- Posted by: Tommy Tran
- Mon, 9/05/2016, 13:22 (GMT+7)
- Kinh nghiệm chữa bệnh
- 0 Bình luận
50.000 người Campuchia tháo chạy vì chất độc của Formosa
“Gã khổng lồ” công nghiệp Formosa Plastics đã từng gây ra bê bối xả thải rúng động ở Campuchia.
Đoàn công tác Campuchia kiểm tra tình hình khu vực Formosa bỏ chất thải ở Sihanoukville.
Cơn ác mộng của người Campuchia
Sihanoukville từng là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở vương quốc Campuchia. Cho đến cuối năm 1998, tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm khoảng 3.000 tấn nhiễm thủy ngân tới thị trấn này.
Tờ New York Times dẫn số liệu điều tra của Bộ Môi trường Campuchia cho hay, Formosa Plastics đã bỏ lại hơn 140 container chứa khối chất thải độc hại tại một bãi đất rộng, không rào chắn, không biển cảnh báo, mọi người có thể ra vào bình thường.
Thậm chí, nhiều người dân Campuchia do không được cảnh báo, từng “hồn nhiên” vào đây nhặt các bao tải mà Formosa bỏ lại, mang về nhà đựng rác thải, thậm chí cả gạo. Có người trong số họ dùng rác thải của Formosa để… đun nấu. Sau đó không lâu, họ gặp các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, sức khỏe suy giảm.
Các tư liệu ghi lại cho thấy, khoảng cuối tháng 12/1998, gần 1.000 người ở thị trấn Sihanoukville tranh nhau lên tàu, xe đò, xe khách để rời bỏ làng quê đã ô nhiễm nặng của mình. Nhiều vụ tai nạn thương tâm từ vụ “chạy trốn ô nhiễm” này đã xảy ra, đơn cử như vụ một xe đò chở hơn 20 người dân Sihanoukville đâm vào một chiếc xe tải nhỏ khiến nhiều người thương vong, chưa kể 4 người khác thiệt mạng trong một loạt chuyến bay “hoảng loạn” của gần 50.000 cư dân Sihanoukville trong vòng 3 ngày, theo The Guardian.
Lời “Xin lỗi” muộn màng của Formosa
Gần 2 tuần sau cơn “chạy loạn” thương tâm của người dân thị trấn Sihanoukville, Formosa Plastics đã lên tiếng “xin lỗi” người dân địa phương, The Guardian đưa tin ngày 31/12/2015.
“Gã khổng lồ Formosa Plastics đã xin lỗi vì “gây rối trật tự” cho người dân Campuchia, nhưng vẫn phủ nhận về việc bỏ lại gần 3.000 tấn chất thải thủy ngân trên mảnh đất này”, The Guardian viết.
Phnom Penh Post cho hay, quá trình điều tra cho thấy khốichất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Truyền thông Campuchia cho hay, ít nhất 7 người dân Sihanoukville đã thiệt mạng với những lý do bị nghi là có liên quan đến nhiễm độc từ rác thải của Formosa , bao gồm 2 người có triệu chứng nhiễm thủy ngân cấp tính.
Tiền lệ đau đớn
Vụ chất độc gây ảnh hưởng tới môi trường của Formosa từng có tiền lệ trên thế giới. Căn bệnh Minamata – một căn bệnh đã xuất hiện ở Nhật Bản từ 1973 và kéo dài vài chục năm qua cùng những món tiền bồi thường khổng lồ mà công ty Chisso và chính phủ Nhật Bản phải trả cho hệ quả của xả thải độc hại.
Theo đó, công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và nhà máy ở vịnh Minamata đã gây ô nhiễm môi trường, gây ra căn bệnh mang tên Minamata năm 1973. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo và một số sản phẩm khác.
Nhằm ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc và bảo vệ người dân, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Những người mắc bệnh Minamata có biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy
Những người được cấp chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được nhận một khoản tiền bồi thường từ 16-18 triệu yên. Ngoài ra Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hang năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu…. Công ty này còn phải trả tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện….
Ngay từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản được ban hành và sửa đổi, trong đó có Luật Giải quyết tranh chấp môi trường đã bảo vệ được quyền lợi của cộng đồng. Để khắc phục phần nào những tổn thương về sức khỏe cho người dân trước sức ép ô nhiễm môi trường, năm 1973, Nhật Bản đã ban hành “Luật đền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm”.
Theo đó, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ sở, xí nghiệp sản xuất phải thực thi nghiêm túc các biện pháp cải tiến kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp ô nhiễm xảy ra, dù là do vô tình hay sự cố kỹ thuật, thì cơ sở đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại.
Video Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh nói về việc chọn thép hay cá để ăn: (Nguồn VTC14)