- Posted by: Tran Thi Hai Ha
- Tue, 16/04/2013, 20:48 (GMT+7)
- Hạnh phúc gia đình
- 0 Bình luận
Giai đoạn mang thai tuần thứ 3
1. Thai kì được tính như thế nào?
Thường có nhiều nhầm lẫn khi bàn về cách tính thai kì. Vì hầu hết phụ nữ không biết khi nào họ thụ thai nên thời điểm có thai luôn được tính từ ngày thứ nhất của của chu kì kinh vừa qua. Nếu tính theo cách này thì thai kì sẽ kéo dài khoảng 40 tuần.
Để biết thêm chi tiết về cách đo thai kì, vui lòng xem thông tin của chúng tôi về cách tính tuổi thai.
2. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Nhiều phụ nữ không thấy thay đổi gì cả, nhưng một số lại có cảm giác đau râm ran và tăng tiết dịch âm đạo. Trong quá trình rụng trứng, một trứng chín muồi tách ra từ hai buồng trứng sẽ bắt đầu đi từ vòi Fallope (ống dẫn trứng) đến tử cung. Tinh trùng di chuyển qua tử cung để thụ tinh với trứng trong vòi Fallope. Chỉ có một tinh trùng thụ tinh với một trứng. Cả tinh trùng và trứng bao gồm 23 nhiễm sắc thể khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hợp tử gồm 46 nhiễm sắc thể. Khi đã đậu thai, giới tính, màu mắt, màu tóc, và nhiều yếu tố khác của bào thai đã được quyết định. Hợp tử tiếp tục di chuyển qua vòi Fallope đến tử cung và ở đây nó sẽ dính chặt vào lớp niêm mạc tử cung. Để có thêm thông tin về quá trình rụng trứng, xin đọc Những thắc mắc về quá trình rụng trứng.
3. Bé thay đổi thế nào?
Tế bào hợp tử tiếp tục phát triển và nhân lên nhanh chóng tại thời điểm này. Một phần của nó sẽ tạo thành nhau thai. Nhau thai sản sinh ra chất HCG - một loại hóc môn màng đệm nhau thai được tìm thấy khi thử thai. Nước ối cũng bao quanh các tế bào để bảo vệ và làm màng đệm cho bào thai trong suốt thai kì. Một số sự phát triển cơ bản trong giai đoạn này bao gồm não,cột sống, tim và đường ruột
4. Bé to chừng nào?
Phôi thai lúc này rất nhỏ và trông giống một nhóm tế bào hơn là hình hài của một em bé. Kích cỡ chỉ bằng một đầu kim và dài xấp xỉ 0.15 mm. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu phôi thai không nằm trong cơ thể mẹ.
5. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Tập thể dục rất quan trọng trong suốt thai kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hay tiếp tục chế độ tập luyện. Trong hầu hết các tình huống, nếu bạn đã và đang tập luyện thì bạn có thể tiếp tục lối sống năng động của mình. Xem danh sách liệt kê những bài tập luyện tốt nhất của chúng tôi. Mọi việc bạn làm, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng đến bào thai.
Bạn cần phải tránh rượu, ma túy, một số thuốc, các loại thức ăn cần kiêng cữ, chất kích thích và thuốc lá. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong đầu thai kì. Axít folic và những dưỡng chất và vitamin khác đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai và một thai kì khỏe mạnh. Một chế độ ăn cân bằng có lượng đạm và canxi cao rất tốt cho cả mẹ và con. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ để nhận những lời khuyên về chế độ ăn hợp lí.
6. Để thai kỳ thoải mái hơn
Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ.
7. Dành cho ba của bé
Cả vợ lẫn chồng sẽ đều có những lo lắng trong suốt những tuần kế tiếp dù đã lên kế hoạch kĩ càng cho việc có con. Hãy cùng cởi mở thảo luận về những lo lắng đó. Hãy hỏi han để vợ bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Dành thời gian lên những kế hoạch nho nhỏ để giúp đỡ và làm cô ấy ngạc nhiên trong suốt 37 tuần tới.