Drupal Consultant
Started my career as a drupal8 developer in EM Solutions . I love learning Web technologies like HTML, CSS, PHP, Jquery Ajax and Drupal backend . Currently working as a drupal backend developer.
Cho rằng Android hiện tại vẫn chưa đem lại hiệu quả kinh doanh cho Google, cây bút công nghệ Farhad Manjoo đã đề xuất những ý tưởng kinh doanh trên Android thông qua bài viết dưới đây:
Năm 2011 thực sự là một cột mốc đáng nhớ của Android, bằng mọi nỗ lực của mình Google đã giúp hệ điều hành di dộng này xâm nhập mọi ngõ ngách của thế giới. Người dùng có rất nhiều lựa chọn smartphone Android từ nhiều hãng và nhà phân phối khác nhau với đủ tầm giá. Điểm nhấn đáng nhớ của Android chính là khi Fred Wilson tuyên bố rằng Android sẽ là vùng đất màu mỡ dành cho các nhà phát triển phần mềm. Giờ đây, không chỉ chiếm lĩnh thị trường smartphone mà tốc độ tăng trưởng của Android còn vượt xa tất cả các hệ điều hành di động khác. Trong khi đó iOS của Apple đang có dấu hiệu chững lại; tháng 2 năm 2011, comScore công bố khảo sát của họ, cho thấy dù hợp tác với Verizon nhưng iPhone vẫn chỉ chiếm được 25% thị trường di động.
Như vậy chúng ta đã thấy rõ rằng Android đang tăng tốc rất nhanh và gần như không có một thế lực nào có thể cản nổi Google.
Năm vừa qua rất nhiều vấn đề về bản quyền đã được đưa lên mặt báo, đặc biệt là vụ Google chi ra 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility, cốt lõi cũng chỉ để mua lại những bản quyền sáng chế để bảo vệ Android. Tới mùa thu và mùa đông, iPhone như thường lệ lại chiếm lĩnh thị trường với thế hệ 4S. Tuy nhiên theo thống kê của comScore thì tốc độ tăng trưởng của Android còn thậm chí nhanh hơn. Nhưng cho tới tháng 2 năm nay, Android có vẻ như chậm lại và để Apple bắt kịp. Một khảo sát mới của Nielsen cho thấy iPhone đã gần như đuổi kịp Android. Trong số những người mua smartphone trong 3 tháng vừa qua, 44,5% chọn Apple còn 46,3% chọn Android.
Nhưng vấn đề lớn nhất của Android mới được sáng tỏ trong những ngày gần đây, khi mà Google và Apple công bố báo cáo tài chính. Theo đó Apple đạt được lợi nhuận là 13,06 tỉ USD trong quý trước, vượt qua 10,58 tỉ USD doanh thu của Google. Một điều đáng ngạc nhiên là lợi nhuận của iPhone lên tới 9 tỉ USD, theo ước tính thì iPhone đóng góp tới 67% doanh thu cho Apple. Nếu đem so sánh với Google, hãng chỉ có lợi nhuận 3,51 tỉ USD trong quý vừa qua, chúng ta có thể thấy riêng một dòng sản phẩm của Apple cũng đã vượt xa cả Google.
Những con số này rấy lên hồi chuông báo động tại Mountain View, thủ phủ của Google. Hãng này tuyên bố rằng mô hình kinh doanh: miễn phí và mở của Android một ngày nào đó sẽ kiếm ra tiền, tuy nhiên liệu nó có kiếm nhiều tiền được như Apple hay không? Điều này rất khó xảy ra.
Đã đến lúc Google phải tìm nước đi mới: Đóng kín Android. Đăng ký bản quyền và bán Android cho các nhà sản xuất để kiếm tiền. Sau đó, thay vì để một hãng Motorola đang kiệt quệ tự làm ăn, Google nên đưa các chuyên gia của họ vào đây để vực họ dậy, chấn chỉnh lại hàng ngũ và tập trung vào mục tiêu chính: những chiếc điện thoại làm ra tiền.
Bạn có thể cho rằng đây là một ý tưởng điên rồ bởi các nhà sản xuất điện thoại chọn Android chủ yếu là vì nó miễn phí và giúp giá bán điện thoại giảm đáng kể.
Nhưng một Android miễn phí đã làm được gì cho Google? Không nhiều lắm, Google thu được khoảng 6 đến 10 USD từ mỗi người dùng Android mỗi năm bằng quảng cáo. Theo như số liệu báo cáo thì năm nay đã có thêm 255 triệu chiếc Android được bán ra, vậy có nghĩa doanh thu của Google từ Android là 2,5 tỉ USD. Như con số này quá nhỏ để so sánh với doanh thu 20 tỉ USD của Apple, riêng trong quý trước.
Quảng cáo trên di động không phải là lĩnh vực mà Google dường như đang nhắm tới. Doanh thu từ quảng cáo trên di động thấp hơn so với PC, và hiện tại người dùng PC đang bị lôi kéo sang thế giới smartphone. Điều này đồng nghĩa với việc đường làm ăn của Google càng ngày càng thu hẹp. Với việc đăng ký độc quyền Android, Google có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ smartphone.
Không đăng ký độc quyền có thể sẽ khiến các nhà sản xuất ngoảnh mặt với Android? Đây chỉ là mối lo từ vài năm trước, khi các nhà sản xuất chưa cam kết gắn bó với Android. Nhưng giờ đây, Google và đa số các hãng sản xuất điện thoại đều đang chèo chung một con thuyền. Tất cả mô hình kinh doanh của họ đều được xây dựng trên Android, và cũng phải kể đến 1 điều rằng rất nhiều khách hàng tỏ ra thích thú với hệ điều hành này. Ngoài các khoản phí đầu tư phát triển, Google còn dành cả chục tỉ USD để mua bản quyền sáng chế, chiếc khiên bảo vệ Android. Gần như tất cả các hãng sản xuất điện thoại đều đã có thỏa thuận với Microsoft về việc đền bù vi phạm bản quyền. Theo đó mỗi một chiếc điện thoại Android được bán ra, các nhà sản xuất phải trả cho Microsoft khoảng 10 đến 15 USD.
Có một cơ hội kiếm tiền dành cho Google: họ đánh phí độc quyền Android, 10 USD mỗi chiếc bán ra, vậy là tiền mà các nhà sản xuất phải trả vào khoảng 20 đến 25 USD. Tất nhiên HTC hay Samsung sẽ không hài lòng, nhưng họ chẳng thể làm gì được. Nhảy sang Windows Phone ư, chi phí cho hệ điều hành này còn đắt hơn nhiều. Để làm yên lòng các đối tác, Google cũng có thể đề nghị thỏa thuận với Microsoft nhằm giảm phí cho Android. Nếu làm được điều này, các nhà sản xuất vẫn sẽ gắn bó với Android còn Google có thêm một nguồn thu không nhỏ.
Một cơ hội khác sáng sủa hơn là Google có thể dùng Motorola để tạo ra một chiếc điện thoại của riêng họ - một chiếc điện thoại hấp dẫn với các tính năng ưu việt và giá thành phải chăng. Làm được điều này không hề dễ dàng, nhưng bằng Nexus, Google đã chứng tỏ rằng họ biết tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Hãng cũng có đủ tài chính, nhân lực để trở thành một hãng sản xuất điện thoại khổng lồ như Apple.
Larry Page là người có những phẩm chất độc đáo của Steve Jobs. Ông yêu thích những sản phẩm có thiết kế đẹp. Có khả năng chịu sức ép chỉ trích, đường lối phát triển cứng rắn. Đặc biệt, ông không phải là mẫu người có tính khí thất thường và chuyên quyền như cựu CEO của Apple.
[Tham khảo PandoDaily]