Khanh Hoang - Kenn
Kenn is a user experience designer and front end developer who enjoys creating beautiful and usable web and mobile experiences.
Sau khi cựu quản lý Facebook kêu gọi nghị sĩ Mỹ "hành động ngay lập tức", một số chuyên gia cũng cho rằng cần xoá sổ mạng xã hội này.
>> Chiêu trò đánh cắp cookie chạy quảng cáo lậu kiếm tiền
>> Quảng cáo lô đề online tràn lan trên Facebook, đâu là nguyên nhân?
>> Khiếu nại, nhận phản hồi từ Facebook Ads bị khoá mới nhất năm 2021
Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Thượng viện Mỹ ngày 5/10, Frances Haugen, cựu quản lý tại Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới luôn chọn cách tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát lỏng lẻo các thông tin sai lệch.
Đây được coi là sự kiện chấn động và những tiết lộ của Haugen có thể sẽ khiến Facebook ngày càng đánh mất niềm tin với người dùng và các nhà đầu tư thời gian tới.
"Đây là thời điểm then chốt nhằm thúc đẩy giới lập pháp Mỹ hành động và phê chuẩn đạo luật bảo vệ dữ liệu riêng tư thật sự. Đó là điều quan trọng nhất giới chức có thể làm vào lúc này để hạn chế tác hại từ Facebook. Trực tiếp quản lý thuật toán của họ rất khó, nhưng có thể ngăn Facebook tận dụng mọi dữ liệu thu thập được cho các thuật toán nội bộ", Evan Greer, Giám đốc tổ chức Fight for the Future, nêu quan điểm.
Ông cho rằng mô hình kinh doanh mang tính theo dõi người dùng của Facebook không phù hợp với các quyền cơ bản của con người, cần thúc đẩy những chính sách hạn chế tổn hại như bảo vệ quyền riêng tư và áp đặt chống độc quyền, từ đó giải quyết mối đe dọa hiện hữu từ sức mạnh độc quyền của các tập đoàn Big Tech.
"Cuối cùng chúng ta cần xóa sổ Facebook, hoặc khiến nó lỗi thời bằng các giải pháp thay thế phi tập trung và do cộng đồng xây dựng. Cần bảo đảm phương án đó có cơ hội cạnh tranh và dần thay thế những sản phẩm của Thung lũng Silicon hiện nay", ông nói.
"Những tiết lộ của Haugen là đòn nặng với Facebook. Chúng ta đã biết về vấn đề này từ lâu, nhưng cô ấy thay đổi hoàn toàn cuộc chơi khi công bố những tài liệu nội bộ cho thấy giới lãnh đạo Facebook đã được cảnh báo từ sớm về những vấn đề nghiêm trọng nhưng lại không có hành động phù hợp", Roger McNamee, nhà đầu tư Facebook và thành viên nhóm Real Facebook Oversight Board, nói.
Ông cũng cho rằng thực tế, việc ưu tiên lợi nhuận hơn an toàn cộng đồng không chỉ giới hạn với Facebook, mà còn ở nhiều doanh nghiệp khác. "Mô hình kinh doanh của Facebook áp dụng các biện pháp theo dõi người dùng và sử dụng dữ liệu để tác động đến hành vi, lựa chọn của chúng ta. Nó được Google tạo ra và đang hiện diện ở Amazon, Microsoft và nhiều công ty trong mọi lĩnh vực kinh tế. Các nhà quản lý cần dự báo những tác hại của chúng", McNamee cho hay.
Cuộc điều trần của Haugen được đánh giá là động lực thúc đẩy Quốc hội Mỹ hành động nhằm phê chuẩn các đạo luật về quyền riêng tư, an toàn cộng đồng và cạnh tranh.
"Trong vấn đề riêng tư, mọi người cần có quyền tự đưa quyết định mà không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Hình thức theo dõi như của Facebook là phi đạo đức không khác gì sử dụng lao động trẻ em. Chúng ta cần những cơ quan kiểm soát công nghệ để bảo đảm sản phẩm an toàn, cùng chính sách chống độc quyền để hạn chế hệ lụy từ thế độc quyền của các doanh nghiệp", McNamee cho hay.
"Facebook là một trong những công ty tồi tệ nhất được thành lập", chuyên gia tài chính Michael Lee nhận xét tương tự trên Fox Business. "Tôi tin đó là một công ty độc ác, nhất là khi họ đã có những nghiên cứu nội bộ về việc nền tảng có thể gây hại cho nhiều người, trong đó có thanh thiếu niên, nhưng lại không có động thái thay đổi".
Tại phiên điều trần, lời khai của Haugen được đánh giá có sức thuyết phục đối với hầu hết thành viên của tiểu ban - những người ca ngợi và khẳng định sẽ cố gắng bảo vệ bà.
"Cô là một anh hùng nước Mỹ thế kỷ XXI", Thượng nghị sĩ Ed Markey nói tại phiên điều trần. "Đất nước nợ cô về sự dũng cảm mà cô thể hiện ở đây hôm nay".
Theo CNN, Haugen không giống Zuckerberg hay các giám đốc cấp cao khác - vốn đứng ra để bảo vệ danh tiếng công ty. Bà cũng có đủ thời gian trải nghiệm môi trường làm việc của Facebook. Thực tế, trước Thượng viện Mỹ, Haugen thể hiện rõ kiến thức nền tảng sâu rộng của mình về công nghệ khi giải thích và chỉ trích cách thức hoạt động của các nền tảng Facebook. Haugen từng học kỹ thuật điện và máy tính, lấy bằng MBA tại Harvard và làm tại nhiều công ty công nghệ trước khi gia nhập Facebook, như Google, Pinterest, Yelp và Hinge.
Với kinh nghiệm "quản lý sản phẩm theo thuật toán" trong nhiều năm, Haugen đưa ra các khuyến nghị cụ thể về cách Facebook có thể thay đổi nền tảng, bao gồm cả việc loại bỏ các thuật toán xếp hạng nội dung dựa trên mức độ tương tác và các biện pháp dựa trên mức độ phổ biến như lượt thích và bình luận như hiện tại.
Haugen cũng nhiều lần tuyên bố không chống lại Facebook, nhưng lo ngại "hệ thống này sẽ tạo sự nguy hiểm nếu tiếp tục tồn tại". Việc tố cáo của bà là nhằm giúp công ty cũ giải quyết các vấn đề nghiêm trọng. Bà thậm chí nói sẵn sàng làm việc cho Facebook một lần nữa, nếu có cơ hội.
"Facebook đang mắc kẹt trong vòng lặp vô tận chưa thể thoát ra. Họ cần thừa nhận mình đang làm điều gì đó sai và cần được người khác giúp đỡ giải quyết", Haugen nói.
Sau phiên điều trần, Chủ tịch tiểu ban về Bảo vệ người tiêu dùng, An toàn sản phẩm và Bảo mật dữ liệu Richard Blumenthal đánh giá những gì Haugen nói là thuyết phục và đáng tin cậy. "Haugen muốn sửa chữa Facebook chứ không phải thiêu rụi nó", ông nhận xét.
"Hôm nay, Tiểu ban Thương mại Thượng viện đã tổ chức một buổi điều trần với một cựu quản lý tại Facebook. Thế nhưng, người này có thâm niên chưa tới 2 năm, lại chưa bao giờ tham dự cuộc họp quyết định với các giám đốc điều hành cấp C", Andy Stone, phát ngôn viên Facebook viết trên Twitter ngày 5/10. "Chúng tôi không đồng ý với nhiều vấn đề mà bà ấy đề cập tại phiên điều trần".
Stone phản bác các nội dung liên quan đến quyền trẻ em mà Haugen nêu ra. "Thực tế, Haugen không hoạt động về an toàn trẻ em hoặc Instagram. Bà ấy cũng không nghiên cứu, không có kiến thức trực tiếp về chủ đề này nếu dựa trên công việc đã làm tại Facebook", Stone nhấn mạnh. "Haugen đã làm chứng về một chủ đề mà bà ấy không có liên quan".
Monika Bickert, đứng đầu quản lý chính sách toàn cầu của Facebook, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN rằng có "sự phân tích sai" các dữ liệu mà Haugen tham chiếu trong phiên điều trần. Bà gọi chúng là "tài liệu bị đánh cắp".
Cuối ngày 5/10, Mark Zuckerberg cũng đăng "tâm thư" dài 1.316 từ lên tài khoản Facebook cá nhân, chỉ trích những gì Haugen nói trước Quốc hội đã tạo ra một "bức tranh sai lệch về công ty". Ông khẳng định công ty xây dựng trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của những người trẻ tuổi trong khi vẫn giữ an toàn cho họ.
Thực tế, bản thân Haugen cũng nhiều lần trong khẳng định không làm việc trực tiếp về các vấn đề an toàn trẻ em. Tuy nhiên, bà chỉ trích công ty cũ dựa trên các thông tin đã biết và trong tài liệu nội bộ có được. Với các lĩnh vực ngoài tầm hiểu biết, bà từ chối trả lời.
Nỗ lực "dìm" Haugen của Facebook không gây ấn tượng với Thượng viện Mỹ. Đáp lại Andy Stone trên Twitter, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn nói muốn Facebook ra điều trần để đối chất các vấn đề liên quan thời gian tới, nhất là các vấn đề về trẻ em, quyền riêng tư.
"Facebook đã chìm trong nhiều vấn đề từ khi ra đời gần 20 năm trước. Công ty này vẫn sống sót dù trải qua nhiều đợt điều tra, vì phần lớn mọi người đều hiểu vấn đề có tồn tại nhưng không thể thống nhất giải pháp xử lý", Gautam Hans, Giáo sư dự bị ngành luật tại Đại học Vanderbilt của Anh, cho biết.
Trong khi đó, theo Michael Lee, Facebook đã trở thành một công cụ chính trị ở nhiều nơi, nhưng lại không phải chịu bất kỳ hậu quả lớn nào. "Không ai làm gì được họ, họ đã trở nên quá mạnh và quá quyền lực", Lee nói.
Giới quản lý Mỹ đã đưa ra hàng loạt đề xuất, từ đạo luật về quyền riêng tư tới chống độc quyền nhằm giải quyết Điều 230 trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ những nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung.
"Tôi nghĩ Facebook sẽ vẫn sống sót, nó quá mạnh mẽ và bền bỉ. Thật khó tưởng tượng đến một thế giới không có Facebook, nhưng chắc chắn sẽ có sự thay đổi về cách nhìn nhận từ xã hội và cấu trúc của mạng xã hội này. Những công cụ rõ ràng nhất để kiểm soát Facebook cũng sẽ có nhiều hạn chế, nhưng giới lãnh đạo Facebook sẽ không thể mãi phớt lờ áp lực như hiện nay", Gautam Hans nói.
Theo vnexpress.net
Bình luận (0)
Add Comment