Không thể dùng máy quét siêu âm tìm tàu ngầm Titan

Những chuyến du hành dưới đáy biển bằng tàu ngầm để thăm xác tàu Titanic là một phần của xu hướng du lịch đắt đỏ, đi kèm với mức độ nguy hiểm nhất định.

Nhiều chuyến phiêu lưu mạo hiểm đã đưa du khách đến tận cùng Trái Đất, đáy biển và thậm chí cả không gian. Bất chấp những rủi ro và chi phí thường có thể lên tới hơn 100.000 USD/vé, ngành kinh doanh này đang bùng nổ, theo Wall Street Journal.

Tuần này, tàu ngầm Titan chở theo 5 người trên khoang đã mất tích khi lặn xuống để đưa khách thăm xác tàu Titanic dưới đáy biển sâu. Các đội tìm kiếm và cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm chiếc tàu ngầm du lịch này.

Cùng với những dịch vụ được nhiều người biết đến như bay vào vũ trụ hay leo lên đỉnh Everest, thám hiểm xác tàu Titanic cũng được giới siêu giàu thế giới lựa chọn để mang đến trải nghiệm khó quên ở nơi ít người đặt chân tới, theo Yahoo News.

Theo những nhà tư vấn về du lịch hạng sang, con người đã dễ dàng tiếp cận với những chuyến đi như vậy hơn trong những năm gần đây, khi công nghệ được cải tiến và thế giới "phẳng" hơn.

Chấp nhận nguy hiểm

Nhiều công ty như Blue Origin đã cung cấp các chuyến bay thương mại đưa con người vào vũ trụ. Bên cạnh đó, các công ty lữ hành như White Desert cung cấp dịch vụ máy bay tư nhân đến Nam Cực.

Chi phí của những chuyến đi đó chênh lệch rõ rệt. Một số hành khách trên các chuyến bay của Blue Origin đã phải trả hàng triệu USD, trong khi một chuyến đến Nam Cực có giá gần 100.000 USD.

Công ty OceanGate Expeditions bán các chuyến thám hiểm xác tàu Titanic kéo dài 8 ngày với giá 250.000 USD (gần 5,9 tỷ đồng) mỗi người.

Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho những kỳ nghỉ chỉ có một lần trong đời như vậy sau đại dịch Covid-19, ngay cả khi họ phải đối diện với mức độ nguy hiểm nhất định về thể chất, những người lập tour du lịch chia sẻ.

“Họ muốn làm những điều bản thân muốn, cho dù đó là lặn ở Nam Cực vì họ đã có thể lặn ở mọi đại dương khác, hay là trekking (đi bộ đường dài) cùng những con gorilla lưng bạc ở Rwanda”, Ralph Iantosca, một cố vấn du lịch hạng sang và chủ sở hữu công ty du lịch The Expeditionist tại Dallas (Mỹ), chia sẻ.

Những nhà thám hiểm giàu có từ lâu đã đi đến những vùng xa xôi trên thế giới. Họ thường chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt và nguy hiểm trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng,

James Willcox, người sáng lập Untamed Borders có trụ sở tại Anh, cho biết cách đây 20 năm, khách du lịch có thể dựa vào cẩm nang hướng dẫn, nếu không thì tự mình vạch ra một lộ trình.

Hiện nay, nhiều công ty đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho những chuyến đi của du khách, ông chia sẻ. Công ty của ông đã bắt đầu vận hành những chuyến du lịch trượt tuyết tới Afghanistan từ một thập kỷ trước.

Phân khúc du lịch phát triển mạnh

Samantha Collum, Giám đốc điều hành của River Oaks Travel Concierge ở Houston, cho biết thị trường du lịch mạo hiểm hạng sang còn nhỏ nhưng đang phát triển nhanh.

Giờ đây, du khách có thể di chuyển bằng máy bay tư nhân từ Cape Town (Nam Phi) đến Nam Cực. Tại đây, họ có thể ở trong một khu cắm trại sang trọng mang cảm giác “chiến tranh giữa các vì sao”, ông Collum nói.

Trong khi đó, Iantosca cho biết ông đã tổ chức một chuyến đi từ Cape Town đến Nam Cực, rồi Nam Mỹ. Các hướng dẫn viên đưa du khách đi tàu lặn, cũng như leo núi băng và đi bộ đường dài. Chuyến đi đó tiêu tốn hơn 250.000 USD, ông nói.

Bên cạnh đó, theo ông Collum, việc trở thành một trong những du khách hiếm hoi hoàn thành những chuyến thám hiểm như vậy đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của loại hình du lịch này.

Các cố vấn du lịch cho biết họ làm việc với các công ty cung cấp dịch vụ địa phương để đảm bảo khách hàng được trang bị đầy đủ về thể chất cho các chuyến đi, nhưng nguy hiểm là không thể tránh khỏi.

Global Rescue cung cấp các dịch vụ y tế, an toàn, sơ tán và quản lý rủi ro du lịch trên khắp thế giới. Dan Richards, Giám đốc điều hành của công ty, cho biết hai phân khúc phát triển nhanh nhất trong hoạt động kinh doanh tiêu dùng của công ty là du lịch mạo hiểm và du lịch hạng sang.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, họ đang chấp nhận mức độ rủi ro lớn hơn so với trước đây”, ông nói.

Công ty Global Rescue đã chứng kiến ​​du khách gặp phải nhiều căn bệnh từ côn trùng hơn - điều họ vốn không mắc phải ở quê nhà, cũng như gãy xương do đi xe máy ở những nơi như Patagonia.

Ngoài ra, ông Richards cũng coi các chuyến thám hiểm Everest như một ví dụ về việc du lịch mạo hiểm đã trở nên dễ trong tầm với hơn như thế nào. Chính phủ Nepal đã cấp lượng giấy phép kỷ lục để lên đỉnh Everest trong mùa gần nhất.

Theo ông Richards, Global Rescue dự kiến số cuộc giải cứu ở dãy Himalaya trong mùa này sẽ lập kỷ lục, khi khách du lịch bắt đầu những chuyến đi mà họ chưa đủ khả năng thực hiện hoặc chưa chuẩn bị sẵn sàng. Các cuộc giải cứu đã trở nên phổ biến hơn khi du khách dễ dàng tiếp cận khu vực này hơn, ông cho hay.

Không những vậy, du khách cũng đang theo đuổi các chuyến đi mạo hiểm ở quy mô nhỏ hơn.

Lời hứa về những cảm giác mạnh kiểu mới đã thu hút một số du khách nhất định, ngay cả những người không ưa mạo hiểm. Mike Reiss đã thực hiện một chuyến thám hiểm trên tàu Titan vào tháng 7/2022.

Nhà văn 63 tuổi nói rằng ông không thích đi du lịch, nhưng vợ ông lại thích, và đó là lý do ông đi cùng bà. Ông cho biết cảnh báo trên tàu Titan rất rõ ràng và ông hiểu mình có khả năng đối diện với lưỡi hái tử thần khi thực hiện chuyến đi.

Bất chấp rủi ro đó, ông nói rằng những du khách trên tàu Titan, bao gồm cả chính họ, không phải là những người tìm kiếm cảm giác mạnh.

"Họ không phải là người chơi tàu lượn hay vận động viên nhảy dù. Họ là những nhà thám hiểm và họ là những du khách chỉ muốn khám phá. Điều đó cũng đúng với tôi”, ông nói.

"Tôi sẽ không nhảy ra khỏi máy bay nhưng tôi sẽ đến Iran để xem nó như thế nào, hoặc đến Iraq hay thăm tàu Titanic”, nhà văn chia sẻ thêm.

Vì sao không thể dùng máy quét siêu âm tìm tàu ngầm Titan

Công nghệ quét siêu âm (sonar) đang được dùng để tìm kiếm Titan khó quét đến độ sâu của con tàu ngầm mất tích và có thể còn bị "đánh lạc hướng" bởi tàn tích Titanic.

Tìm kiếm tàu ngầm Titan bị mất tích vào ngày 18/6/2023 là cuộc chạy đua với thời gian. Con tàu này, di chuyển với tốc độ tối đa 5,5 km/h bằng 4 động cơ đẩy, đã mất liên lạc khoảng 105 phút sau khi lặn.

Trước khi mất tích, Titan đang hướng đến xác tàu Titanic, cách Newfoundland (Canada) khoảng 700 km. Nếu tàu vẫn còn nguyên vẹn, những người bên cũng gần hết oxy để thở.

Do thiết kế của Titan khóa kín từ bên ngoài, 5 hành khách mắc kẹt vẫn có thể nguy cơ ngạt thở kể cả khi lực lượng cứu hộ tìm thấy tàu nhưng chưa kịp đưa lên mặt nước.

“Chúng ta biết nơi tàu xuất phát, biết hướng đi và hải trình của nó trong một tiếng rưỡi", Frank Owen, cựu sĩ quan tàu ngầm và Giám đốc bộ phận thoát hiểm tàu ngầm của hải quân Australia, cho biết. Nhưng cuộc tìm kiếm vẫn còn khó khăn do khu vực tìm kiếm rộng và sự thay đổi thất thường của biển.

Công nghệ tìm kiếm duy nhất cũng khó sử dụng

Owen cho biết trong trường hợp khả quan là Titan đã lên được mặt nước, thì cảm biến hồng ngoại, tầm nhìn nhiệt và radar của các tàu thuyền và máy bay được cử đến khu vực có thể sẽ sớm phát hiện ra tàu.

“Nếu mặt biển tương đối yên tĩnh và Titan đã nổi lên, trên tàu sẽ có bộ phản xạ radar, máy phát vô tuyến và đèn nhấp nháy để hỗ trợ tìm kiếm”, Owen cho biết.

Một thành viên phi hành đoàn của máy bay giám sát hàng hải CP-140 Aurora thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada thả phao sonar để tìm kiếm tàu ngầm mất tích.

"Dù vậy vẫn giống như mò kim đáy bể, ngay cả khi thu hẹp được vùng tìm kiếm, thì diện tích mặt nước vẫn rất lớn", chuyên gia lưu ý.

Trong trường hợp Titan vẫn ở dưới nước, vấn đề sẽ trầm trọng hơn nữa. Chỉ có một số tàu và một trong số các máy bay đang thực hiện tìm kiếm được trang bị sonar, và cũng chỉ có thể tìm kiếm trong vùng nước tương đối nông.

“Các hệ thống sonar ghi hình ảnh đáy biển bằng âm thanh có thể đi sâu khoảng 2 km, một nửa độ sâu của xác tàu Titanic", Mohammed Sanhaji, chuyên gia sonar và khảo sát hàng hải, cho biết. Trong khi đó, Titan được thiết kế để đi xuống hơn 3,5 km, vượt xa điểm hầu hết sonar có thể chạm tới.

Công nghệ sonar gửi một chùm sóng âm thanh vào nước và ghi nhận tiếng vang phản xạ trở lại. Càng đi xa, sóng âm thanh càng bị khúc xạ bởi sự thay đổi áp suất và nhiệt độ trong nước. Do đó, càng tìm kiếm các vật thể sâu dưới bề mặt, sonar càng kém chính xác.

Và ngoài sonar, cũng không có lựa chọn nào khác để tìm kiếm dưới đáy biển. "Dưới đáy biển không có radar, không có GPS", Eric Fusil, Giám đốc điều hành của Odyssee Aus, một công ty chuyên về tàu ngầm của Australia, cho biết.

Fusil cho biết đèn pha hoặc chùm tia laze cũng không hoạt động, vì sẽ bị nước hấp thụ trong vòng vài mét. Có nghĩa là các đội cứu hộ đang lùng sục dưới đáy đại dương chỉ còn một phương án, đưa tín hiệu sonar xuống sâu hơn về phía vị trí nghi ngờ của Titan, bằng cách thêm tàu ngầm hoặc đưa các thiết bị sonar xuống sâu hơn bằng dây cáp.

Tuy nhiên, vì Titan đang khám phá đống đổ nát của Titanic, kết quả quét sonar có thể cho ra "dương tính giả". Bất kỳ tín hiệu nào cũng có thể là Titan hoặc một mảnh của con tàu đắm.

Thời gian eo hẹp để tìm kiếm và giải cứu

Một bản quét 3D xác Titanic gần đây, do Magellan Aerospace thực hiện, cho thấy các bộ phận của tàu trải rộng trên khoảng 25 km2. Quét một khu vực lớn như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn so với thời gian mà hành khách trên Titan có thể sống sót.

Không gian chật chội bên trong tàu ngầm mất tích có thể gây hoảng loạn cho hành khách.

Owen hy vọng những người trên tàu Titan tận dụng tối đa lượng oxy sẵn có. “Điều tốt nhất họ có thể làm là nằm xuống và đi ngủ, vì họ cũng không thể làm gì khác. Trong khi ngủ, chúng ta thở nông hơn, sử dụng ít oxy hơn và tạo ra ít carbon dioxide hơn", ông giải thích. Dù vậy tình trạng mắc kẹt dưới đáy biển trong một buồng nhỏ dễ gây hoảng loạn.

Ngay cả khi tìm thấy con tàu, nguy hiểm vẫn chưa hết. Titan sẽ cần được móc dây để kéo lên bề mặt. Quy trình này sẽ không dễ nếu tàu ở sâu hoặc bị vướng vào các vật thể, và các thiết bị cần thiết cũng không sẵn có tại hiện trường.

"Không có sẵn con tàu nào với dây kéo dài gần 4 km và cần cẩu", theo Neville Yard, chuyên gia cứu hộ tàu ngầm có kinh nghiệm với Hải quân Hoàng gia Anh và NATO, từng tham gia chiến dịch giải cứu tàu ngầm Kursk của Nga năm 2000.

Các thiết bị cần thiết sẽ cần được vận chuyển đến một cảng gần đó, lắp ráp sau đó đi thuyền 700 km, mất khoảng một ngày rưỡi, đến địa điểm xác tàu.

Tất cả quy trình này sẽ chiếm hết quỹ thời gian eo hẹp còn lại. “Thời gian đang chống lại chúng ta", Owen nói.

Fivestar: 
Average: 5 (2 votes)