CEO Mark Zukerberg
Tại hội nghị phát triển F8 của Facebook dành cho lập trình viên, một xu hướng dễ thấy đó là công ty này luôn cho đi các công cụ miễn phí nhằm giúp các nhà phát triển di động xây dựng những giao diện tốt hơn. Đồng thời, CEO Mark Zukerberg cũng giải thích cho các nhà phát triển Android để họ hiểu cách mà các ứng dụng của họ đang được sử dụng, cũng như việc giảm thiểu nguy cơ thất thoát khi dự án của họ gặp sự cố.
Trong quá khứ, Facebook đã đưa ra những công nghệ phát do chính mạng xã hội này tạo nên như Cassandra, được sử dụng bởi Apple, Netflix, và nhiều công ty công nghệ, cho phép quản lý số lượng dữ liệu khổng lồ đang ngày càng tăng cao hiện nay.
>> 5 ứng dụng phải có khi dùng Facebook Messenger
Tuy nhiên, các nhóm phát triển của Facebook luôn một mực khẳng định việc miễn phí những công nghệ này thực sự là trách nhiệm cũng như "xứ mệnh" của họ. "Các công nghệ chúng tôi có không phải là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi. Lợi thế của chúng tôi là điều mà chúng tôi xây dựng."
Điều này là hoàn toàn có cơ sở khi số người tham gia vào mạng xã hội Facebook đã lên đến 1,4 tỷ. Lợi thế mà Facebook tạo ra khiến các đối thủ cạnh tranh khó lòng bắt kịp đó là ai đó có sử dụng Facebook vì tất cả mọi người khác cũng sử dụng Facebook. Dù miễn phí, nhưng mạng xã hội lớn nhất thế giới đã hái ra tiền nhờ cách này, cụ thể là bán "sự quan tâm" của người dùng các nhà quảng cáo.
Vậy làm sao để luôn khiến cho người dùng phải quan tâm tới Facebook? Câu trả lời rất đơn giản, chỉ có bằng cách cho đi những công nghệ mới cho bất cứ ai muốn nó, liên tục cải thiện chất lượng cũng như tính đa dạng của các ứng dụng trên Facebook, và làm nó càng minh bạch càng tốt. Nó giống như việc bạn nâng cấp diện tích của một hội sở cho các nhân viên trong tương lai, nhưng sẽ chẳng thể biết chắc có bao nhiêu người sẽ tham gia.
Đơn cử như công nghệ React Native - công nghệ mới giúp xây dựng giao diện các trang web trên di động, thông thường thì Facebook có thể sử dụng nó cho riêng mình để xây dựng giao diện người dùng riêng cho các sản phẩm nổi tiếng như Instagram hay WhatsApp, nhưng giờ đây, hãng sẽ cho phép tất cả mọi người cùng làm điều đó.
Lợi thế lớn nhất chính là công nghệ này sẽ giúp các nhà phát triển nghĩ về giao diện đầu tiên, đảm bảo rằng bất cứ điều gì bạn bên trong lõi hệ thống ứng dụng sẽ không cho phép một người sử dụng "tình cờ" nhìn thấy. Ngược lại, với những người xây dựng ứng dụng từ bên trong, họ sẽ được thỏa sức sáng tạo nhiều hơn mà cần quá không lo lắng về việc phá vỡ các công cụ.
Trước đó, Facebook đã được sử dụng React Native bằng nhiều cách khác nhau trong ba năm qua. Tuy nhiên, việc mở cửa các mã nguồn mở của ứng dụng này là một bước đi hoàn toàn mới, nhằm hướng tới 2 mục đích: các nhà phát triển sẽ nhìn vào nó và nói, đây là thực sự là điều mới mẻ và ai đó sẽ nói rằng, nó hay thật, tôi có thể lấy chứ. Tất nhiên, với những ai sử dụng công nghệ của Facebook, họ sẽ phải chấp nhận việc bị chi phối phần nào từ chính mạng xã hội này.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó, Facebook quyết định họ muốn trở thành Google thứ hai, cung cấp mã nguồn và thành lập một hệ sinh thái riêng biệt trên Internet, smartphone và thậm chí là cả máy tính?