TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright cho rằng nền kinh tế chia sẻ là một tiến trình tất yếu

TS. Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright cho rằng nền kinh tế chia sẻ là một tiến trình tất yếu, ví dụ Grab về phương tiện đi lại. Bộ Giao thông vận tải của nhiều nước đã bỏ rất nhiều thời gian, tiền bạc nghiên cứu giải pháp nhưng sau đó để thị trường tự động lựa chọn, tức là để cho nó tự tạo ra ưu thế. Việc phát triển một nền kinh tế như vậy là tất yếu của quá trình phát triển, dù Việt Nam có muốn hay không muốn cũng không thể cản được.

ĐH Kinh tế TP HCM có thể kết nối Startup tới mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần

Bà Nguyễn Phương Thảo, Đại học Kinh tế TP HCM.

Bà Nguyễn Phương Thảo, Đại học Kinh tế TP HCM.

Bà Nguyễn Phương Thảo, Đại học Kinh tế TP HCM cho biết với start up ở giai đoạn non trẻ, không thể kêu gọi được vốn, trường ĐH Kinh tế TP HCM có thể kết nối họ tới mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần để thúc đẩy Startup đi xa hơn. "Chúng tôi mong muốn thúc đẩy thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ. Các bạn có thể ứng dụng công nghệ mới, nhưng để thương mại hoá lại là vấn đề khác".

Việt Nam nên có khái niệm 'cò' khởi nghiệp

Ông Minh Tuấn, đại diện một doanh nghiệp bất động sản đến từ Quảng Ngãi.

Ông Minh Tuấn, đại diện một doanh nghiệp bất động sản đến từ Quảng Ngãi.

Ông Minh Tuấn (Quảng Ngãi) quản lý một công ty trong lĩnh vực bất động sản với 4.000 nhân sự, đưa ra góp ý nhà nước nên có khái niệm cò khởi nghiệp tức là môi giới khởi nghiệp, tương tự lĩnh vực bất động sản. Lý do là nhiều người có ý tưởng lại thiếu kỹ năng bán hàng, cần có người trung gian hỗ trợ.

Đề xuất thứ hai của khách mời này là thuế doanh nghiệp nên khoán cho Startup với các khoản thuế theo quý hoặc theo năm, sẽ dễ dàng cho doanh nghiệp, thay vì phải thuê một kế toán rồi trả lương. Ví dụ năm đầu đóng 20 triệu đồng, năm sau 50 triệu đồng, doanh nghiệp nào đóng được thì tồn tại.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam thiếu người dẫn dắt

Ông Nguyễn Trung Dũng (phải), tổng giám đốc BK-Holding.

Ông Nguyễn Trung Dũng (phải), tổng giám đốc BK-Holding.

Theo ông Nguyễn Trung Dũng, tổng giám đốc BK-Holding sau hơn 10 năm hỗ trợ Startup, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã phát triển và tiến bộ nhưng như một dàn nhạc mà thiếu nhạc trưởng để dẫn dắt. Hệ sinh thái và chính sách cần chiến lược và chiến thuật đúng đắn. Chúng ta hô hào có những doanh nghiệp tỷ USD nhưng không có chính sách, chiến lược bài bản, dài hơi mà chỉ làm ngắn hạn thì sẽ rất khó. Về mặt chiến thuật thì phải linh hoạt, hợp lý.

Hiện nay chúng ta nói quá nhiều về việc kéo các quỹ đầu tư lớn về Việt Nam nhưng theo tôi nó chưa cần thiết vì số lượng các start up khởi nghiệp sáng tạo đúng nghĩa còn rất ít. Chúng ta cần xây từ gốc xây lên, một chiến lược dài hơi. Chính phủ đã đưa ra đề án rất tốt, hỗ trợ đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp. Nỗ lực lớn nhất theo tôi từ bộ KHCN nhưng vẫn thiếu một nhạc trưởng cao hơn.Trong khi chờ các thể chế thì cần một môi trường đặc biệt, chẳng hạn sandbox, để thử nghiệm trong quy mô nhỏ. Chờ luật thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở đó các Startup có thể tự do sáng tạo, thử nghiệm. 

Chưa bao giờ chính sách về khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam lại tốt như vậy. Tuy nhiên giới đại học và doanh nghiệp đang đứng ngoài cuộc chơi. Doanh nghiệp lớn quan tâm vì họ thấy nếu họ ngoài cuộc sẽ bị diệt vong.

Yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người, nếu thiếu con người sẵn sàng cho khởi nghiệp sáng tạo thì chúng ta sẽ không thể có Startup kỳ lần với quy mô khổng lồ (unicon).

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet