Luật Steve Jobs - Vì sao nhà sáng lập lại chính là nhà lãnh đạo tốt nhất?

Luật Steve Jobs - Vì sao nhà sáng lập lại chính là nhà lãnh đạo tốt nhất?

Vị CEO quá cố của Apple rất đặc biệt, nhưng một bài học ta rút ra từ quá khứ của ông ấy thì còn có ảnh hưởng hơn nhiều, đến mức có thể gọi thành “luật” (bất thành văn, đương nhiên).

Cho dù ông đã qua đời, nhưng người ta vẫn luôn nhớ về ông như một vị giám đốc điều hành tuyệt vời, nhưng họ cũng không được quên rằng ông cũng chính là nhà sáng lập của Apple. Nói cách khác, ông chính là minh chứng rõ ràng nhất cho triết lý: những nhà sáng lập chính là những giám đốc điều hành tốt nhất.

image Jobs_9b273.jpg

Năm nay, một loạt những nhà sáng lập của các công ty máy tính đã bị sa thải và thế chỗ bởi những CEO dày dạn kinh nghiệm được các nhà đầu tư của chính công ty bỏ tiền ra thuê từ bên ngoài.Thực tế đáng buồn này có ở khắp nơi, từ các công ty phần mềm, phần cứng, dịch vụ cho tới những hãng truyền thông.

Có một quy ước ngầm giữa những nhà đầu tư, rằng những nhà sáng lập thường không có nhiều hiểu biết về cách quản lý, nên họ cần nhường chỗ cho những giám đốc điều hành thực sự có kinh nghiệm để đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Steve Jobs, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành (founder-CEO) của Apple cùng với người đồng nhiệm của những công ty khác đã chứng minh điều ngược lại.

Apple sẽ không thể nào trở thành một công ty công nghệ và truyền thông có giá trị nhất và quyền lực nhất như hiện nay nếu không có Steve Jobs. Ông vừa là nhà đồng sáng lập và là vị CEO của Apple từ năm 1997 cho tới khi phải qua đời vì lý do sức khỏe. Còn trong khoảng thời gian trước đó, từ 1983 tới 1997, Apple nằm dưới sự điều hành của John Sculley (vị cựu chủ tịch của Pepsi), Michael Spindler (từng là quản lý marketing và kinh doanh của DEC và Intel), và Gilbert Amelio (cựu CEO của National Semiconductor) – đều là những người được thuê về.

Trong suốt khoảng thời gian này, Apple đã từ một công ty chế tạo máy tính cá nhân trở thành một máy ngốn tiền đáng thất vọng. Đối thủ Michael Dell từng cho rằng Apple nên giải thể đi thì hơn.

Tuy nhiên, công ty nào cũng có một hội đồng quản trị và họ mới chính là những người thực sự nắm quyền sinh sát đối với vấn đề nhân sự của công ty.

Mà với họ, những vị CEO bên ngoài và không phải nhà sáng lập công ty thường được đánh giá cao hơn nhiều bởi cái tâm lý “Bụt chùa nhà không thiêng”. Họ cho rằng những gì họ cần là một CEO “siêu sao” cực kỳ uy tín và điều đó dẫn đến việc họ sẵn sàng trả một mức lương khủng cho những người vốn giỏi trong việc tạo dựng danh tiếng thông qua internet, các bài phỏng vấn hơn là các thành tựu chuyên môn về công nghệ.

Rakesh Khurana đã từng chỉ ra một cách đầy đủ cách thức mà những vị cứu tinh ảo đó trở nên hấp dẫn, từ đó tạo ra một thị trường đầy những CEO không đủ năng lực nhưng lại nhận lương cao ngất ngưởng.

Chuyện hoang đường này còn được rất nhiều các hãng truyền thông xu nịnh thêm thắt vào khi các CEO phát biểu rằng công việc chính của họ là thấu hiểu, tạo việc làm và động viên nhân viên làm việc hiệu quả. Điều đó sẽ được thành viên đội đồng quản trị lấy làm cơ sở để tin tưởng rằng các CEO đó có thể điều hành những công ty công nghệ mà không cần biết chút gì về công nghệ.

Luật Steve Jobs - Vì sao nhà sáng lập lại chính là nhà lãnh đạo tốt nhất?

Nhưng dựa vào đâu để cho rằng những founder-CEO lại thể làm tốt hơn những CEO được thuê về? Danh sách những nhà sáng lập kiêm CEO nổi tiếng đang giảm dần. Ta có Bill Hewlett và David Packard của HP, Robert Noyce và Gordon Moore của Intel, Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracle, Steve Jobs của Apple (nay là Tim Cook, nhưng Tim Cook không phải là nhà sáng lập của Apple).

Quả thật là còn rất ít. Nhưng những dữ liệu đã chỉ ra rằng những nhà sáng lập kiêm quản lý thực sự có thể làm tốt hơn những CEO đến từ bên ngoài. Vì họ có những khả năng trong việc:

1. Tập trung dài hạn tốt hơn: Rüdiger Fahlenbrach đã tìm ra rằng những công ty lớn của Hoa Kỳ được điều hành bởi chính những nhà sáng lập đã đạt mức lợi nhuận trung bình trên 8,3% từ thị trường chứng khoán. Và những công ty có nhà sáng lập kiêm luôn CEO cũng đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, và sử dụng nguồn vốn nhiều hơn. Điều đó có thể khiến bạn hi vọng rằng họ sẽ phát triển về lâu về dài chứ không phải chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn.

2. Mang lại giá trị cao hơn: Renée Adams, Heitor Almeida và Daniel Ferreira đã những người đã chỉ ra rằng những công ty có founder-CEO là những công ty có giá trị cao hơn những công ty khác.

3. Động viên đúng lúc – đúng cách: Darius Palia, S. Abraham Ravid, and Chia-Jane Wang cũng là những người đã không chỉ cho thấy những công ty có founder kiêm CEO có mức giá trị cao hơn những công ty khác. Mà thêm vào đó, họ còn chứng tỏ rằng những nhà sáng lập thường có nhiều cách khác nhau để động viên nhân viên của mình, không chỉ bằng vật chất hay tăng lương để cho thấy nhân viên của họ làm việc ở đó không chỉ vì tiền.

image billgates_7f24a.jpg

Không nên ngạc nhiên về điều đó. Những nhà sáng lập hay có xu hướng biết rằng những cộng sự của mình tốt hơn hẳn người ngoài. Họ thường được động viên nhiều hơn những CEO được thuê về để phát triển những mục tiêu dài hạn của công ty.

Họ giống như những nhà cách mạng tiên phong, thực hiện từng bước, bỏ công bỏ sức để thành lập công ty và cùng nó phát triển. Trong những công ty về công nghệ, họ thường biết rõ về công nghệ hơn là những CEO đến từ bên ngoài vì chuyên môn của những người đó thường nghiêng về mạng và marketing nhiều hơn.

Nhưng còn có một yếu tố quan trọng khác. Những nhà đầu tư không thể để những nhà sáng lập kiêm CEO muốn làm gì thì làm. Bởi vì một nhà sáng lập có cơ sở quyền lực riêng của mình giữa những nhân viên. Còn một CEO được thuê về, ngược lại, xuất hiện như một “tay sai” của ban quản trị và hiểu nhiệm vụ trước nhất của mình là làm hài lòng những vị “tay to” ấy.

Trên lý thuyết, điều này có thể là tốt vì nó khiến những CEO phải có trách nhiệm hơn đối với những cổ đông, mà hội đồng quản trị lại đại diện cho những cổ đông đó. Nhưng trong 1 công ty về công nghệ, thì lợi ích của phần đông các nhà đầu tư và lợi ích của công ty không phải lúc nào cũng giống nhau.

Hiển nhiên là không phải nhà sáng lập kiêm CEO nào cũng có khả năng để trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong một công ty lớn. Tuy nhiên, công bằng mà nói, tư duy của một CEO được thuê về có lẽ sẽ có hại nhiều hơn là có lợi cho các công ty. Nhưng quan trọng là ta phải biết được ai là người có lợi nhất từ việc thay thế đó và vì sao nó lại vẫn tồn tại.

Tham khảo: Theatlantic.

 

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 5 (2 votes)
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
British Medical Journal - bmj.com

Thiết kế Drupal website: www.bmj.com

The British Medical Journal website was migrated to Drupal as part of a two year redesign project that went live in November 2011.

Lịch sử module Drupal Statistics, thống kê truy cập

Lịch sử module Drupal Statistics, thống kê truy cập

Admittedly this was after in 2011 I tried to get the module removed from Drupal core.

Ngày 5 - Học về Big Data – NoSQL là gì?

Ngày 5 - Học về Big Data – NoSQL là gì?

NoSQL là viết tắt cho Not Relational SQL hay Not Only SQL. Nhiều người nghĩ rằng NoSQL có nghĩa là No SQL, là không đúng

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung