- Posted by: Khanh Hoang
- Tue, 20/08/2013, 11:06 (GMT+7)
- Ngành giáo dục
- 0 Bình luận
9 lưu ý khi ăn các loại mì tôm
Mì tôm bây giờ hình như không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta bởi sự tiện lợi, mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên nếu ăn nhiều mì tôm sẽ đem lại nhiều ngụy hại cho sức khỏe.
Thiếu dinh dưỡng cho não
Nghiên cứu khoa học chứng minh, muốn duy trì và nâng cao chức năng sinh lý bình thường của não, nhất định phải có 8 chất dinh dưỡng gồm: lecithin, protein, đường, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B. Trong khi ở mì tôm, hàm lượng các chất dinh dưỡng của lecithin, vitamin rất thấp, thường xuyên ăn sẽ không có lợi cho hoạt động tư duy và phát triển não.
Dễ gây ra nóng trong người
Độ giòn thơm của mì tôm đều nhờ vào dầu mỡ, người thích ăn mì tôm thường cảm thấy miệng khô, nóng, kỳ thực lúc này khí hỏa đã bắt đầu tích tụ, chèn ép trong cơ thể rồi. Chỉ cần ăn mì tôm vượt quá lượng nhất định cũng sẽ gây nóng trong người.
Dễ bị ung thư trực tràng
Nghiên cứu chứng minh, dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống ung thư trực tràng. Mì tôm được tạo ra từ bột mì tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.
Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Làm cho chức năng dạ dày, ruột mất cân bằng
Trẻ em ăn nhiều mì tôm sẽ làm cho dạ dày, ruột mất cân bằng, xuất hiện đầy hơi, đau dạ dày v.v.
Do mì tôm thuộc thực phẩm giòn, khô giống kiểu gà rán, khoai tây rán, cho nên chúng đều chứa nhiều chất phụ gia và chất điều vị ở trong, thường xuyên ăn sẽ làm vị giác kém phản ứng, gây chán ăn.
Những trẻ em ăn quá nhiều mì tôm rất dễ hình thành bệnh chỉ thích chọn ăn một, hai loại thức ăn.
Dinh dưỡng không toàn diện
Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì và dầu mỡ, chất điều vị chứ không có 7 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn trong thời gian dài sẽ thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác, làm cho cơ thể không đủ dinh dưỡng, từ đó gây ra hàng loạt bệnh như hoa mắt, chóng mặt, mất sức, tim đập nhanh, tinh thần bất an....
Gây béo phì và các bệnh liên quan
Quá trình chế biến mì tôm làm cho vitamin B nguyên chất bị phá vỡ hoàn toàn, về cơ bản, mỳ tôm chỉ cung cấp đủ nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Do mì tôm không có chất nên phải ăn kèm với các thức ăn khác, kết quả là carbonhydrate và chất béo vào cơ thể quá nhiều.
Vì vậy, thường xuyên ăn mì tôm sẽ gây ra béo phì và nâng cao nguy cơ phát sinh các bệnh liên quan đến béo phì như cao huyết áp, cao mỡ máu, tiểu đường, bệnh tim v.v.
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Chất phụ gia
Để tạo mùi vị của mì tôm, kéo dài thời hạn sử dụng, thông thường đều thêm một số chất phụ gia như chất bảo quản, chất chống ô xy hóa, chất phosphate v.v, những chất này do tích trữ trong thời gian dài, ảnh hưởng của môi trường…cũng sẽ dần dần biến chất, sau khi ăn sẽ có hại cho cơ thể. Nếu tích tụ trong cơ thể lâu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Quá trình sản xuất sản sinh ra chất có hại
Do mì tôm được chế biến qua dầu mỡ, trong quá trình chế biến có thể sinh ra phản ứng hóa học liên quan, tạo ra một số chất có hại, giống như các thực phẩm tinh bột khi nấu ở trong nhiệt độ cao (vượt quá 120 độ C) đều sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
Theo Dân trí
Bình luận (0)
Add Comment