hệ điều hành Mac mới nhất, OS X 10.8 Mountain Lion đã có 3 triệu lượt tải về sau 4 ngày ra mắt.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung