Tuần thứ 28 --> 34 của thời kỳ mang thai

Mang thai tuần thứ 28

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tử cung của bạn sẽ tiếp tục phát triển theo từng tuần. Lúc này bạn có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung cách rốn chừng 9cm (3.5 inches). Trọng lượng của bạn đã phải tăng từ 8,5 đến 12kg (17 đến 24 pounds). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những bận tâm về trọng lượng vào kỳ hẹn tới.

Kể từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, bạn có thể cảm thấy các triệu chứng của việc có thai đang thay đổi một lần nữa. Nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu bị vọp bẻ chân, táo bón, mất ngủ và bị bệnh trĩ.

2. Bé to chừng nào?

Lúc này bé dài khoảng 36cm (14.25 inches) và nặng khoảng 1.25kg (2.5 pounds). Bé vẫn còn khá nhỏ, nhưng trong vài tuần cuối cùng thai kỳ, trọng lượng của bé sẽ tăng đáng kể.

3. Bé thay đổi thế nào?

Não của bé thật sự bắt đầu phát triển thành một cơ quan phức tạp. Cho đến lúc này, não của bé khá phẳng, nhưng bắt đầu từ tuần này não bé bắt đầu phát triển các nếp nhăn trên bề mặt não. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng trong tuần thứ 28. Sự phát triển lông và tóc cũng tiếp tục. Lông mày và lông mi đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé cũng bắt đầu tròn trịa hơn khi trữ lượng mỡ dưới da tiếp tục phát triển. Đây là một phần phát triển quan trọng sẽ tiếp tục suốt thời gian còn lại của thai kỳ.
 

 

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào kỳ khám thai tới, bạn nên chuẩn bị cho những điều sau:

• Siêu âm Rhogam nếu bạn có yếu tố Rh. Nếu kháng thể Rh không có trong máu thì bạn sẽ được siêu âm Rhogam vào tuần 28 và có thể sau khi sinh.
• Thảo luận về sơ đồ hoạt động của bào thai
• Cách tính các lần bé đạp
• Có thể tham gia các lớp học sinh con
• Cho bú mẹ hay bú bình

Có thể bạn sẽ bắt đầu đi khám bác sĩ 2 tuần một lần cho đến tuần 36. Sau 36 tuần, các buổi khám sẽ thực hiện hàng tuần.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn có thể cảm thấy còn nhiều tuần nữa mới sinh con, nhưng bạn cần bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh con của mình. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bé của bạn chào đời sớm. Hãy bảo đảm là bạn luôn có tất cả các số điện thoại của chồng bạn bên mình để có thể liên lạc khi bạn sắp sinh. Bạn sẽ làm gì nếu anh ấy không có ở đấy? Việc có sẵn một kế hoạch B luôn là điều tốt. Bạn nên vạch ra nhiều lộ trình đến địa điểm sinh của bạn. Một số đàn ông thấy kế hoạch này là thú vị và họ sẽ trở nên sáng tạo và tìm ra con đường ngắn nhất và nhanh nhất có thể đi đến.

6. Dành cho ba của bé

Nhiều cặp vợ chồng quyết định mua máy nhắn tin và điện thoại di động khi ngày chào đời của bé đến gần. Hãy nói với vợ về các chọn lựa. Hãy tham gia vào các quyết định và kế hoạch này. Trao đổi về những lo lắng của bạn khi cô ấy không thể gọi cho bạn được và các cách thức để tránh điều này. Có thể cũng cần những tin nhắn báo là nàng sắp sinh. Trao đổi với những cặp cha mẹ khác đã có kinh nghiệm để xem họ đã giải quyết những điều này như thế nào.

Mang thai tuần thứ 29

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Tổng trọng lượng tăng trong thời kỳ mang thai của bạn nên từ 9.5 đến 12.5kg (19 đến 25 pounds). Đỉnh của tử cung lúc này có thể cách rốn bạn chừng từ 8,5 đến 10cm (3.5 đến 4 inches).

Tuần trước chúng ta đã nói về một vài khó chịu liên quan đến thời gian cuối của thai kỳ. Chứng táo bón xảy ra khi vùng bụng dưới bị đau hay khó chịu, những vận động ruột trở nên khó khăn và phân đặc hơn. Có một số cách có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị chứng táo bón:

• Có chế độ ăn chứa nhiều chất xơ hơn, bao gồm: trái cây, rau, ngũ cốc, bánh mì làm từ lúa mì, mận khô, cám.
• Uống nhiều nước: Hãy uống 10 đến 12 ly nước mỗi ngày.
• Tập thể dục đều đặn: Đi bộ, bơi và những hoạt động thể thao khác điều độ ba lần một tuần, mỗi lần 20-30 phút, có thể giúp ruột hoạt động tốt.
• Dùng các thuốc mua không cần kê toa như Colace hay Metamucil
• Giảm hay ngưng hẳn các bổ sung chất sắt KHÔNG NÊN dùng thuốc nhuận tràng và dầu khoáng để điều trị chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.

2. Bé to chừng nào?

Bé lúc này dài khoảng 37cm (14.5 inches) và cân nặng 1,25kg (2.75 pounds).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé lớn nhanh vào thời điểm này. Rõ ràng bé đang tiếp tục tăng cân, và đầu bé cũng đang phát triển. Điều này là do sự phát triển nhanh của não đã bắt đầu trong tuần 28. Cơ và phổi cũng đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Vì có rất sự nhiều phát triển và hoàn thiện đang diễn ra nên điều quan trọng là bảo đảm bạn phải có đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi cần thiết. Phải bảo đảm bạn dùng đủ khối lượng đạm, vitamin C, axit folic, sắt và canxi. Bạn có thể xem trong danh sách các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho thời kỳ mang thai. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về dinh dưỡng và lượng vitamin và dưỡng chất thích hợp, hãy liên hệ bác sĩ của bạn.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Một số phụ nữ có thể được yêu cầu điều mà họ mô tả là “những yêu cầu kỳ lạ” từ các bác sĩ. Các yêu cầu này có thể là tránh một số hoạt động nhất định hay lời khuyên nằm nghỉ hoàn toàn trên giường. Nếu bạn không hiểu hay có thắc mắc, hãy đề nghị bác sĩ nói rõ yêu cầu. Hãy hỏi về những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn làm theo hay không làm theo lời khuyên của bác sĩ để hiểu rõ về tất cả các chọn lựa này.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nữ hộ sinh là một chuyên gia được huấn luyện về sinh sản và họ hỗ trợ cho người phụ nữ đang chuẩn bị sinh, đang sinh, hay vừa mới sinh con về mặt tâm lý, phương pháp và các thông tin. Nữ hộ sinh giúp người mẹ sinh con dễ dàng và an toàn, dù người mẹ muốn sinh thường hay sinh mổ. Trong khi sinh, nữ hộ sinh thường trực kế bên người mẹ. Họ đem lại sự dễ chịu bằng các kỹ thuật xoa dịu cơn đau, như hít thở, thư giãn, xoa bóp và hướng dẫn các tư thế sinh nở. Các nữ hộ sinh cũng khuyến khích chồng bạn tham gia và ủng hộ bạn. Nữ hộ sinh không thể thay thế vị trí của chồng bạn khi bạn sinh nhưng họ sẽ giúp chồng bạn biết nên làm gì.

Bạn có cần một nữ hộ sinh không? Có một nữ hộ sinh giúp đỡ trong thời gian sinh nở có những lợi ích rất to lớn. Hãy tìm cho mình một nữ hộ sinh có kinh nghiệm.

6. Dành cho ba của bé

Khi vợ đang lập kế hoạch cho việc sinh nở và ai sẽ có mặt trong lúc sinh, đây là lúc để bạn bày tỏ mong muốn được có mặt trong lúc vợ sinh nở. Bạn có thể là người hỗ trợ duy nhất hay bạn có thể muốn thuê một nữ hộ sinh để giúp cả hai trong quá trình sinh nở.

Một số điều cần cân nhắc là:

• Bạn có dễ buồn nôn không?
• Bạn có muốn là người hỗ trợ chính cho vợ không?
• Bạn có đồng ý đến các lớp hướng dẫn sinh con và học hỏi tất cả những gì bạn cần để có thể hỗ trợ tốt không?

Một người mẹ sắp sinh cần biết trước kế hoạch sinh nở và cô ấy có thể trông đợi gì ở bạn. Thảo luận vào lúc này giúp bạn có thời gian để thực hiện, thu xếp nếu cần, và bảo đảm là bạn và vợ cảm thấy đã sẵn sàng cho việc sinh con.

Mang thai tuần thứ 30

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bạn có thể bắt đầu nhận thấy là bạn trở nên dễ mệt mỏi trong thời gian này của thai kỳ. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn khó ngủ vào ban đêm. Một số phụ nữ có thể phải thử nhiều tư thế ngủ khác nhau giúp ngủ dễ dàng hơn một chút. Nếu bạn bị chứng mất ngủ và đang trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho lời khuyên.

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, bạn có thể cảm thấy có những thay đổi về tâm trạng. Một số phụ nữ có thể đã cảm thấy điều này trong giai đoạn sớm hơn của thai kỳ. Cơ thể bạn đang sản sinh ra một số các hormon khác nhau khiến cho các khớp lỏng hơn. Điều này có thể dẫn đến việc bàn chân bạn trở nên to hơn. Một số phụ nữ nói rằng chân họ to lên một cỡ giày trong thai kỳ. Điều này thường là sự thay đổi lâu dài.

2. Bé to chừng nào?

Bé đã dài khoảng 37,5cm (14.75 inches) và cân nặng khoảng 1,5kg (3 pounds).

3. Bé thay đổi thế nào?

Khi bé tiếp tục phát triển, bé chiếm một phần lớn hơn trong tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy rằng cơ thể mình không thể chứa một sinh vật lớn như vậy, nhưng nhờ tử cung co giãn đến dưới khung xương sườn, nên nó có thể chứa được đứa bé.

Mắt bé đang trở nên hoàn thiện hơn, và giờ thì bé có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Bé ở 30 tuần tuổi thậm chí có thể dõi theo ánh sáng bằng mắt. Khi bé chào đời, bé sẽ nhắm mắt trong phần lớn thời gian. Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Trẻ sơ sinh chỉ có khả năng tập trung vào những vật cách mặt chúng vài cm. Trong khi tầm nhìn của người lớn “bình thường” là 20/20 thì tầm nhìn của sơ sinh chỉ là 20/400.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn có khoảng 10 tuần còn lại trong thời kỳ mang thai. Giờ là lúc để bạn bắt đầu nghĩ về các chọn lựa giảm đau khác nhau khi sinh. Bạn không chỉ nên trao đổi với bác sĩ về các chọn lựa mà cũng nên tìm hiểu các kỹ thuật khác nhau để có thể đưa ra một quyết định tốt nhất.

Dưới đây là vài phương pháp để bạn lựa chọn:

• Sinh nở tự nhiên - bao gồm Kỹ thuật Alexander, Phương pháp Bradley, thôi miên, sinh con không dùng thuốc (Lamaze) và sinh trong nước.
• Gây tê cục bộ - gồm âm hộ, xương sống và màng cứng.
• Gây tê tổng quát - không được dùng thường xuyên trong sinh con vì mất hoàn toàn cảm giác và ý thức.
• Thuốc mê - thường được dùng khi đau đẻ cho phụ nữ tìm hình thức giảm đau nhẹ nhàng hơn. Mục đích của gây mê là giảm lo lắng và giúp phụ nữ đối phó với các cơn co thắt.
• Hít thở theo chỉ dẫn – là các dạng hít thở theo nhịp và độ sâu nhất định cho phép phụ nữ bình tĩnh và thư giãn.
• Các kỹ thuật thư giãn dành cho đau đẻ - được sử dụng bổ sung thêm cho các biện pháp trên để kết hợp chặt chẽ các giác quan.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Trong giai đoạn này của thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ cho biết số lần đau lưng tăng lên. Điều này phần nhiều liên quan đến việc tăng cân và sự phát triển của bé. Nếu bạn cảm thấy đau lưng, bạn có thể xem xét tư thế của mình. Tư thế đúng có thể làm giảm bớt đau lưng. Cần cố gắng chút ít để thay đổi thói quen này, nhưng nỗ lực này sẽ có ích khi chứng đau lưng biến mất.

6. Dành cho ba của bé

Vợ bạn đã có thể cảm nhận cử động của bé trong một thời gian rồi. Đến tuần 30 bạn cũng có thể cảm thấy những cử động này. Hãy dành chút thời gian cho bạn và vợ ngồi cùng nhau, đặt tay bạn trên bụng cô ấy để cảm thấy bé cựa quậy. Chia sẻ những cử động này cùng nhau, sẽ không chỉ giúp bạn trong quá trình tạo mối liên hệ với bé mà còn giúp bạn dành thời gian đặc biệt với mẹ bé nữa.

Mang thai tuần thứ 31

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Bạn có thể nhận thấy một chất hơi vàng vàng hay giống như kem bắt đầu chảy ra từ ngực. Chất này được gọi là colostrum (sữa non). Sữa non là giai đoạn đầu của sữa mẹ diễn ra trong thai kỳ và kéo dài trong vài ngày sau khi sinh bé. Nó cũng đặc hơn nhiều so với sữa sản sinh ra sau này trong thời kỳ cho cho bú. Không phải tất cả phụ nữ đều chảy sữa non, nhưng cho dù có sữa non hay không thì điều này cũng được xem là bình thường.

Bạn có thể nhận thấy rằng việc chảy sữa chỉ xảy ra vào những thời gian nhất định trong ngày. Nếu bạn bị chảy sữa suốt ngày, bạn cần mua ít miếng lót nâng đỡ có thể đặt trong áo ngực để thấm sữa non. Nhiều phụ nữ bắt đầu bị những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks trong vài tuần cuối của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks có thể bắt đầu ngay từ quý hai, nhưng thường gặp nhất vào quý ba. Các cơ tử cung của bạn co thắt trong vòng chừng 30 đến 60 giây hay lâu đến 2 phút. Braxton Hicks còn được gọi là "cơn co thắt thực tập" vì chúng sẽ chuẩn bị cho bạn cho cơn co thắt thật, và bạn có thể thực tập các bài tập hít thở học được trong các lớp sinh con.

2. Bé to chừng nào?

Bé của bạn tiếp tục lớn và đã cao đưọc 38cm (15 inch) và cân nặng khoảng từ 1,6kg đến 1,8kg (3 ½ đến 4 pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé tiếp tục gia tăng một lớp mỡ dưới da. Đây là sự chuẩn bị cho việc bé chào đời và cho bé vẻ bề ngoài giống bé sơ sinh hơn. Trong vài tuần tới bé sẽ bắt đầu thật sự tăng cân. Hãy nhớ là kích thước trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 3,7kg (7 ½ pound) và cao từ khoảng 48 đến 53cm (19 đến21 inch).

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn đã quyết định xem sẽ cho bé bú sữa mẹ hay sữa bình chưa? Cả hai đều có những thuận lợi và bất lợi. Nghiên cứu kỹ càng cả hai cách sẽ giúp bạn có được quyết định tốt nhất cho sức khỏe của bé.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Không may là bệnh trĩ khá phổ biến trong thai kỳ. Bệnh trĩ là sự giãn (sưng) tĩnh mạch trực tràng và thường gây đau đớn. Bệnh thường xuất hiện vào quý ba. Bệnh trĩ có liên quan đến chứng táo bón. Táo bón kết hợp với áp lực tăng lên trực tràng và đáy chậu là lý do chủ yếu khiến phụ nữ bị bệnh trĩ. Đứng trong thời gian kéo dài và tuổi người mẹ càng cao cũng có thể là những yếu tố góp phần gây bệnh trĩ.

Tin tốt lành là bệnh trĩ thường được cải thiện sau khi sanh bé. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể có một số cách điều trị bệnh trĩ. Bất kỳ một hay nhiều phương pháp sau đây đều có thể giúp giảm nhẹ bệnh trĩ:

• Để bột nở (ẩm hay khô) vào nơi bị trĩ để làm hết ngứa
• Tắm nước nóng có pha bột nở
• Dùng nước chanh để giảm sưng hay chảy máu
• Tắm với thảo dược
• Dùng gạc y tế hiệu Tucks
• Dùng thuốc mỡ làm bằng rễ cây Comfrey hay Yellowdock

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là tránh bị táo bón. LUÔN LUÔN kiểm tra lại với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ dược phẩm nào cho tình trạng này.

6. Dành cho ba của bé

Có một bé mới sinh trong nhà có thể là một sự kiện gây ra một số lo lắng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nhẹ điều này bằng cách bảo đảm rằng bạn và cô ấy có thể xử lý những tình huống khẩn cấp. Xem xét theo học một lớp hồi sức tim phổi sơ sinh và sơ cứu. Tham khảo các trung tâm cộng đồng địa phương hay bác sĩ để tìm các lớp như vậy.

Mang thai tuần thứ 32

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn lúc này có thể chừng 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Vì đầu tử cung của bạn quá cao nên bạn có thể bắt đầu khó thở hay cảm thấy không thở được. Điều này là do sức ép tử cung đang tăng trưởng của bạn đè lên màng ngăn. Sức ép này cũng làm tăng chứng ợ nóng. Bạn có thể tăng khoảng 0,5kg (một pound) một tuần. Lượng máu đã tăng từ 40% đến 50% trong 32 tuần vừa qua. Điều này cho phép cơ thể bạn cung cấp máu cho cả bạn và bé. Lượng máu tăng lên này cũng quan trọng vì nó bù đắp cho lượng máu bạn sẽ mất khi sinh.

2. Bé to chừng nào?

Bé dài khoảng từ 38 đến 43cm (15 đến 17 inch) và cân nặng từ 2kg đến 2,25kg (4 đến 4 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Bé đang tiếp tục lớn. Móng tay và móng chân bé đã hình thành. Phổi tiếp tục hoàn thiện nhưng sẽ không đạt được sự trưởng thành đầy đủ trong vài tuần nữa. Bộ xương của bé đã hình thành hoàn toàn, nhưng xương bé rất mềm và dẻo.

thai-32-tuan-tuoi.jpg

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn đã có một thai kỳ bình thường, bạn có thể gặp bác sĩ hàng tháng. Tuy nhiên vào thời gian này, bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn bắt đầu đến khám hai tuần một lần. Điều này sẽ tiếp tục trong bốn tuần tới, và rồi bạn sẽ bắt đầu đến mỗi tuần một lần.

Bạn đã quyết định xem bạn có nên lưu lại máu cuống rốn của bé chưa? Bạn có thể thậm chí chưa biết ngân hàng cuống rốn là gì. Máu cuống rốn là máu còn lại trong cuống rốn và nhau sau khi sinh thường bị bỏ đi. Các tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng điều trị các bệnh tương tự như những bệnh mà tủy xương có thể chữa được; tuy nhiên, máu cuống rốn ít bị đào thải hơn. Điều quan trọng là có một hồ sơ bệnh và đánh giá rủi ro để xem có nên lưu trữ máu cuống rốn hay không.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Tuần qua chúng ta đã bắt đầu nói về các cơn co thắt Braxton Hicks. Nếu bạn bị những cơn co thắt sớm này, sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giảm nhẹ chúng:

  • • Thay đổi tư thế; nằm xuống nếu bạn đã đứng, hay đi bộ nếu bạn đã ngồi hay nằm
  • • Tắm nước nóng khoảng 30 phút hay ít hơn
  • • Uống hai tách nước, vì các cơn co thắt có thể do bị mất nước
  • • Uống một chén trà thảo dược nóng hay sữa

Nếu bất kỳ biện pháp nào trên đây không làm giảm các cơn co thắt, bạn nên liên lạc với bác sĩ của bạn.

6. Dành cho ba của bé

Việc bé sắp ra đời có thể bắt đầu khiến bạn sắp đặt lại các ưu tiên. Bạn bắt đầu nghĩ về việc bạn muốn cuộc sống của bạn ra sao trong thời gian bé chào đời và sau này. Nếu bạn dự định có mặt vào lúc bé chào đời, bạn cần lập kế hoạch một chút, nhất là nếu bạn phải di chuyển nhiều vì công việc.

Khi bé chào đời, có một số điều bạn có thể làm để bảo đảm rằng bạn có thời gian cho cả bé và mẹ bé không? Có thể làm việc tại nhà trong chừng mực nào đó hay không? Đây chỉ là một số điều cả bạn và cô ấy cần bắt đầu nghĩ đến.

Mang thai tuần thứ 33

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn cao hơn 12,5cm (5 inch) bên trên rốn. Tổng tăng trọng của bạn nên từ 11 đến 14kg (22 đến 28 pound). Bạn có thể thắc mắc không biết bạn cần việc chảy nước ối (còn gọi là vỡ màng) hay không. Đó là việc vỡ các túi dịch đầy (dịch màng ối) bao quanh bé. Chỉ một trong 10 phụ nữ bị phun dịch màng ối dữ dội, và ngay cả trong trường hợp đó, điều này cũng thường xảy ra tại nhà, thường là trên giường. Đôi khi túi màng ối bể hay chảy nước trước khi cơn đau đẻ bắt đầu. Đây chỉ là một rò rỉ nhỏ. Thường là bạn không biết đó là dịch chảy ra là nước màng ối hay nước tiểu. Nhiều phụ nữ chảy nước tiểu trong những giai đoạn sau của thai kỳ, vì vậy phải bảo đảm kiểm tra điều đó. Nếu bạn nghĩ màng bị vỡ, bạn nên liên hệ với bác sĩ.

Đừng dùng băng vệ sinh, giao hợp hay bất kỳ điều gì có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo khi nước ối vỡ cho đến khi gặp được bác sĩ hay bà mụ của bạn. Cho bác sĩ biết nếu dịch là một chất không phải là trong và không mùi, nhất là nếu nó có màu hơi xanh hay mùi hôi, vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên làm điều gì nếu màng bị vỡ. Phần lớn bác sĩ muốn đánh giá tình trạng của bạn và bé ngay khi màng bị vỡ vì rủi ro nhiễm trùng cao. Bác sĩ của bạn có thể quyết định dùng thuốc dục sinh.

2. Bé to chừng nào?

Bé dài khoảng 39 đến 44cm (15 ¼ đến 17 ¼ inch) và cân nặng từ 2,25 đến 2,5kg (4 ½ đến 5 pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Da bé bắt đầu có vẻ bớt đỏ và nhăn. Mỡ tiếp tục tích lũy dưới da bé. Tất cả xương bé bắt đầu cứng trừ xương đầu. Sọ cần mềm và dẽo cho lúc mẹ sinh bé.
 

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ với bác sĩ chưa? Thủ thuật rạch âm hộ là một can thiệp phẫu thuật đôi khi cần thiết để làm rộng cửa âm hộ để giúp sinh bé. Nhiều phụ nữ và bác sĩ không thích dùng thủ thuật rạch âm hộ trừ khi điều đó thật sự cần thiết. Sau đây là các biện pháp ngăn ngừa để giảm khả năng cần đến can thiệp phẫu thuật này:

  • • Dinh dưỡng tốt (da khỏe mạnh dễ dàng căng ra hơn!)
  • • Tập luyện cho các cơ đáy xương chậu (Kegel)
  • • Giai đoạn hai khi đau đẻ được làm chậm lại với việc rặn có kiểm soát
  • • Gạc ấm và hỗ trợ trong khi sinh
  • • Dùng các kỹ thuật xoa bóp đáy chậu

Tập quán thực hiện rạch âm hộ trong khi sinh đang ít diễn ra hơn. Theo một nghiên cứu công bố trong Tạp chí Hiệp hội Y tế Mỹ (JAMA), thủ thuật rạch âm hộ có thể gây nên nhiều vấn đề hơn là việc tách âm hộ tự nhiên. Hãy đọc thêm về thủ thuật rạch âm hộ và trao đổi với bác sĩ của bạn hay bà mụ về những thắc mắc của bạn.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Nhiều phụ nứ có thể thắc mắc giao hợp vào thời điểm này trong thai kỳ có còn an toàn không. Điều này vẫn an toàn nếu bác sĩ của bạn không có lời khuyên khác. Tuy nhiên, những thay đổi trong cơ thể bạn có thể làm cho điều này khó khăn hơn một chút. Có một số lời khuyên giúp giao hợp trong thai kỳ dễ chịu và thú vị hơn.

6. Dành cho ba của bé:

Dù còn vài tuần nữa mới đến ngày bé chào đời nhưng bạn và mẹ bé cần bắt đầu thảo luận các chọn lựa kiểm soát sinh sản sau khi sinh bé. Mẹ bé sắp trải qua rất nhiều khó khăn mà hiện tại cô ấy có thể thậm chí chưa bắt đầu suy nghĩ kỹ. Hãy đưa đề tài này ra và thảo luận. Rất có thể bạn sẽ muốn nghiên cứu điều này ở một mức độ nào đó để bạn và cô ấy có thể chọn lựa một phương pháp hiệu quả cho cả hai. Hãy nhớ, có vài phương pháp kiểm soát sinh sản không thể sử dụng nếu một phụ nữ đang cho con bú và việc cho con bú không phải là một hình thức kiểm soát sinh sản đáng tin cậy. Để biết thêm thông tin vui lòng xem Kiểm soát sinh sản & Ngừa mang thai.

Mang thai tuần thứ 34

1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?

Đầu tử cung của bạn lúc này có thể khoảng 14cm (5 ½ inch) trên rốn. Nên nhớ là thai kỳ của mỗi phụ nữ khác nhau, nên có thể kích thước của bạn không giống như của bất kỳ ai khác. Điều quan trọng nhất là tử cung của bạn đang phát triển theo một tỉ lệ nhất quán. Thông thường thì lượng dịch màng ối tăng lên cao nhất từ tuần 34 đến 36. Ở tuần 37, lượng dịch màng ối bắt đầu giảm để dành nhiều chỗ hơn cho bé. Dịch màng ối được cơ thể hút lại, điều này cũng làm tăng chỗ mà bé phải di chuyển.

Bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng cử động của bé có vẻ khác. Bạn có thể đã nhận thấy rốn bạn đã nhô ra hay trở nên cực kỳ nhạy cảm. Nếu vậy, bạn có thể lấy một miếng băng nhỏ hay băng cá nhân che lại. Điều này có thể cực kỳ hữu ích nếu nó nhô ra khỏi áo quần của bạn.

2. Bé to chừng nào?

Phần lớn các bé dài khoảng từ 39,5 đến 44,5cm (15 ½ đến 17 ½ inch) và nặng khoảng 2,5 đến 2,75kg (5 đến 5 ½ pound).

3. Bé thay đổi thế nào?

Trong vài tuần vừa qua, chúng ta đã thảo luận rằng cơ thể bé đã bắt đầu đẫy ra với việc hình thành lớp mỡ dưới da. Điều này là phần quan trọng trong sự phát triển vì lượng mỡ này sẽ giúp bé điều chỉnh thân nhiệt khi chào đời. Hệ thần kinh trung ương tiếp tục hoàn thiện, phổi đã phát triển. Tuy phần lớn các bác sĩ thường thích bạn sinh nở trong khoảng thời gian từ tuần 38 đến 40, nhưng bé của bạn đã có cơ hội sống sót bên ngoài tử cung vào thời điểm này.

4. Tuần thai này bạn nên làm gì?

Vào thời gian này nhiều bác sĩ bắt đầu xem xét các thông tin sau với bệnh nhân:

• Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B
• Các dấu hiệu nguy hiểm và đề phòng
• Địa điểm của phòng cấp cứu và lối vào khu vực đau đẻ và sinh
• Bộ hồ sơ đăng ký trước
• Các chọn lựa kiểm soát cơn đau
• Sinh mổ (nếu cần)
• Các phương pháp kiểm soát sinh sản sau khi sinh
• Lịch khám cho thời gian còn lại của thai kỳ và sau khi sinh

Bạn cũng nên hiểu biết các thuật ngữ khác nhau mà bác sĩ và nhân viên bệnh viện sẽ sử dụng trong thời gian đau đẻ và sinh. Hãy xem danh sách Thuật ngữ Đau đẻ và Sinh đẻ cần biết.

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn có thể đã học hỏi một số điều cơ bản trong lớp sinh con rồi, nhưng chúng tôi sẽ dành một ít thời gian để xem lại một số thông tin này. Có ba giai đoạn đau đẻ:

  • Giai đoạn đầu: bắt đầu từ lúc đau đẻ thực sự và kéo dài đến khi cổ tử cung mở rộng đến 10 cm. Thông thường một phụ nữ sẽ đến bệnh viện khi cô ấy đã bước vào giai đoạn đau đẻ thực sự (các cơn co thắt cách nhau khoảng 5 phút).
  • Giai đoạn hai: tiếp tục đến sau khi cổ tử cung giãn đến 10 cm đến khi sinh ra bé.
  • Giai đoạn ba: liên quan đến việc đẩy nhau thai ra và là giai đoạn ngắn nhất. Thường mất 5 đến 30 phút để đẩy nhau thai ra.

Tuần vừa qua chúng ta đã thảo luận thủ thuật rạch âm hộ. Một trong những cách tốt nhất để tránh rạch âm hộ và chuẩn bị cơ thể bạn cho việc sinh bé là xoa bóp đáy chậu. Phần lớn bác sĩ khuyên bắt đầu việc này vào tuần 34. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn về cách xoa bóp đáy chậu.

6. Dành cho ba của bé

Một điều hữu ích bạn có thể đem lại cho mẹ bé là giúp cô ấy xoa bóp đáy chậu. Kiểu xoa bóp này có thể giúp kéo giãn các cơ đáy chậu để tránh phải rạch âm hộ. Hãy nhớ điều này không phải là một hoạt động tình dục mà là tập luyện giúp việc đau đẻ của cô ấy dễ dàng hơn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các hướng dẫn cụ thể để xoa bóp đáy chậu an toàn và hữu ích. Bạn và cô ấy có thể sắp xếp thời gian để làm bài tập luyện này vài lần một tuần cho đến ngày đau đẻ.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (5 votes)