Riêng những vấn đề thuộc về cơ chế chính sách, có thể tạo điều kiện cho ngành và các doanh nghiệp phục hồi hoạt động là đơn vị đều tham mưu, đề xuất.
“Mới đây, tôi đã ký tiếp tờ trình UBND tỉnh để đề xuất tiếp tục miễn phí vé tham quan vịnh Hạ Long, Yên Tử... trong năm 2022. Đối với chính sách liên quan đến sân bay Vân Đồn, chúng tôi cũng đã làm tờ trình miễn phí xe buýt chất lượng cao đưa đón đến hết năm 2024” - ông Thủy cho hay.
Khi chưa có dịch bệnh, một năm Quảng Ninh thu phí tại các khu vực trọng điểm về du lịch khoảng 1.300 tỉ đồng nhưng trước khó khăn, tỉnh đã chủ động miễn toàn bộ các phí tham quan. Tính ra với hoạt động du lịch bình thường, tỉnh đã phải san sẻ gần 1.000 tỉ đồng.
Trên cơ sở cân nhắc thận trọng cơ hội và thách thức khi mở cửa du lịch, từ ngày 21-9, tỉnh Quảng Ninh cũng đã khôi phục hoạt động du lịch nội tỉnh theo lộ trình từng bước chắc chắn, đảm bảo môi trường du lịch an toàn theo 3 tiêu chí: du khách an toàn, hành trình an toàn và điểm đến an toàn.
Chủ động khắc phục những tác động nặng nề của dịch, phần lớn doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, cung ứng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đều tính toán hướng tiếp cận, khai thác nguồn khách nội dồi dào từ các đơn vị ngành than, khu công nghiệp, tập đoàn kinh tế, cơ sở giáo dục tại chính địa bàn tỉnh.
Những chuyến tàu đưa khách nội tỉnh khám phá miền di sản sau nhiều tháng nằm bờ, khai thác lợi thế du lịch biển cùng với nâng cao chất lượng các dịch vụ, nhiều sản phẩm trải nghiệm được đưa vào hoạt động như tham quan vịnh trong ngày trên du thuyền 5 sao, trải nghiệm một ngày làm ngư dân tại làng chài Vung Viêng, khám phá nuôi trồng ngọc trai trên vịnh... nhằm tận dụng chính sách kích cầu miễn 100% vé tham quan, lưu trú của tỉnh.
Chia sẻ cảm nhận khi lần đầu tiên trải nghiệm dịch vụ du thuyền 5 sao trên vịnh Hạ Long, chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi, trú TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết ấn tượng chính là sự khác biệt, mới mẻ và an toàn khiến cả gia đình đều cảm thấy rất hài lòng.
Từ khi khôi phục hoạt động du lịch ngày 21-9 đến nay, du lịch Quảng Ninh đón nhận những tín hiệu tích cực khi lượng du khách nội tỉnh tăng khả quan, đặc biệt trong các dịp cuối tuần. Tại các khu nghỉ dưỡng dần nhộn nhịp trở lại sau thời gian dài vắng bóng du khách vì dịch bệnh.
Thực tế cho thấy, ngay khi được phép mở cửa đón khách trở lại, nhiều đơn vị du lịch tại Quảng Ninh cũng nhanh chóng đón bắt cơ hội phục hồi, chuyển trạng thái thích ứng an toàn, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, phương án kiểm soát phòng dịch cho du khách trong trạng thái bình thường mới.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - giám đốc Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu - cho biết đến nay toàn bộ cán bộ, công nhân viên làm việc tại cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu cũng như các cơ quan chức năng tại cảng như Cảng vụ đường thủy nội địa, Ban quản lý vịnh Hạ Long... đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.
Bên cạnh đó, đơn vị vẫn thường xuyên test COVID-19 sàng lọc cho các cán bộ, công nhân viên để chủ động tầm soát dịch bệnh và phối hợp với các đơn vị chức năng để khi khách đi qua cảng sẽ có một quy trình khép kín, an toàn nhất.
Trong quý IV-2021, Quảng Ninh phấn đấu đón 2 triệu lượt khách trong và ngoài tỉnh để đảm bảo cho sự thành công của cả chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong việc triển khai kế hoạch phục hồi du lịch.
Lấy yếu tố an toàn và kiểm soát hiệu quả rủi ro dịch bệnh, lĩnh vực du lịch phục hồi sẽ đóng góp tích cực, giữ vừng đà tăng trưởng ở mức hai con số, tiếp tục thực hiện thành công “mục tiêu kép” trong năm 2021.
Bình luận (1)
Ai không nên uống nước dừa?
Những người thể trạng âm hàn hoặc mang thai, khi vừa đi nắng về hay trước lúc ngủ thì không nên uống nước dừa để tránh gây hại cho sức khỏe.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3, hiểu về thể trạng bản thân giúp bạn chọn các loại trái cây phù hợp. Do đó, trước khi quyết định uống nước dừa, hãy đảm bảo mình không thuộc các nhóm sau đây:
Thể trạng âm hàn
Nước dừa không phải là sự lựa chọn tốt với người có thể trạng âm hàn (tay chân dễ bị lạnh). Lý do, nước dừa tính mát, uống quá nhiều sẽ gây mất cân bằng "âm dương" của các hoạt động trao đổi chất, làm suy nhược cơ thể và đuối sức.
Mang thai ba tháng đầu
Ba tháng đầu thai kỳ, bào thai thường chưa bám chắc vào thành tử cung của mẹ. Do đó, thai phụ uống nước dừa có tính hàn sẽ làm lạnh cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.
Hội chứng ốm nghén trong giai đoạn này có thể trở nên trầm trọng hơn bởi uống nước dừa thường xuyên sẽ gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.
Vừa đi nắng về
Sau khi hoạt động hay làm việc ngoài trời nắng trở vào nhà, không nên uống ngay nước dừa. Tốt nhất hãy ngồi nghỉ, để thân nhiệt ổn định trở lại rồi mới uống với liều lượng vừa phải, tránh uống "ừng ực" cho đã khát.
Trước khi đi ngủ
Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng, chúng ta cần ngủ sâu 6-8 tiếng. Trước khi đi ngủ uống nhiều nước dừa thì chu trình này sẽ bị gián đoạn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống là buổi sáng hoặc buổi chiều.
Lưu ý khác
Người bệnh tim mạch, đái tháo đường, thận mạn tính, rối loạn điện giải, nhạy cảm với nước dừa, trước khi uống nên tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nước dừa cũng như các loại thực phẩm khác, sử dụng đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, và ngược lại.
Add Comment