Tìm hiểu lịch sử các version của Turbo Pascal

Tìm hiểu lịch sử các version của Turbo Pascal

  1. Version 2.0: So với Pascal chuẩn, Turbo Pascal Version 2.0 có những mở rộng về các biến động, các biến địa chỉ tuyệt đố, Các phép toán trên bit và byte, các phép toán logic trên số nguyên, Kết nối các chương trình với các biến chung,...
  2. Version 3.0: là một hệ thống phát triển gồm những đặc điểm của version 2.0 và có nhiều mở rộng quan trọng như: Bổ sung nhiề thủ tục và hàm chuẩn. Bổ sung một vài dạng đặc biệt mới cho phép tính toán các số thực với độ chính xác lớn,... So với version 2.0 thì version 3.0 có tốc độ dịch gấp đôi.
  3. Version 4.0: có đặc điểm là có thêm một số dữ liệu mới, thực hiện các biểu thức logic nhanh hơn, có nhiều thủ tục và hàm chuẩn về xử lí đồ họa đồ thị màu sắc hình khối cửa sổ,...
  4. Version 5.0 và 5.5: Năm 1989, hãng Borland đưa ra thị trường phiên bản Turbo Pascal Version 5.0 để giới thiệu các thủ tục và hàm tiện nghi. Tiếp đó chưa đầy nữa năm họ đưa ra version 5.5 có thêm cấu trúc hoàn toàn mới, đó là lập trình đối tượng.
  5. Version 6.0: Đặc điểm nổi bậc của version này là giới thiệu thành phần của Turbo vision, một thư viện chương trình cụ thể, định hình có các cửa sổ tiện ích để đối chiếu với nhau.
  6. Version 7.0: Cuối năm 1992, hãng Borland lại đưa ra version 7.0 để chạy trong nhiều hệ điều hành kể cả Windows

Chương trình Pascal

Mọi chương trình Pascal bắt đầu bằng từ khóa Program, cùng với một danh sách tùy chọn các phần mô tả các tập tin ngoài và sau đó là một khối các dòng lệnh nằm giữa các từ khóa Begin và End. Dấu chấm phẩy dùng để tách các dòng lệnh khác nhau, và dấu chấm để báo hiệu kết thúc chương trình (hay đơn vị). Trong mã nguồn Pascal, không phân biệt chữ viết in.

program ChaoThegioi(output);

begin

    writeln('Chao The gioi!');

end.

Pascal, nguyên thể đơn thuần là ngôn ngữ lập trình thủ tục với một loạt các từ khóa chuẩn if, while, for, và các thành phần khác.

Pascal cũng là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc, nghĩa là chuỗi điều khiển được cấu trúc thành các câu lệnh chuẩn, hạn chế tối đa các lệnh go to chuyển hướng lung tung trong cấu trúc chương trình.

while a <> b do WriteLn('Xin cho*`');

if a > b then

    writeln('Tho?a man~ ddie^`u kie^.n')

else

    writeln('Kho^ng tho?a man~ ddie^`u kie^.n');

for i := 1 to 10 do writeln('La(.p: ', i:1);

repeat a := a + 1 until a = 10;

Pascal cấu trúc các chương trình thành các thủ tục và hàm.

program mine(output);

procedure print(var i: integer);

        function next(i: integer): integer;

        begin

            next := i + 1

        end;

    begin

        writeln('To^?ng la`: ', i);

        i := next(i)

    end;

begin

    i := 1;

    while i <= 10 do print(i)

end.

Các thủ tục và hàm có thể lồng vào nhau theo nhiều cấp, và từ program là khối cấu trúc ngoài cùng nhất.

Mỗi khối có thể có khai báo các nhãn goto, hằng, kiểu, biến, cùng với các thủ tục và hàm riêng, tất cả phải tuân theo trình tự đó.

Pascal có các kiểu đơn như integer (số nguyên), character (ký tự), boolean (lô gích), v.v. và enumerations (liệt kê), là kiểu mới được đưa vào Pascal sau này.

 program myprog;

 var

     a: integer;

     b: char;

     c: boolean;

     d: (mot, hai, ba, bon, nam);

Có thể tạo ra bất kỳ "kiểu con" nào từ các kiểu trên.

 var

     x: 1..10;

     y: 'a'..'z';

     z: hai..bon;

Các kiểu có thể được tạo ra từ các kiểu khác bằng cách khai báo kiểu.

program myotherprog; 

 type

     x = integer;

     y = x;

 ...

Hơn thế nữa, các kiểu phức có thể được xây dựng từ các kiểu đơn:

 type

     a = array [1..10] of integer;

     b = record

             a: integer;

             b: char

         end;

     c = file of a;

Các chuỗi ký tự là các dãy kết hợp bắt đầu bằng một chỉ số nguyên là 1.

Pascal cũng hỗ trợ dùng con trỏ:

type

      a = ^b;

      b = record

             a: integer;

             b: char;

             c: a

          end;

 var

      pb : a

Ở đây biến pb là một con trỏ đến kiểu dữ liệu b, là một record. Để tạo record mới và gán các giá trị 10 và A vào các trường a và b trong record, có thể dùng các câu lệnh sau:

new(pb);

   pb^.a := 10;

   pb^.b := 'A';

   pb^.c := nil;

 ...

Danh sách liên kết cũng có thể được tạo ra bằng cách cho một trường kiểu con trỏ (c) vào trong record.

Chương trình "Chào thế giới"

program ChaoThegioi;

 begin

     WriteLn('Chao mung cac ban!');

 end.
Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet
Ảnh của Tommy Tran

Tommy owner Express Magazine

Drupal Developer having 9+ year experience, implementation and having strong knowledge of technical specifications, workflow development. Ability to perform effectively and efficiently in team and individually. Always enthusiastic and interseted to study new technologies

  • Skype ID: tthanhthuy

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Teens Exploring Technology tạo sự khác biệt gì tại South Los Angeles?

Teens Exploring Technology tạo sự khác biệt gì tại South Los Angeles?

Oscar was looking into Drupal as a potential technology to include in the summer coding academy his organization holds every year.

Sự kiện Drupal: Global Training Day - 14/12/2013

Sự kiện Drupal: Global Training Day - 14/12/2013

Hưởng ứng phong trào Thế gian tìm hiểu Drupal, nhóm Drupal Vietnam chúng ta sẽ tổ chức một workshop nho nhỏ để giới thiệu cộng đồng biết đến cái mã nguồn mạnh mẽ này.

Hướng dẫn custom entity reference: Drupal & Entity reference

Hướng dẫn custom entity reference: Drupal & Entity reference

There are some good examples out there on how to create a custom Entity reference Behaviour plugin, but not so much for Selection handlers.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung