- Posted by: Tommy Tran
- Sun, 10/04/2022, 21:22 (GMT+7)
- Địa điểm ăn chơi, giải trí
- 1 Bình luận
Người Đà Lạt sống trên mây
Nhiều người cứ bảo: "người Đà Lạt sống trên mây", ừ thì đều có lí do cả.
Photo:chú Phạm Anh Dũng
Nhiều người cứ bảo: "người Đà Lạt sống trên mây", ừ thì đều có lí do cả.
Photo:chú Phạm Anh Dũng
Bình luận (1)
Doanh nghiệp sản xuất 'gồng' lỗ, cắt giảm lao động
Các doanh nghiệp sản xuất đang phải gồng lỗ khi đơn đặt hàng sụt giảm, hàng bán ra không có người mua, phải ký gửi.
Sở hữu nhà xưởng quy mô 150 công nhân ở TP Thủ Đức (TP HCM), chị Phạm Thị Oanh, Giám đốc doanh nghiệp chuyên sản xuất giày dép cho thị trường nội địa cho biết, từ đầu năm đến nay sụt giảm 60% doanh số so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, 3 tháng nay công ty đã lỗ hàng tỷ đồng. Công nợ từ đối tác, đại lý cũng đang bủa vây.
"Chưa khi nào sức mua ì ạch như năm nay. Các doanh nghiệp cùng ngành với tôi đang có nguy cơ phá sản vì đơn đặt hàng nhỏ giọt, giảm tới 90%. Hàng bán ra không có người mua", chị Oanh cho biết.
"Gồng lỗ" từ quý IV/2022 đến nay, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Tổng giám đốc Công ty cổ phần gỗ Việt Âu Mỹ cho biết, sức mua nội địa èo uột, các đơn hàng xuất khẩu ở các thị trường chính là Anh, Mỹ ngày càng teo tóp. Trong khi đó, đối tác nhập khẩu của công ty ông tại Anh liên tục gặp khó và đã phá sản trong quý I năm nay.
"Từ đầu năm đến nay có lúc chúng tôi cũng phải dừng hoạt động 7-10 ngày vì các công đoạn sản xuất không đủ nguyên liệu đầu vào hoặc thiếu đơn hàng", ông Tuấn bộc bạch.
Ngoài đơn hàng giảm, theo ông Tuấn, doanh nghiệp còn gặp hàng loạt khó khăn vì dòng tiền tắc nghẽn. Các ngân hàng siết room tín dụng, giải ngân chậm, lãi suất tăng cao. Còn hoạt động sản xuất bị tác động dây chuyền.
"Chúng tôi đang gặp khó ở nhiều phía. Trong đó, các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty lại cạn vốn nên họ ưu tiên thu hồi công nợ. Còn đối tác mua hàng thì xin giãn nợ vì sức mua yếu", ông Tuấn chia sẻ.
Bớt khó khăn hơn so với 2 doanh nghiệp trên, nhưng tại Việt Thắng Jeans, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Văn Việt cũng đang chịu áp lực lớn khi những khoản nợ cũ đã đến hạn hoặc chuẩn bị đáo hạn.
Là đơn vị tự phát triển sản phẩm rồi tự bán hàng nên công ty ông đang phải bán ký gửi tại các đối tác chứ không thể "mua đứt bán đoạn" như trước. Trong khi đó, sức mua nội địa và quốc tế yếu khiến tồn kho cao.
Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) cho biết, có 8 ngành nghề kinh doanh đang trong vòng vây khó khăn. Ngoài bị thua lỗ, giảm đơn hàng, nhiều đơn vị đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Chia sẻ với VnExpress
Ông Đinh Hồng Kỳ - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội SACA cho biết, qua khảo sát của hiệp hội có đến 40% doanh nghiệp trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất hoạt động "thoi thóp", thậm chí tê liệt hoặc ngừng hoạt động. Dự báo, nếu thị trường không có dấu hiệu phục hồi, sẽ có 50% doanh nghiệp phá sản.
Do đó, các doanh nghiệp cho biết họ đang phải sa thải 20-40% lao động, đồng thời giảm giờ làm để duy trì dòng tiền và hoạt động kinh doanh. Trong đó, nhóm vật liệu xây dựng có công ty chỉ duy trì sản xuất 2-3 ngày một tuần. Nhóm gỗ và các sản phẩm từ gỗ duy trì sản xuất 4-5 ngày một tuần.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn cho hay nếu năm ngoái nhà máy sản xuất có khoảng 300 nhân viên, hết quý I chỉ duy trì 200 nhân viên. Nếu trước đây họ làm 8 giờ một ngày và tăng ca thêm gần 50 giờ mỗi tháng, nay không tăng ca, nghỉ đủ 2 ngày cuối tuần. Thu nhập của người lao động giảm 30% so với cùng kỳ.
Tương tự, tại xưởng sản xuất của chị Oanh, toàn bộ người lao động phổ thông, văn phòng bị cắt giảm tới 20%. Nhiều lao động có tay nghề cao cũng phải chịu mức thu nhập giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Tôi đã cố gắng tiết giảm ở mức vừa đủ vì không lỡ sa thải người lao động gắn bó lâu năm. Hiện nay, công ty cố gắng kinh doanh qua nhiều kênh để có thể hoàn vốn, thêm dòng tiền tạo việc làm cho người lao động trong bối cảnh khó khăn", chị Oanh bộc bạch.
Trước đó, tháng 2, Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam ở quận Bình Tân với khoảng 50.500 lao động cắt giảm hơn 2.000 công nhân do đơn hàng sụt giảm. Hay như Công ty TNHH R.L VN, chuyên sản xuất giày da ở Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức), cũng phải giảm hơn 2.000 lao động qua hình thức không tái ký hợp đồng lao động. Trong khi đó, tại nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương, nhiều công ty phải cho lao động nghỉ thêm ngày thứ Bảy trong tuần và được hưởng lương nghỉ việc.
Báo cáo của Sở Lao động Thương Binh Xã hội Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM cho thấy, số lượng doanh nghiệp kết nối tuyển dụng lao động với các trung tâm tuyển dụng không sôi nổi như năm ngoái. Trong khi đó, số lượng các ứng viên tham gia tuyển dụng khá đông. Điều này cho thấy tình trạng lao động thiếu việc làm gia tăng.
Trong khảo sát hơn 100 doanh nghiệp mới đây ở TP HCM của HUBA, nhiều đơn vị đang dừng ký hợp đồng lao động với số lượng lớn. HUBA đánh giá đây là điều bất thường so với các năm trước. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp có mức lương bình quân trên 10 triệu đồng một tháng giảm từ 80% của quý II/2022 xuống còn 65% của quý này. Đây là tín hiệu báo động của thị trường lao động đối diện nhiều khó khăn sắp tới.
Để sống sót và duy trì hoạt động, các doanh nghiệp cho biết điều quan trọng nhất là duy trì dòng tiền. Ngoài các phương án co cụm sản xuất, tiết giảm lao động, giảm giờ làm, chi phí, doanh nghiệp cần được hỗ trợ nhiều về mặt chính sách.
Trong đó, ông Tuấn đề nghị Nhà nước tung ra chính sách giãn nợ, giảm lãi suất và khuyến khích cho vay với lãi suất thấp với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đang dần phục hồi. Trong đó, với các doanh nghiệp vay vốn thời hạn 5-7 năm có thể kéo dài thêm 7-8 năm.
Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp đang phải gồng lỗ, nợ bảo hiểm xã hội 2-3 tháng, Nhà nước cần cho họ giãn, chậm đóng bảo hiểm nhưng vẫn đảm bảo chính sách cho người lao động để cùng nhau vượt khó.
Đồng quan điểm, ông Kỳ cho rằng, Nhà nước nên khẩn trương có các thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Bởi lẽ, các văn bản mặc dù đã ra nhưng không có thông tư hướng dẫn về giải ngân, vay vốn các ngân hàng sẽ không dám triển khai.
Bên cạnh đó, Nhà nước nên đẩy mạnh các dự án đầu tư công để các doanh nghiệp tiếp cận và có cơ hội tạo công ăn việc làm cho người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao, sức mua yếu.
Bổ sung các đề xuất, HUBA đề nghị TP HCM đẩy mạnh các chương trình kích cầu, xúc tiến thương mại để tăng mãi lực thị trường. Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp tại các tỉnh, thành thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, trên cơ sở tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát huy thế mạnh từng địa phương.
Về xuất khẩu, thành phố cần thiết lập kênh kết nối định kỳ với cơ quan thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, nhằm thúc đẩy sự tăng cường hợp tác, đầu tư, giao thương Việt Nam với nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn các cơ quan sứ quán triển khai công cụ trực tuyến, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp cải thiện năng lực xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường mới còn nhiều tiềm năng.
Trước tâm thế gồng mình để vượt khó, các doanh nghiệp đánh giá, môi trường kinh doanh vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu tươi sáng nào từ nội địa cũng như quốc tế. Trong khi đó, lượng đơn đặt hàng, sức mua từ các thị trường lớn như Mỹ, EU có dấu hiệu đi xuống. Do đó, các doanh nghiệp dự báo khó khăn có thể kéo dài hết năm nay, thậm chí sang quý I/2024.
Add Comment