NFT trở thành mặt hàng mới nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư

NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản số sử dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) - tương tự như Bitcoin - để tạo ra một chuỗi mã độc nhất đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể thay thế. Các chuỗi mã này thường được dùng để định danh phiên bản số của các tác phẩm nghệ thuật, bài hát hay hiện tượng mạng.

>> Giao dịch NFT ở quy mô nhỏ hiện chưa bị kiểm soát

OpenSea hiện tại đang là NFT Martketplace top #1 trong những sàn giao dịch NFTs phổ biến và được nhiều người dùng nhất hiện nay. OpenSea cho phép người dùng tạo rồi mua bán, trao đổi và giao dịch những vật phẩm sưu tầm (Collections), vật phẩm trò chơi trong game (Game NFT) hoặc những sản phẩm Blockchain dựa trên hoạt động của Smartcontract, mà không bị kiểm soát.

Metamask là ví Ethereum cho phép bạn kết nối với chuỗi khối Ethereum. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó để quản lý, chuyển, nhận đồng ETH của mình, đồng thời cũng có thể sử dụng ví này để tương tác với hàng ngàn mã thông báo ERC20 đang phát triển trên blockchain Ethereum. Bạn có thể cài đặt tiện ích Metamask trong Chrome, Firefox, Opera, Brave và ngay cả trên điện thoại.

Tóm lại, nếu bạn là một nghệ sĩ kỹ thuật số, một game thủ, một người sưu tầm thẻ bài, hay người sưu tầm tên miền…thì OpenSea là một thị trường đem đến cho bạn nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Sao không thử đăng bán trên OpenSea, biết đâu được bạn sẽ kiếm được một số tiền lớn từ việc rao bán sản phẩm trên.

Các thiết kế trong vũ trụ ảo metaverse và NFT sống động, gây tò mò cho giới yêu thời trang.

Jonathan Simkhai là nhà thiết kế đầu tiên của Tuần lễ thời trang New York ra mắt bộ sưu tập Thu Đông 2022 sử dụng công nghệ metaverse. Simkhai hợp tác với nhà phát triển Everyrealm và nhà sản xuất Blueberry Entertainment tạo nên tác phẩm bên trong nền tảng đa phương tiện trực tuyến Second Life. Nền tảng này cho phép người dùng tạo hình đại diện cho chính họ và có cuộc sống thứ hai trong thế giới ảo.

Show thời trang ảo của Jonathan Simkhai.

Show thời trang của Simkhai tung ra 11 mẫu trang phục được mô phỏng bằng kỹ thuật số. Ngoài quần áo và người mẫu ảo, tác phẩm còn đem tới hình ảnh các ngôi sao, nhà báo, người có tầm ảnh hưởng. Song song, Everyrealm điều phối sản xuất và tổ chức bán NFT được chọn lọc từ bộ sưu tập hôm 16/2.2022

Bên cạnh Simkhai, Roksanda cũng hợp tác Clearpay cùng Viện Thời trang Kỹ thuật số, tham gia vũ trụ ảo với buổi trình diễn thời trang dưới dạng NFT, sẽ ra mắt vào ngày 21/2 ở London Fashion Week. Áp dụng công nghệ hiện đại, Roksanda hy vọng mang số hóa, khả năng tiếp cận và đổi mới cho những người yêu thời trang ở khắp mọi nơi. Tác phẩm cho phép người dùng truy cập hữu hình vào thời trang cao cấp - điều trước đây họ không thể có được. Chức năng AR cũng được tạo ra, cho phép khách hàng có thể dùng thử sản phẩm ngay trên NFT.

Nick Molnar, đồng sáng lập và điều hành Clearpay, nói với Vogue: "Chúng tôi tự hào có thể giúp dân chủ hóa thời trang và cho phép người tiêu dùng mua, tương tác và gắn bó với nghệ thuật của Roksanda một cách sáng tạo".

Một thiết kế của Jonathan Simkhai trong vũ trụ ảo

Thuật ngữ metaverse được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Metaverse mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Các bộ phim như The Matrix và Ready Player One là ví dụ rõ nhất cho ý tưởng này. Các công ty công nghệ tin vũ trụ ảo không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.

Theo từ điển Collins, NFT (non-fungible token) là "một chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất được đăng ký trong một blockchain, được sử dụng để ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm". Độ phổ biến của NFT đã vượt qua sự ồn ào của Covid-19 để trở thành từ khóa của năm 2021.

Theo Vogue, metaverse và NFT là tương lai của làng mốt toàn cầu, kỳ vọng làm tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng trong năm nay.

New York Times cho rằng Covid-19 đã thôi thúc làng mốt hạn chế số lượng sản phẩm và chuyển sang sản phẩm ảo ngay từ năm ngoái. Tháng 9/2021, Dolce & Gabanna tung ra Collezione Genesi - bộ sưu tập NFT gồm chín sản phẩm hợp tác với nền tảng UNXD. Năm trong số chín sản phẩm là thiết kế vật lý và mã hóa, bốn sản phẩm còn lại là kỹ thuật số độc quyền. Tất cả mất 16.000 giờ hoàn thiện. Ngay sau buổi trình diễn Alta Moda tại Venice, hàng chục nghìn nhà đấu giá đã đăng ký để chờ đợi mua các sản phẩm độc đáo này. Kết quả, nhà mốt Italy kiếm được 1.885.719 ETH, tương đương 5,7 triệu USD.

Bộ sưu tập "Collezione Genesi" của Dolce & Gabbana

Giám đốc sáng tạo Joseph DeAcetis nhận định đưa vũ trụ ảo vào thời trang là một ý tưởng thú vị và tuyệt vời. "Hãy tưởng tượng bạn đang bước vào một trung tâm mua sắm và tìm mua một chiếc áo in hình đôi mắt của một con rồng vẫn đang sống. Quả là một điều điên rồ. Nhưng thế giới bên trong metaverse lại đang hiện thực hóa khoảnh khắc này khi bạn đeo kính VR (kính thực tế ảo)", ông nói trên Forbes.

Các thương hiệu như Balenciaga và Stefan Cooke đang xem cộng đồng game yêu thời trang là những "con gà đẻ trứng vàng" tiềm năng. Đến nay, ngành thời trang đầu tư vào metaverse là trang phục trong game, ước tính mỗi năm thu về 40 tỷ USD.

Balenciaga ra mắt bộ sưu tập Thu Đông 2021 thông qua trò chơi điện tử Afterworld: The Age of Tomorrow. Để thưởng thức bộ sưu tập, khán giả phải chơi hết các bàn của trò chơi. Họ nhập vai, lần lượt đi qua năm khu vực từ cửa hàng, đường phố đông đúc đến khu rừng u tối trong khoảng thời gian 20 phút. Louis Vuitton đã hợp tác với game Liên minh huyền thoại của Riot Games, tạo ra những bộ trạng phục cho giải vô địch thế giới game này năm 2019. Burberry, sở hữu nhiều web game như B Surf (kết hợp giữa Mario Kart và đồ chơi xe đua), tạo ra trang phục cho trò chơi Honor of Kings của Tencent.

Một trong những thiết kế dưới dạng NFT của Roksanda sắp tung ra thị trường

Các chuyên gia tin rằng metaverse giúp cho các nhà mốt có khả năng bán ra nhiều hơn những sản phẩm độc lạ, kể cả khi chỉ mang hình dạng ảo. Trang phục ảo là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến cho ngành công nghiệp thời trang bị trì trệ hơn một năm qua cũng như vấn đề chung về tính bền vững trong thời trang. Ý tưởng về NFT, metaverse giúp cho ngành thời trang thu về lợi nhuận mà không cần đến bất kỳ sản phẩm vật lý nào.

Fivestar: 
Average: 3.5 (6 votes)