Drupal Consultant
Started my career as a drupal8 developer in EM Solutions . I love learning Web technologies like HTML, CSS, PHP, Jquery Ajax and Drupal backend . Currently working as a drupal backend developer.
Các hàm có thể gọi chính nó. Điều này có thể có ích với một số tác vụ như là một số phương pháp sắp xếp hay tính giai thừa của một số. Ví dụ, để tính giai thừa của một số (n), công thức toán học của nó như sau:
n! = n * (n-1) * (n-2) * (n-3) … * 1
và một hàm đệ quy để tính toán sẽ như sau:
// factorial calculator
long factorial (long a) {if (a > 1) return (a * factorial (a-1)); else return (1); }int main () {long l; cout << “Type a number: “; cin >> l; cout << “!” << l << ” = ” << factorial (l); return 0; } |
Type a number: 9 !9 = 362880 |
Chú ý trong hàm factorial chúng ta có thể lệnh gọi chính nó nhưng chỉ khi tham số lớn hơn 1, nếu không thì hàm sẽ thực hiện một vòng lặp vô hạn vì sau khi đến 0 nó sẽ tiếp tục nhân cả những số âm.
Hàm này có một hạn chế là kiểu dữ liệu mà nó dùng (long) không cho phép tính giai thừa quá 12!.
Khai báo mẫu cho hàm.
Cho đến giờ chúng ta hoàn toàn phải định nghĩa hàm trước lệnh gọi đầu tiên đến nó, mà thường là trong main, vì vậy hàm main luôn phải nằm cuối chương trình. Nếu bạn thử lặp lại một vài ví dụ về hàm trước đây nhưng thử đặt hàm main trước bất kì một hàm được gọi từ nó, bạn gần như chắc chắn sẽ nhận được thông báo lỗi. Nguyên nhân là một hàm phải được khai báo trước khi nó được gọi như những gì chúng ta đã làm trong tất cả các ví dụ.
Nhưng có một cách khác để tránh phải viết tất cả mã chương trình trước khi chúng có thể được dùng trong main hay bất kì một hàm nào khác. Đó chính là khai báo mẫu cho hàm. Cách này bao gồm việc khai báo hàm một cách ngắn gọn nhưng đủ để cho trình dịch có thể biết các tham số và kiểu dữ liệu trả về của hàm.
Dạng của nó như sau:
type name ( argument_type1, argument_type2, …);
Đây chính là phần đầu của định nghĩa hàm, ngoại trừ:
Ví dụ:
// prototyping
void odd (int a); void even (int a); int main () {int i; do { cout << “Type a number: (0 to exit)”; cin >> i; odd (i); } while (i!=0); return 0; }void odd (int a) {if ((a%2)!=0) cout << “Number is odd. “; else even (a); }void even (int a) {if ((a%2)==0) cout << “Number is even. “; else odd (a); } |
Type a number (0 to exit): 9 Number is odd. Type a number (0 to exit): 6 Number is even. Type a number (0 to exit): 1030 Number is even. Type a number (0 to exit): 0 Number is even. |
Ví dụ này rõ ràng không phải là một ví dụ về sự hiệu quả. Tôi chắc chắn rằng các bạn có thể nhận được kết quả như trên chỉ với một nửa số dòng lệnh. Tuy nhiên nó giúp cho chúng ta thấy được việc khai báo mẫu các hàm là như thế nào. Hơn nữa, trong ví dụ này việc khai báo mẫu ít nhất một hàm là bắt buộc.
Đầu tiên chúng ta thấy khai báo mẫu của hai hàm odd và even:
void odd (int a);
void even (int a);
cho phép hai hàm này có thể được sử dụng trước khi chúng được định nghĩa hoàn chỉnh. Tuy nhiên lý do đặc biệt giải thích tại sao chương trình này lại cần ít nhất một hàm phải được khi báo mẫu là trong odd có một lời gọi đến even và trong even có một lời gọi đến odd. Vì vậy nếu không có hàm nào được khai báo trước thì lỗi chắc chắn sẽ xảy ra.
Rất nhiều lập trình viên kinh nghiệm khuyên rằng tất cảcác hàm nên được khai báo mẫu. Đó cũng là lời khuyên của tôi, nhất là trong trường hợp có nhiều hàm hoặc chúng rất dài, khi đó việc khai báo tất cả các hàm ở cùng một chỗ cho phép chúng ta biết phải gọi các hàm như thế nào, vì vậy tiết kiệm được thời gian.
(Theo OurViet Netwok)
Bình luận (0)
Add Comment