- Posted by: Tommy Tran
- Wed, 27/04/2022, 21:46 (GMT+7)
- Địa điểm ăn chơi, giải trí
- 1 Bình luận
Vài hôm nữa thôi là về rồi
Vài hôm nữa thôi là về rồi
Mình vốn là đứa chẳng sống cố định ở một nơi, thi thoảng thèm Đà Lạt, thích về là về. Ấy vậy mà dạo này lòng thì nhớ nhung Đà Lạt lắm nhưng đôi chân vẫn rong ruổi ở Sài Gòn.
Hôm nào Sài Gòn mưa lại nghĩ giờ ngồi ở quán cà phê quen ngắm mây bay của Đà Lạt thì vui lắm.
Hôm nào trời chiều Sài Gòn nhuộm vàng lại nghĩ nếu ở đây có quả đồi để chạy xe lên ngắm hoàng hôn thì thật hay.
Hôm nào muốn về quá mà chưa thể lại bảo với bản thân vài hôm nữa thôi, là về Đà Lạt rồi.
Nguồn @caubengan
Bình luận (1)
Người có nhiệm vụ giải cứu ngành ngân hàng Thụy Sĩ
Cựu CEO UBS Sergio Ermotti vừa được gọi quay về để lèo lái ngân hàng khi quá trình sáp nhập với Credit Suisse được dự báo rất hỗn loạn.
Khi còn làm CEO UBS, Sergio Ermotti (62 tuổi) đã sa thải hàng nghìn nhân sự, thay đổi ưu tiên kinh doanh và biến UBS thành tổ chức tài chính thống trị Thụy Sĩ. Ông rời UBS năm 2020, sau 9 năm tại nhiệm. Nhưng tuần này, Ermotti được gọi quay lại để lãnh đạo ngân hàng 161 tuổi, đồng thời giám sát quá trình sáp nhập Credit Suisse được dự báo sẽ rất hỗn loạn.
"Đây là một công việc cấp bách và đầy thách thức", ông cho biết khi thông báo việc quay lại. Ermotti cũng nói rằng UBS sẽ "đánh giá thận trọng, có hệ thống tất cả lựa chọn" khi sáp nhập. Ông sẽ rời vị trí hiện tại là Chủ tịch đại gia bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re.
UBS cho biết CEO UBS hiện tại - Ralph Hamers "đã đồng ý từ chức, để phục vụ lợi ích của công ty mới, và của cả đất nước". Ông chưa có kinh nghiệm về các vụ M&A lớn nào, nhưng lại đối mặt với nhiệm vụ sáp nhập hai ngân hàng có tổng tài sản 1.600 tỷ USD, hơn 120.000 nhân viên và bảng cân đối kế toán phức tạp. Dù vậy, Hamers vẫn sẽ làm cố vấn cho UBS.
Sáp nhập thành công Credit Suisse vào UBS là dự án có tầm quan trọng ở cấp quốc gia với Thụy Sĩ. Nền kinh tế này phụ thuộc lớn vào ngành tài chính. Việc sáp nhập UBS – Credit Suisse khiến Thụy Sĩ chỉ còn một ngân hàng có tầm quan trọng với toàn cầu.
Ralph Hamers chỉnh cổ áo cho Sergio Ermotti trong buổi họp báo hôm 29/3.
Ermotti là ví dụ mới nhất cho việc CEO một tập đoàn lớn quay về công ty cũ. Trước đó, Robert Iger cũng trở lại làm CEO Disney và Howard Schultz quay về Starbucks.
Ermotti sinh ra tại Lugano – thành phố ven hồ tại Thụy Sĩ. Ông làm việc trong lĩnh vực ngân hàng từ khi còn trẻ. Ban đầu, Ermotti thực tập tại một nhà băng tại phương. Năm 1987, ông đầu quân cho Merrill Lynch, dần thăng tiến thành đồng giám đốc bộ phận thị trường cổ phiếu toàn cầu. Sau đó, ông làm lãnh đạo cấp cao tại ngân hàng Italia UniCredit.
Khi bất ngờ được bổ nhiệm làm CEO tạm quyền tại UBS, ông mới làm việc tại đây 5 tháng. CEO khi đó là Oswald Grübel phải từ chức sau khi để một nhân viên giao dịch lừa đảo làm ngân hàng thiệt hại 2,3 tỷ USD. HĐQT đã chọn Ermotti – khi đó đang phụ trách mảng châu Âu.
Trước khi được chính thức bổ nhiệm, ông đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc giúp định hình hướng đi của UBS trong thập kỷ sau đó. Dự án có tên Tăng tốc, buộc UBS thu hẹp phần lớn quy mô mảng ngân hàng đầu tư, để tập trung vào quản lý tài sản.
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, UBS thiệt hại tới 50 tỷ USD vì chứng khoán và nhiều tài sản khác bị giảm giá trị, đồng thời cần chính phủ cứu trợ. Ermotti vì thế cho rằng UBS không thể tập trung cho cả hai mảng ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. Vì thế, hàng nghìn việc làm đã bị cắt giảm.
"Khi xây lại một ngôi nhà, thỉnh thoảng anh cũng cần đập bỏ vài bức tường", ông cho biết trong một cuộc họp cổ đông khi quá trình tái cấu trúc đang diễn ra.
Kế hoạch này đã thành công. Lợi nhuận của UBS tăng lên. Giá cổ phiếu cũng vậy. Danh tiếng UBS nhờ đó được cứu vãn. Mảng ngân hàng đầu tư của họ vẫn hoạt động, nhưng chỉ trong lĩnh vực M&A (mua bán – sáp nhập) và giao dịch cổ phiếu. Họ không còn tham gia vào mảng trái phiếu quy mô lớn nữa.
Trong khi đó, tình hình tại Credit Suisse lại trái ngược hoàn toàn. Họ không cần cứu trợ trong khủng hoảng, nhưng lại chậm thay đổi với tình hình mới của ngành ngân hàng. Khi UBS tái cấu trúc và tăng trưởng, Credit Suisse lại vật lộn với scandal và thua lỗ liên quan đến các khách hàng có rủi ro cao.
Vị thế của hai ngân hàng với toàn cầu và các cổ đông cũng thay đổi. Khi Ermotti nhậm chức năm 2011, cả hai có quy mô và doanh thu tương đương. Credit Suisse có 28 tỷ USD doanh thu và UBS có 30 tỷ USD. Đến năm 2020, UBS đã ghi nhận 32 tỷ USD, trong khi Credit Suisse giảm về 24 tỷ USD.
Khi UBS ngày càng vững chắc, Ermotti cho biết ông muốn tìm thử thách mới và rời đi năm 2020. Cuối cùng, ông nhậm chức chủ tịch tại Swiss Re.
Ông cũng từng làm chủ tịch một SPAC (công ty thành lập với mục đích đặc biệt) sáp nhập với hãng đồ xa xỉ Italy Ermenegildo Zegna Group cuối năm 2021. Cổ phiếu công ty này đã tăng hơn 30% sau khi niêm yết. Đây là câu chuyện thành công hiếm hoi trong các thương vụ sáp nhập SPAC, do cổ phiếu thường giảm nửa sau khi niêm yết.
Dù vậy, nhiệm kỳ của Ermotti ở UBS không phải là không có sai lầm. Một trong số đó là sự ra đi của lãnh đạo mảng ngân hàng đầu tư Andrea Orcel – người hiện làm CEO UniCredit. UBS cũng bị đe dọa nhận khoản phạt khổng lồ vì bị cáo buộc trốn thuế ở Pháp.
Dù vậy, thời điểm Ermotti rời đi, UBS ghi nhận một trong những quý kinh doanh tốt nhất 10 năm. Mảng ngân hàng đầu tư bùng nổ, dòng tiền bất ngờ từ các khách hàng giàu có và khoản dự phòng nợ xấu thấp bậc nhất châu Âu đã giúp UBS dự trữ được 1,5 tỷ USD để mua lại cổ phiếu.
Trong cuộc họp báo hôm 29/3, khi được hỏi về động lực khiến ông quay về UBS, Ermotti đã trả lời rằng ông cảm thấy đây là "nghĩa vụ" của mình. "Thành thật mà nói, tôi luôn cảm thấy chương tiếp theo mình muốn viết ra chính là thực hiện một thương vụ như thế này", ông cho biết.
Ermotti khẳng định sẽ tiếp tục làm CEO, miễn là "UBS vẫn còn cần" và nhấn mạnh ngân hàng này muốn "giải quyết bất ổn nhanh nhất có thể".
"Tôi hoàn toàn ý thức được là cần nỗ lực hết sức để tránh mọi hậu quả cho người dân Thụy Sĩ. Tôi cam kết đội ngũ của mình sẽ làm tất cả những gì có thể để thương vụ này thành công, viết nên chương mới cho lịch sử của UBS", ông nói.
Add Comment