Google cho dùng thử Bard AI

Chatbot AI của Google thừa nhận đạo văn

Ngay khi Google tung bản thử nghiệm, chatbot Bard đã cho biết mình lấy nội dung ở những nơi khác mà không trích dẫn nguồn.

Avram Piltch, biên tập viên trang công nghệ Tom's Hardware, đăng ký thành công Bard ngay sau khi chatbot này cho dùng thử giới hạn tại Mỹ và Anh. Ông hỏi AI: "Trong hai mẫu Intel Core i9-13900K và AMD Ryzen 9 7950X3D, CPU nào nhanh hơn?".

Logo Google hiển thị trên smartphone, đằng sau là biểu tượng Bard AI

Piltch cho biết, ban đầu ông nghĩ mình sẽ nhận được một bảng so sánh chi tiết thông số của hai chip từ Bard AI. Thế nhưng, kết quả trả về là nội dung trích dẫn từ chính bài viết trên Tom's Hardware mà Piltch đã biên tập. Dù lấy đa phần nội dung, AI của Google không ghi lại nguồn, thậm chí lấy cả cụm "trong bài thử nghiệm của chúng tôi".

Piltch hỏi lại: "Khi nói 'thử nghiệm của chúng tôi', bạn đang đề cập đến ai?". Sau đó, Bard trả lời thử nghiệm được thực hiện bởi Tom's Hardware.

"Tức là bạn đang đạo văn?", ông hỏi.

"Vâng, những gì tôi đã làm là một kiểu đạo văn", AI đáp. Công cụ này cũng nói đáng lẽ ra nó phải đề cập nguồn thông tin trong phản hồi của nó.

Theo đánh giá của Piltch, AI của Google đã phạm phải một trong những điều tồi tệ trên môi trường Internet là đạo nội dung. Việc cung cấp một đoạn nội dung không nguồn gốc có thể khiến nhiều người hiểu lầm AI đang sáng tạo dựa trên thông nó thu thập và tin tưởng, không kiểm tra lại.

>> Tìm hiểu nguồn thu chính của các trang khiêu dâm mới nhất 2020

>> Dịch Vụ Tăng View, Sub, Like, Cmt Youtube và Facebook nhanh Uy tín có Bảo Hành

>> Xây dựng chiến lược phễu khách hàng từ sự hỗ trợ đa kênh

>> Google Adwords - chia sẻ 10 lỗi mà Google thẳng thừng disapprove

Trong thử nghiệm tiếp theo về thời lượng pin iPhone 14 Pro Max, Bard AI có dẫn nguồn PhoneArena với 12 tiếng 40 phút. Dù vậy, trích dẫn này lại không chính xác khi đây là kết quả từ MacWorld.

Tom's Guide cũng thử yêu cầu Bard AI viết một email lừa đảo. Công cụ của Google nhanh chóng đáp ứng bằng cách soạn email dụ một người nhấp vào liên kết giả. Phần tên người sẽ gửi, website và tên công ty giả được để trống để người dùng điền vào. Trong khi đó, khi đặt yêu cầu tương tự, GPT-4 của OpenAI và Claude của Anthropic đều từ chối với lý do "phi đạo đức".

Google chưa đưa ra phản hồi về thử nghiệm trên. Trước đó, khi công bố Bard AI, Google cũng thông báo "Không phải lúc nào Bard cũng đúng" nhằm khuyến cáo người dùng về độ chính xác trong câu trả lời. Hãng thừa nhận trong giai đoạn thử nghiệm, Bard vẫn có thể trả lời sai về kiến thức khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản trong khi câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Người dùng có thể nhấn nút dislike để phản ánh về câu trả lời chưa tốt.

Bard được Google giới thiệu đầu tháng 2, nhưng khi đó chỉ cho sử dụng nội bộ, trong bối cảnh công ty đối mặt với những thách thức ở mảng tìm kiếm. Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, cho biết công ty nhận thấy AI còn nhiều hạn chế, nên vẫn đang cân nhắc về tốc độ triển khai rộng rãi ra công chúng.

Bard cung cấp câu trả lời văn bản

Người dùng có thể đăng ký trải nghiệm Bard, công cụ chatbot AI được Google công bố tháng trước để đối đầu với ChatGPT.

Trên website, Google mô tả Bard, được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ LaMDA, sẽ là "cộng tác viên sáng tạo và hữu ích, giúp người dùng nâng cao trí tưởng tượng, tăng năng suất và biến ý tưởng thành hiện thực". Tuy nhiên, Bard hiện mới chỉ hoạt động tại Mỹ và Anh.

Trong thử nghiệm của Reuters, Bard cung cấp câu trả lời văn bản ngay lập tức, thay vì hiển thị từng từ một như ChatGPT. Nó cung cấp ba phiên bản khác nhau, hoặc "bản nháp" của bất kỳ câu trả lời nào. Người dùng có bấm vào nút "Google it" nếu muốn xem kết quả tìm kiếm bằng phương pháp tra cứu thông thường.

Google cũng bổ sung thông báo "Không phải lúc nào Bard cũng đúng" nhằm khuyến cáo người dùng về độ chính xác trong câu trả lời. Hãng thừa nhận trong giai đoạn thử nghiệm, Bard vẫn có thể trả lời sai về kiến thức khoa học, hay đưa ra 9 đoạn văn bản trong khi câu hỏi yêu cầu 4 đoạn văn bản. Người dùng có thể nhấn nút dislike để phản ánh về câu trả lời chưa tốt.

Bard được Google công bố đầu tháng 2, nhưng hiện mới bắt đầu cho thử nghiệm rộng rãi.

Bard được Google giới thiệu đầu tháng 2, nhưng chỉ thử nghiệm nội bộ, trong bối cảnh công ty đối mặt với những thách thức ở mảng tìm kiếm (Search). Jack Krawczyk, Giám đốc sản phẩm cấp cao của Google, cho biết công ty nhận thấy AI còn nhiều hạn chế, nên vẫn đang cân nhắc về tốc độ triển khai rộng rãi ra công chúng.

Việc ChatGPT được OpenAI tung ra cuối năm ngoái và bất ngờ gây sốt đã tạo ra một cuộc đua nước rút trong ngành công nghệ. Giới chuyên gia tin AI sẽ định hình lại cách con người làm việc và tương tác trên Internet.

Tuần trước, Google cũng công bố tích hợp AI vào các ứng dụng Workspace như Docs, Gmail, Sheets, Slides để hỗ trợ người dùng soạn thảo nội dung nhanh chóng. Hãng cũng công bố quan hệ đối tác, cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây và chip TPU tùy chỉnh cho Midjourney. Google khẳng định phát triển AI có trách nhiệm và trao quyền kiểm soát cho người dùng trong việc sử dụng hợp lý các sản phẩm của công ty.

Chatbot Google trả lời sai ngay trong ngày ra mắt

Chatbot Bard trả lời sai một câu hỏi kiến thức ngay trong đoạn giới thiệu của CEO Sundar Pichai, góp phần khiến Google mất 100 tỷ USD giá trị.

Trên blog của Google ngày 6/2, CEO Sundar Pichai lần đầu giới thiệu đến công chúng về Bard. Đây là chatbot đang trong giai đoạn thử nghiệm, được cho là để cạnh tranh với ChatGPT từ OpenAI. Được giới thiệu là mang đến những "phản hồi mới, chất lượng cao", Bard lại bị phát hiện đưa ra câu trả lời không chính xác ngay trong lần đầu xuất hiện.

Cụ thể, trong bài viết, Pichai nói Bard "có thể là bệ phóng cho sự tò mò". Ông lấy ví dụ chatbot này có thể giải thích về kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của NASA cho một đứa trẻ, thông qua câu hỏi: "Những khám phá mới nào từ kính viễn vọng không gian James Webb mà tôi có thể nói với đứa con 9 tuổi của mình?"

Đáp lại, Bard đưa ra ba gợi ý mà một đứa trẻ 9 tuổi có thể thích, trong đó có câu: "JWST đã chụp bức ảnh đầu tiên của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời. Những thế giới xa xôi này được gọi là exoplanet".

Theo Telegraph, câu trả lời này không chính xác. Những hành tinh ngoài hệ mặt trời đúng là được gọi với tên "exoplanet", tuy nhiên bức ảnh đầu tiên về một exoplanet được chụp bởi hệ thống kính viễn vọng Very Large Telescope đặt tại Chile, không phải James Webb. Hình ảnh và thông tin về bức ảnh này hiện được đăng trên trang web của NASA.

Hành tinh có tên 2M1207b, có kích thước bằng khoảng năm lần Sao Mộc và nằm cách Trái đất 170 năm ánh sáng. Nó được chụp lại từ năm 2004. Trong khi JWST năm 2021 mới đi vào hoạt động.

Nhiều chuyên gia về thiên văn học cũng lên tiếng về câu trả lời của Bard. Nhà vật lý thiên văn Grant Tremblay khẳng định "hình ảnh đầu tiên về một hành tinh ngoài hệ mặt trời không phải do JWST chụp". Trong khi đó, Bruce Macintosh, Giám đốc đài thiên văn Đại học California, cho biết ông từng chụp ảnh một exoplanet từ 14 năm trước khi JWST được phóng lên.

Cổ phiếu của của Alphabet, công ty mẹ Google, đã giảm 8%, tương đương khoảng 100 tỷ USD sau khi lỗi trên bị phát hiện. Đến 9/2, câu trả lời được tạo ra với Bard này vẫn còn trên trang blog của Google.

Logo Google trên một toà nhà văn phòng tại Irvine, California.

Logo Google trên một toà nhà văn phòng tại Irvine, California.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh có những lo ngại sự phổ biến của các AI như ChatGPT có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch, do phần lớn AI ngôn ngữ chưa thể phân biệt được tính đúng sai. Trong thông báo ra mắt công cụ tìm kiếm Bing tích hợp AI tương tự ChatGPT, Microsoft cũng nhấn mạnh AI "có thể xảy ra những bất ngờ và sai sót". Google được cho là đã lường trước về vấn đề này, nhưng vì sự phổ biến quá nhanh của ChatGPT, nên hãng phải hé lộ sớm về Bard.

Các chatbot như ChatGPT, Bard đều được đào tạo từ các nguồn dữ liệu có sẵn. Trong đó, một trong những nguồn được dùng để dạy ChatGPT là Wikipedia. Google chưa nói cách phần mềm được đào tạo, tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán hãng có thể cũng dùng một số nguồn dữ liệu tương tự đối thủ.

Phản hồi với The Verge, người phát ngôn của Google cho biết "điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình kiểm tra nghiêm ngặt". Công ty sẽ khởi động chương trình Người kiểm tra đáng tin cậy vào tuần sau, kết hợp phản hồi từ người ngoài và nội bộ hãng để đảm bảo các câu trả lời của Bard "đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, độ an toàn và có căn cứ của thông tin trong thế giới thực".

Nhân viên Google chế giễu 'sếp' sau khi ra mắt Bard AI

Nhân viên Google được cho là đang chế ảnh châm biếm công ty và CEO Sundar Pichai sau sự ra mắt của Bard - đối thủ của ChatGPT.

Theo CNBC, các bức ảnh chế (meme) đang lan truyền trong nội bộ Google, nhằm chỉ trích việc Bard được giới thiệu quá vội vàng và gây tai tiếng, thổi bay 100 tỷ USD vốn hóa của công ty.

"Kính gửi CEO Sundar, việc ra mắt Bard và cả việc sa thải đã diễn ra vội vàng, thất bại và thiển cận. Vui lòng thu hồi quyết định để có một triển vọng dài hạn", một meme gắn hình CEO Google có nội dung. Hồi tháng 1, các nhân viên công ty cũng chia sẻ meme an ủi nhau khi 12.000 người bất ngờ bị cho nghỉ việc qua email.

Quyết định cắt giảm nhân sự giúp giá cổ phiếu của hãng tăng 3%. Tuy nhiên, sau khi chatbot Bard bị phát hiện đưa ra câu trả lời sai ngay trong ngày ra mắt, cổ phiếu công ty lập tức giảm 8%.

Một meme phổ biến khác là logo chữ G nằm trong một thùng rác bốc cháy, kèm các bài viết nhận xét Pichai và ban quản lý cấp cao "thiển cận một cách hài hước và không phải người của Google".

"Việc Bard mắc lỗi cho thấy tầm quan trọng của quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, điều mà chúng tôi sẽ khởi động trong tuần này thông qua chương trình dành cho các nhà thử nghiệm", một phát ngôn viên của Google nói với Insider. Ngoài ra, hãng cho biết sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài và thử nghiệm nội bộ để đánh giá thận trọng về Bard.

Cuối năm ngoái, hãng đã thực hiện một số hành động quan trọng, như ban hành "mã đỏ" sau sự phổ biến của ChatGPT. Gần đây, gã khổng lồ công nghệ còn lo lắng hơn nữa khi công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft tích hợp trí tuệ nhân tạo của OpenAI.

Một cựu kỹ sư của Google đã lên Twitter nói về việc hãng hời hợt, thiếu nghiêm túc, không coi trọng triển vọng của AI, khi chỉ công bố Bard cùng với các sản phẩm đã cũ tại một sự kiện nhỏ Paris ngày 8/2 thay vì trụ sở chính ở Thung lũng Silicon.

Trong khi đó, với việc bổ sung công nghệ đằng sau ChatGPT, ứng dụng Bing trên App Store đã tăng từ hạng 142 vào ngày 7/2 lên vị trí thứ 4 chỉ sau ba ngày, theo dữ liệu của Apptopia. Số lượt tải xuống ứng dụng Bing đã tăng lên 102.952 vào ngày 9/2, gấp 8,6 lần so với trung bình trước đó.

Trong khi đó, số lượt tải xuống ứng dụng Google vẫn giữ ổn định trong khoảng 300.000-320.000 lượt mỗi ngày trong cùng thời gian.

Google cảnh báo chatbot AI có thể bịa đặt

Prabhakar Raghavan, đứng đầu mảng Google Search, cho rằng các chatbot AI hiện tại có thể tạo ra cạm bẫy về thông tin với người dùng.

"Loại trí tuệ nhân tạo mọi người đang đang thảo luận đôi khi có thể dẫn đến một thứ gọi là ảo giác", Raghavan, Phó chủ tịch cấp cao của Alphabet và lãnh đạo bộ phận tìm kiếm Google Search, trả lời Welt am Sonntag (Đức) ngày 10/2. "Điều này thể hiện qua việc máy móc có thể cung cấp câu trả lời thuyết phục nhưng hoàn toàn bịa đặt".

Raghavan cho biết Google nhận thấy sự cấp bách khi giới thiệu Bard AI, nhưng cũng muốn tỏ ra thận trọng vì "không muốn đánh lừa công chúng".

Nhận xét của Raghavan được đưa ra trong bối cảnh Google vừa ra mắt Bard AI, chatbot với các tính năng tương tác giống con người và được xem là đối thủ của ChatGPT. Dù không nhắc đến, Reuters cho rằng Raghavan có vẻ đang ám chỉ sản phẩm của OpenAI.

Trước đó, chính Mira Murati, CTO của OpenAI, cũng thừa nhận điểm yếu lớn nhất của ChatGPT là "có khả năng bịa ra sự thật, không phải câu trả lời lúc nào cũng đúng".

Murati giải thích, về cơ bản ChatGPT là một mô hình đàm thoại lớn, một mạng nơron cỡ đại được đào tạo để có thể "đoán và nối từ" nhằm tiếp nối câu chuyện với người dùng một cách mạch lạc. Người sử dụng cũng có thể "dạy" ChatGPT câu trả lời chính xác cũng như cập nhật kiến thức mới. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro là người dùng có thể cố tình đưa vào ChatGPT thông tin sai lệch.

Bard AI ra mắt giữa tuần trước, nhưng đã trả lời không chính xác ngay trong lần đầu, khiến giá trị cổ phiếu của Google giảm 8%, tương đương 100 tỷ USD. Bên trong Google, Bard cũng không được đánh giá cao. Nhân viên công ty được cho là đang chế ảnh châm biếm CEO Sundar Pichai vì quá vội vàng và gây tai tiếng khi giới thiệu AI này.

ChatGPT được đánh giá đang đẩy Google vào thế khó. "Dù Bing chỉ chiếm 9% thị trường tìm kiếm, việc tích hợp công cụ và thuật toán ChatGPT độc đáo có thể dẫn đến sự dịch chuyển thị phần lớn hơn khỏi Google và hướng tới Bing thời gian tới", nhà phân tích Dan Ives của Wedbush viết trên Twitter ngày 7/2.

Trong khi đó, Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft, tiếp tục đánh giá cao ChatGPT trên Handelsblatt ngày 10/2. Ông cho rằng đây là chatbot phản hồi tốt nhất các câu hỏi của người dùng, thậm chí còn ví sự phát triển của AI này cũng quan trọng như sự phát triển của Internet.

"Đến nay, AI có thể đọc và viết, nhưng không thể hiểu nội dung", tỷ phú Mỹ nói. "Tuy nhiên, các chương trình mới như ChatGPT sẽ cải thiện hiệu quả của nhiều tác vụ văn phòng, chẳng hạn giúp viết hóa đơn hoặc email. Điều này sẽ thay đổi thế giới của chúng ta".

Đây không phải là lần đầu tỷ phú công nghệ Mỹ nhắc đến ChatGPT. Đầu tháng này, trả lời Forbes, ông cũng đánh giá sự trỗi dậy của chatbot AI như ChatGPT có ý nghĩa quan trọng như "buổi bình minh của Internet hay sự phát triển của máy tính cá nhân".

"AI sẽ được tranh luận và là chủ đề nóng nhất của 2023", ông dự đoán.

ChatGPT và Bard AI ngốn tiền thế nào

Google ước tính mất hàng tỷ USD để vận hành Bard như một công cụ tìm kiếm, đắt đỏ gấp 10 lần so với thông thường.

"Mỗi truy vấn trên AI như chatbot Bard có thể khiến công ty tốn phí gấp 10 lần so với tìm kiếm thông tin bằng từ khóa trên Google Search", John Hennessy, Chủ tịch Alphabet, nói với Reuters. "Nguyên nhân là tìm kiếm qua mô hình ngôn ngữ lớn đòi hỏi nhiều sức mạnh tính toán và điện năng tiêu thụ".

Ông Hennessy cũng nhấn mạnh chi phí cho AI có thể giảm theo thời gian nếu được tinh chỉnh và tối ưu hóa về hiệu năng. Tuy vậy, quá trình này sẽ cần nhiều năm để hoàn thiện, từ sức mạnh chip xử lý, lượng dữ liệu để đào tạo AI đến khả năng vận hành và năng lượng.

Theo giới phân tích, các chatbot AI như ChatGPT của OpenAI hay Bard của Google sẽ ngốn hàng tỷ USD chi phí trong vài năm trước khi các công ty có thể thực sự kiếm lời. Morgan Stanley ước tính Google Search xử lý 3,3 tỷ truy vấn năm ngoái. Giả sử Bard thực hiện một nửa số truy vấn đó, hãng sẽ phải chi thêm 6 tỷ USD hoặc hơn thế nữa nếu độ dài câu trả lời quá 50 từ.

Trong khi đó, theo SemiAnalysis, công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ chip, để bổ sung AI kiểu ChatGPT vào công cụ tìm kiếm, Google cũng phải tốn ba tỷ USD để đầu tư hệ thống chip Tensor Processing Units (TPU) cùng hạ tầng đi kèm.

Thực tế, điều khiến chi phí cho tìm kiếm bằng AI đắt hơn các mô hình hiện tại là do sức mạnh tính toán. Các công cụ tìm kiếm thông thường không đòi hỏi nhiều về khả năng xử lý, chỉ cần quét toàn bộ website và đưa ra các kết quả liên quan dưới dạng đường link. Tuy nhiên, hệ thống truy vấn AI cần chip có khả năng tính toán nhanh để xử lý thông tin, truyền đạt dưới dạng văn bản phức tạp. Ngoài ra, các cỗ máy này cũng tiêu tốn điện hơn bình thường.

Logo Bing, Google và ChatGPT hiển thị trên smartphone.

Trước đó, Tom Goldstein, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Maryland, cũng cho rằng OpenAI có thể đã phải tiêu tốn ít nhất 100.000 USD mỗi ngày để vận hành ChatGPT. Ước tính của ông được đưa ra khi ChatGPT chưa quá phổ biến, nên con số thực tế có thể cao hơn nhiều lần, trong bối cảnh siêu AI này đã có hơn 100 triệu người dùng.

Theo SemiAnalysis, các công ty sẽ phải tính toán để cỗ máy hoạt động được vài năm thay vì chỉ chạy đua trong thời gian ngắn. Do đó, các "ông lớn" chưa mạnh tay cho tìm kiếm AI dưới dạng chatbot kiểu ChatGPT.

Paul Daugherty, CTO hãng công nghệ Accenture, cho rằng chi phí là một trong hai lý do chính khiến các gã khổng lồ tìm kiếm và truyền thông xã hội có hàng tỷ người dùng chưa tung ra chatbot trong một sớm một chiều. "Một là độ chính xác, hai là phải mở rộng quy mô đúng cách", ông nói.

Alphabet hiện đối mặt với áp lực phải chấp nhận rủi ro khi các mô hình AI tìm kiếm bắt đầu phát triển và có nguy cơ đe dọa thị phần của công ty. Trong số đó, đối thủ Microsoft đã tung ra Bing AI dựa trên ChatGPT và tuyên bố "cuộc chiến mới đã bắt đầu".

Fivestar: 
Average: 5 (1 vote)