Khanh Hoang - Kenn
Kenn is a user experience designer and front end developer who enjoys creating beautiful and usable web and mobile experiences.
Để viết các ứng dụng với javascript thì việc vận dụng mảng là một điều hết sức cần thiết. Javascript cũng như các ngôn ngữ lập trình khác cũng có mảng và cách thức làm việc của mảng trong Javascript cũng tương tự, vấn đề cần quan tâm là các chức năng thao tác với mảng thì mỗi một ngôn ngữ lập trình đều viết sẵn một số hàm hoặc phương thức để thao tác, ý nghĩa của các hàm thì giống nhau chỉ khác ở cách khai báo và cách gọi tên hàm của từng ngôn ngữ.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương thức thường được dùng để thao tác với các phần tử mảng trong Javascript.
Trong PHP bạn có thể khai báo mảng bằng rất nhiều cách ngắn gọn trong đó có một cách rất đơn giản là sử dụng dấu ngoặc vuông "[]" khi nào cần sử dụng mảng mà không cần phải khai báo trước, trong dấu ngoặc vuông có thể bỏ trống và PHP sẽ tự gán key cho mảng đó. Trong Javascript thì bạn không thể khai báo theo cách ngằn gọn giống PHP như trên mà cần phải khai báo mảng trước sau đó mới có thể sử dụng. Cú pháp khai báo mảng của Javascript là new array("phần tử","phần tử",..."").
Một điều nhấn mạnh rằng mảng trong Javascript là một đối tượng, sau đây sẽ là một số phương thức cần thiết để bạn thao tác với mảng:
Ngoài ra chúng ta còn có một số các phương thức hữu dụng khác như every(), some(), filter(), forEach(), map() tuy nhiên chúng lại không được hổ trợ bởi các trình duyệt cũ như IE7.
Có một phương thức vô cùng mạnh mẽ khác trong javascript đó là phương thức splice(), nó có thể thay thế cho các phương thức như pop(), push(),shift(), unshift() ở trên:
Chúng ta có thể thấy việc thao tác với các phần tử mảng trong Javascript cũng không có gì khó khăn điều quan trọng là chúng ta biết vận dụng các phương thức của chúng khi cần thiết. Bài viết này tôi chỉ mang hình thức giời thiệu, nếu bạn muốn thực sự làm việc với Javascript thì chí ít bạn cũng phải biết chút ít kiến thức về lập trình căn bản, bạn có thể tự làm ví dụ để hiểu rõ hơn nếu bạn chưa thực sự hiểu về nó
Bình luận (0)
Add Comment