Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows - phần 2

Kết nối mạng Ubuntu 8.04 và Windows - phần 2

Thông tin kết nối

Trong giới thiệu ở trên, bạn có thể thấy các chi tiết về kết nối mạng của mình bằng cách mở cửa sổ Connection Information. Kích chuột phải vào biểu tượng mạng và kích Connection Information. Bạn sẽ thấy các kết quả tương tự vớ những gì thể hiện trong hình 7, tương tự cửa sổ Network Connection Status của Windows XP mà bạn có thể truy cập bằng cách kích đúp vào biểu tượng mạng.

Hình 7

Tốc độ theo lý thuyết là Mbps, hoặc GBps khi bạn kết nối vào mạng. Nếu bạn có các thiết bị không dây mới nhất và tiên tiến nhất, các sản phẩm 802.11n, thì giá trị này sẽ trên 54 Mbps, còn các thiết bị 802.11g chỉ cho tốc độ dưới 54 Mbps. Tuy nhiên khi bạn sử dụng các sản phẩm 802.11b cũ thì tốc độ có thể chỉ đạt đến 11 Mbps.

Trường địa chỉ IP (IP Address) là địa chỉ của máy tính hoặc adapter mạng riêng mà bạn đang sử dụng. Tất cả các thiết bị và máy tính trên mạng của bạn đều có địa chỉ IP duy nhất của nó. Địa chỉ này sẽ giúp chúng phân biệt với các địa chỉ khác trong mạng và có thể được sử dụng để truy cập một cách thủ công vào tài nguyên chia sẻ.

Subnet Mask là một phần của những gì định nghĩa nên subnet hoặc phần trong dải địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng. Bạn sẽ chỉ phải tham chiếu giá trị này nếu thiết lập địa chỉ IP tĩnh cho máy tính của mình. Giá trị tuyến mặc định (Default Route) là địa chỉ IP của Router mà bạn có thể sử dụng để truy cập vào tiện ích cấu hình trên web của nó.

Thông tin cuối cùng mà bạn nên quan tâm về cửa sổ Connection Information là Hardware Address. Trong hầu hết các tiện ích và tài liệu khác, bạn sẽ thấy giá trị này được đề cập đến như MAC (Media Access Control) hoặc địa chỉ vật lý. Bạn có thể so sánh nó với số serial của một sản phẩm. Mỗi một sản phẩm mạng đều có địa chỉ MAC của riêng nó và được sử dụng để phân biệt giữa các sản phẩm với nhau. Bạn chỉ cần quan tâm đến giá trị này khi thiết lập hệ thống lọc địa chỉ MAC trên Router của mình, nhằm bảo vệ tốt hơn mạng không dây với mục đích tránh những kẻ xâm nhập bên trong dải.

Cửa sổ Network và các thiết lập mạng

Cùng với khả năng truy cập vào cửa sổ Network Settings bằng cách kích biểu tượng mạng và chọn Manual Configuration, bạn có thể kích System | Administration | Network. Khi cửa sổ xuất hiện (xem trong hình 8), để tạo thay đổi, kích nút Unlock, nhập vào mật khẩu tài khoản của bạn và kích nút Authenticate.

Hình 8

Trên tab Connections, bạn có thể kích đúp một kiểu kết nối đê cấu hình địa chỉ tĩnh. Trên tab General, bạn có thể thay đổi Host (hoặc Computer) Name; mặc dù vậy bạn có thể cấu hình Domain Name (hoặc Workgroup) bằng cách khác (như đã giới thiệu ở trên). Các tab DNS và Hosts có chứa các thiết lập nâng cao mà bạn có thể không cần đến vào lúc này.

Để kết thúc một tua về các menu kết nối mạng của Ubuntu, các cửa sổ, thiết lập và quan sát cửa sổ Network, như thể hiện trong hình 9. Ở đây bạn có thể duyệt thông qua các máy tính và các file trên mạng của mình. Bạn có thể truy cập cửa sổ này bằng cách kích Places và chọn Network, hoặc bằng cách kích biểu tượng Network Servers khi nằm trong cửa sổ File Browser.

Hình 9

Để xem các file trong các máy tính Windows, đầu tiên bạn cần kích đúp vào biểu tượng Windows Network. Sau đó kích đúp vào Workgroup mà bạn muốn gán máy tính của mình vào. Kích đúp vào tên mà bạn muốn truy cập, được phân biệt bằng tên máy tính của chúng. Cuối cùng, bạn có thể duyệt qua các thư mục chia sẻ của các máy tính.

Chia sẻ file trong Ubuntu

Trong phần trên chúng ta đã cấu hình Ubuntu để chia sẻ với Windows và thiết lập các giá trị Computer Name và Workgroup. Tiếp theo đó là giới thiệu về một số chi tiết trong kết nối mạng của Ubuntu. Phần dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cách chia sẻ các file trên máy tính Ubuntu như thế nào.

Khi thiết lập chia sẻ Windows trong Ubuntu, bạn có thể bắt đầu chia sẻ thư mục. Quá trình này khá giống như những gì bạn đã cảm nhận trong Windows XP. Để chia sẻ các file, bạn cần chia sẻ một thư mục. Tất cả các file và các thư mục con bên trong thư mục chia sẻ sẽ có sẵn cho các máy tính khác trên mạng. Bạn hoặc người khác trên mạng có thể thao tác với các file chia sẻ (cho ví dụ, chỉ đọc hoặc có thể chỉnh sửa) từ máy tính khác dựa trên các thiết lập mà bạn chọn khi chia sẻ thư mục.

Khi bạn đã chọn ra thư mục để chia sẻ, hãy thực hiện theo các bước sau trong Ubuntu 8.04:

  1. Kích chuột phải vào thư mục mà bạn muốn chia sẻ và kích Sharing Options. 
    Bạn cũng có thể truy cập vào những chia sẻ ưu tiên của các thư mục từ cửa sổ Properties của chúng; kích phải vào thư mục, kích Properties, và chọn tab Share.
  2. Trong hộp thoại Folder Sharing xuất hiện, tích vào hộp kiểm Share this folder.
  3. Đánh tên chia sẻ vào trường Share Name. 
    Tên này bạn có thể đặt tùy thích nhưng sau cho bạn và những người dùng khác dễ dàng phân biệt thư mục khi làm việc với các thư mục chia sẻ khác của máy tính Ubuntu trong cửa sổ Network hoặc My Network Places trên máy tính khác. Tên chia sẻ này có thể khác với tên thực của các thư mục.
  4. Nếu bạn muốn mọi người có thể chỉnh sửa, bổ sung hoặc xóa các file nằm trong thư mục nào đó, hãy chọn hộp kiểm Allow other people to write in this folder. Máy tính sẽ yêu cầu người dùng nhập vào username và password đã được tạo trong quá trình cài đặt SMB.
  5. Nếu bạn muốn mọi người có thể truy cập vào thư mục mà không cần đến username và password SMB, hãy chọn hộp kiểm Guest access.
  6. Kích nút Modify Share để áp dụng các thay đổi và đóng cửa sổ.

Sau khi thực hiện xong, bạn hoàn toàn có thể thấy thư mục này khi duyệt Network hoặc My Network Places trong Windows.

Tóm tắt các đặc quyền chia sẻ chung

Các đặc quyền chia sẻ được giới thiệu ở trên có thể khiến bạn hơi lộn xộn đôi chút, chính vì vậy mà chúng tôi muốn tóm tắt một số kịch bản chia sẻ khác nhau mà chúng tôi đã chỉ ra cách áp dụng thông qua hộp thoại Folder Sharing như thế nào:

  • Users have read-only access, no editing: Khi bạn chia sẻ một thư mục, như đã thảo luận ở trên, bạn có thể không đụng chạm gì đến các điều khoản bằng cách không đánh dấu vào hai hộp chọn. Nếu như vậy thì bất cứ ai trên mạng có mật khẩu SMB đều có thể truy cập vào thư mục nhưng không thể thay đổi bất cứ thứ gì trong đó. Chỉ có người dùng, người đã chia sẻ thư mục đó mới có quyền truy cập đầy đủ.
  • Users have read/write access: Chọn hộp kiểm thứ hai trên hộp thoại Folder Sharing, khi đó bạn sẽ cho phép người dùng có được đặc quyền chỉnh sửa file trong thư mục.
  • Guests receive read access: Hộp kiểm thứ ba trong hộp thoại Folder Sharing cho phép bạn cung cấp sự truy cập khách (không có quyền chỉnh sửa) cho người dùng không có mật khẩu SMB. Chọn cả hai tùy chọn sẽ cho phép mọi người, thậm chí cả người không có tài khoản có các đặc quyền thay đổi file trong thư mục.
  • Everyone (including guests) has read/write access: Điều này được thực hiện khi bạn đánh dấu cả hai hộp kiểm thứ hai và ba trong Folder Sharing. Tùy chọn này khong được khuyến khích sử dụng cho các mạng không dây trừ khi bạn có một mạng an toàn cao, cho ví dụ nếu đang sử dụng mã hóa WPA.

Thiết lập các điều khoản chia sẻ nâng cao

Bạn có thể chỉnh sửa các điều khoản nâng cao bằng cách kích phải vào thư mục mà bạn chia sẻ và chọnProperties, sau đó kích tab Permissions. Bạn sẽ thấy các tùy chọn giống như những gì bạn thấy trong hình 2. Từ đây bạn có thể cấu hình một kiểu truy cập riêng biệt cho chính chủ sở hữu, nhóm và những người còn lại. Chọn None or List Only Files sẽ không cung cấp bất cứ sự truy cập thư mục cho một nhóm nào, chọnAccess Files sẽ cung cấp khả năng chỉ đọc, còn Create and Delete Files sẽ cung cấp sự truy cập đầy đủ.

Tìm hiểu về các thiết lập kịch bản cho Group và Others có thể mang lại cho bạn một số kịch bản đặc quyền chia sẻ rất hữu dụng:

  • No one has access, except for folder owner: Tùy chọn này là cách tốt nhất để chia sẻ các thư mục mà bạn không muốn những người khác can thiệp vào; chỉ bạn có thể xem và chỉnh sửa chúng. Tùy chọn này được thực hiện bằng cách chọn None for the Folder Access trong các hạng mục Others và Group.
  • General users have no access; accounts belonging to a certain group have read/write access: Kịch bản này là cách để chỉ chia sẻ các thư mục cho một số người dùng nào đó. Cho ví dụ, bạn có thể tạo một nhóm Parents hoặc Management để có thể chia sẻ các file chỉ giữa bạn và vợ (hay chồng) bạn hoặc bạn và người khác trong nhóm quản lý, trẻ nhà bạn hay các nhân viên khác không hề hay biết. Để thực hiện kịch bản này bạn phải chọn None for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Sau đó bạn sẽ chọn Group mà bạn muốn áp dụng điều khoản này cho nó. Nếu bạn chưa thiết lập một Group, hãy tham khảo các phần trên trước khi thực hiện kịch bản này.
  • General users have read-only access; accounts belonging to a certain group have read/write access:Bạn có thể thực hiện kịch bản này bằng cách chọn Access Files for the Folder Access của Others và chọn Create and Delete Files for the Folder Access của Group. Cũng như tùy chọn trước liên quan đến Groups, trước tiên bạn cần tạo và gán các nhóm cho các tài khoản Ubuntu của mình bằng, sau đó bạn có thể chọn Group mình muốn áp dụng điều khoản này cho nó.  

Tạo và gán các nhóm cho tài khoản của bạn

Nếu bạn muốn sử dụng một kịch bản điều khoản chia sẻ có liên quan đến Group, như được thảo luận trong hai phần ở ngay trên, bạn phải tạo các Group trước. Sau đó có thể gán các tài khoản cho các nhóm này, tiếp đó hãy thiết lập các đặc quyền chia sẻ duy nhất cho một số các tài khoản được cọn. Việc tạo các Groups là một nhiệm vụ rất đơn giản; bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  1. Kích System | Administration | Users and Groups.
  2. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Unlock, chọn một tài khoản Administrator, nhập vào mật khẩu tài khoản và kích nút Authenticate.
  3. Trong cửa sổ User Settings, kích nút Manage Groups.
  4. Kích nút Add Group (xem trong hình 3) và trong hộp thoại New Group, bạn hãy nhập vào tên nhóm và chọn các tài khoản muốn nằm trong nhóm đó, sau đó kích OK.

Lúc này bạn có thể sử dụng Group khi thiết lập các điều khoản cho thư mục chia sẻ của mình

Văn Linh (Theo Linuxplanet)

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
Average: 10 (1 vote)
Ảnh của vu hoang

Không một gia đình nào là hoàn hảo… vẫn có cãi vã, vẫn có chiến tranh, thậm chí là sự lạnh lùng trong một thời gian rất dài, nhưng cho đến cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình… nơi tình yêu luôn luôn hiện hữu.

“Cái gọi là duyên phận, chính là trong ngàn vạn người gặp được người cần gặp là anh, trong ngàn vạn năm, giữa mênh mông hoang hoải vô tận của thời gian, không sớm một bước cũng không muộn một bước.”

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Xịt thuốc diệt côn trùng sai quy cách 2016

Xịt thuốc diệt côn trùng sai quy cách 2016

Dùng thuốc diệt côn trùng để diệt côn trùng gây bệnh hiện đang được nhiều người quan tâm trong điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều hiện nay

Một số điều cần tránh khi sử dụng hàm t() trong Drupal 7

Một số điều cần tránh khi sử dụng hàm t() trong Drupal 7

But, if you're writing a module that stores its data outside variables or entities, you might notice a few gaps.

sự kiện lớn nhất Đông Nam Á về Công nghệ Marketing tại TP HCM

Sự kiện lớn nhất Đông Nam Á về Công nghệ Marketing tại TP HCM

Hành vi mua sắm có vẻ như là một sự thay đổi đột ngột, buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải thay đổi mô hình kinh doanh, các hình thức phục vụ khách hàng của mình;

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung