Máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản online bởi viện nghiên cứu Riken

Siêu AI sẽ khiến hàng trăm triệu người mất việc

Những đột phá mới về AI có thể lấy đi 300 triệu việc làm chỉ tính riêng Mỹ và châu Âu trong 10 năm tới.

Theo nghiên cứu được công bố ngày 27/3 của Goldman Sachs, các siêu AI như ChatGPT có thể "tạo sản phẩm hàng loạt với sản lượng lớn và chất lượng như con người". Điều này sẽ giúp nâng GDP toàn cầu hàng năm lên 7% trong vòng 10 năm bằng cách tự động hóa khoảng 1/4 loại công việc hiện có.

Joseph Briggs và Devesh Kodnani, đồng tác giả của nghiên cứu, cho rằng nếu "siêu AI" hoạt động đúng như kỳ vọng và không bị kìm hãm, chúng sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể trên thị trường lao động, khiến 300 triệu lao động toàn thời gian ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu mất việc.

Một robot đang thực hiện việc điều khiển máy móc tại một sự kiện ở Mỹ.

Cũng theo tính toán, khoảng 2/3 số lượng công việc mới tại Mỹ và châu Âu sẽ có mặt của tự động hóa bằng AI. Các cỗ máy sẽ thực hiện những việc mà có thể phải cần đến hàng nghìn người làm cùng lúc. Riêng tại Mỹ, 63% lực lượng lao động có thể bị ảnh hưởng bởi AI.

Ước tính của Goldman Sachs dựa trên phân tích dữ liệu công việc trong hàng nghìn nghề nghiệp khác nhau. Theo nhóm nghiên cứu, AI có khả năng thực hiện nhiệm vụ như hoàn thành tờ khai thuế cho một doanh nghiệp nhỏ, đánh giá yêu cầu bảo hiểm phức tạp hoặc ghi lại kết quả điều tra hiện trường vụ án. Tuy vậy, chúng khó thay thế các công việc đặc thù như phán quyết của tòa án, kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Tuần trước, một báo cáo khác từ OpenAI sau khi ra mắt siêu AI GPT-4 cũng ước tính khoảng 80% lực lượng lao động Mỹ có thể chứng kiến ít nhất 10% nhiệm vụ của họ được thực hiện bởi các Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Trong khi đó, Cục Cảnh sát châu Âu Europol cảnh báo các tiến bộ nhanh chóng của LLM thời gian qua có thể trở thành công cụ cho giới lừa đảo trực tuyến và tội phạm mạng. "Các LLM đen tối có thể trở thành một mô hình kinh doanh tội phạm trọng điểm trong tương lai", đại diện Europol nói.

Máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản online

Máy tính lượng tử do viện nghiên cứu Riken phát triển bắt đầu online hôm 27/3/2023, cho phép các trường đại học và công ty truy cập.

Máy tính lượng tử được phát triển trong nước đầu tiên của Nhật Bản tại phòng thí nghiệm Riken ở Wako, tỉnh Saitama.

Máy tính lượng tử đầu tiên của Nhật Bản sử dụng các mạch siêu dẫn được làm lạnh ở nhiệt độ cực thấp để loại bỏ điện trở - giống như công nghệ mà Google và IBM của Mỹ sử dụng - từ đó tạo ra các bit lượng tử (qubit), đơn vị thông tin cơ bản trong điện toán lượng tử. Với 64 qubit, nó vượt tốc độ của máy tính lượng tử 27 qubit đi vào hoạt động năm 2021 của IBM.

Viện nghiên cứu Riken sẽ cho phép nhiều công ty và trường đại học truy cập trực tuyến vào máy tính lượng tử mới, khai thác sức mạnh tính toán cực nhanh của nó cho hàng loạt dự án nghiên cứu. Các startup có thể nắm được kiến thức chuyên môn trong những ứng dụng điện toán lượng tử.

>> Hướng dẫn quản lý VPS Virtual Private Server

>> Máy tính lượng tử System One - máy tính lượng tử của IBM

Riken dự định dần dần cấp quyền truy cập rộng hơn vào máy tính lượng tử và hy vọng, việc sử dụng nó sẽ giúp phát triển công nghệ cho các thiết bị và phần mềm, cũng như đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Khác với máy tính truyền thống, máy tính lượng tử sử dụng cơ học lượng tử, lĩnh vực vật lý mô tả hành vi của các vi hạt như electron và nguyên tử, để thực hiện các phép tính. Vì có thể thực hiện nhiều phép tính cùng lúc, đôi khi máy tính lượng tử có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề mà siêu máy tính dù mất hàng chục nghìn hay hàng trăm triệu năm cũng không thể giải được.

"Việc tung ra máy tính không phải mục tiêu mà là một cột mốc quan trọng. Cuộc đua chỉ vừa mới bắt đầu", Yasunobu Nakamura, giám đốc Trung tâm Điện toán Lượng tử Riken, người dẫn đầu quá trình phát triển máy tính lượng tử nội địa của Nhật Bản, cho biết.

Hồi tháng 4/2021, Nhật Bản đề ra chiến lược phát triển máy tính lượng tử nội địa. Kể từ đó, Trung tâm Điện toán Lượng tử Riken cùng một số đơn vị khác đã cùng phát triển cỗ máy. Tháng 12/2022, máy tính lượng tử sản xuất trong nước đầu tiên của Nhật Bản có bước tiến quan trọng khi có một nguyên mẫu hoạt động được.

Máy tính lượng tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nghiên cứu trong các lĩnh vực cần tính toán phức tạp như phát triển vật liệu mới, y học, tài chính và trí tuệ nhân tạo (AI). Máy tính lượng tử cũng sẽ giúp giải mã những thông tin mã hóa hiện được dùng trên Internet và trong lĩnh vực tài chính dễ dàng hơn.

Nhật Bản đặt mục tiêu chế tạo một máy tính lượng tử có thể sử dụng rộng rãi trong thực tế vào năm 2040 và trong tương lai xa hơn, nhưng ước tính cần tới khoảng 1 triệu qubit. Chỉ vài chục đến vài trăm qubit được sử dụng trong các máy tính lượng tử trên thế giới cho đến nay, do đó việc sử dụng thực tế còn rất xa.

IBM ra mắt máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới

MỸMáy tính lượng tử Osprey có số lượng qubit nhiều gấp 3 lần máy tính giữ kỷ lục trước đó là Eagle của IBM năm ngoái.

Công ty IBM công bố bộ xử lý lượng tử mạnh nhất nhằm "xử lý những vấn đề chưa được giải quyết trước đây", Silicon Republic hôm 9/11 đưa tin. Bộ xử lý Osprey 433 qubit (đơn vị của thông tin lượng tử) của IBM mạnh hơn bất kỳ bộ xử lý cùng loại nào trước đây và mạnh gấp hơn 3 lần phiên bản công ty giới thiệu năm ngoái là Eagle (127 qubit). Cỗ máy có tiềm năng chạy những phép toán lượng tử phức tạp vượt ngoài khả năng tính toán của máy tính thông thường. IBM cho biết số lượng bit cần thiết để biểu thị một trạng thái trên Osprey vượt xa toàn bộ số lượng nguyên tử trong vũ trụ.

Tiến sĩ Darío Gil, phó chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu ở IBM, cho biết công ty sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cấp công nghệ lượng tử thông qua phần cứng, phần mềm và tích hợp dữ liệu để đáp ứng những thách thức lớn nhất. Theo ông, cỗ máy sẽ đặt nền tảng cho kỷ nguyên sắp tới của siêu máy tính lượng tử.

Bộ xử lý lượng tử Osprey 443 qubit của IBM

Osprey được giới thiệu tại Hội nghị lượng tử IBM thường niên diễn ra hôm 9/11. Tại đây, công ty công bố hàng loạt sản phẩm mới phát triển trong lĩnh vực lượng tử, từ cập nhật phần mềm tới xử lý giảm tiếng ồn ở máy tính lượng tử. IBM cũng thông báo hợp tác với Vodafone để khám phá an ninh mạng an toàn lượng tử. Máy tính lượng tử là lĩnh vực công nghệ mới nổi, có nhiều ứng dụng rộng rãi bao gồm mã hóa, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo, mô hình tài chính và thậm chí phát hiện vật liệu điện tử mới.

Bộ xử lý lượng tử Osprey 443 qubit của IBM

Theo Jay Gambetta, phó chủ tịch IBM Quantum, Osprey là bộ xử lý lượng tử lớn nhất từ trước tới nay. Giống như phiên bản tiền nhiệm Eagle, Osprey bao gồm cáp đa tầng để cung cấp sự linh hoạt cho bộ định tuyến và bố trí thiết bị, đồng thời tích hợp chức năng lọc giúp giảm tiếng ồn và tăng độ ổn định. "Chúng tôi cũng giới thiệu hệ thống điều khiển thế hệ thứ 3, có thể điều khiển 400 qubit trên một dàn ở chi phí thấp hơn các thế hệ trước", Gambetta chia sẻ.

Fivestar: 
Average: 5 (1 vote)