Tối ưu hóa hiệu ứng KDE cho Desktop

Tối ưu hóa hiệu ứng KDE cho Desktop

KDE (chữ viết tắt của K Desktop Environment) là một môi trường màn hình nền hiện đại trên các máy vi tính chạy dưới hệ điều hành UNIX/Linux và cũng chạy được trên Microsoft Windows và Mac OS thông qua Cygwin và Fink. KDE được viết ra với mục đích tạo ra một môi trường làm việc dễ dàng, và tiện nghi giống như các môi trường làm việc khác mà chúng ta thường thấy dưới hệ điều hành Mac OS hoặc Microsoft Windows.

Đi chung với bộ phần mềm GNU/Linux, UNIX/KDE lập nên một nền tảng phần mềm hoàn toàn tự do. Cũng như GNU/Linux, mã nguồn của KDE được phổ biến rộng rãi và bất cứ ai cũng có thể góp phần xây dựng nó. Trong khi KDE vẫn còn chỗ cho nhiều cải tiến mới, cộng đồng KDE tin rằng họ đã tạo nên một sự lựa chọn khác có khả năng thay thế vài phần mềm thương mại bao gồm hệ điều hành và môi trường màn hình nền phổ biến hiện nay.

Mặc dù vậy, do sự thiếu hợp tác của các nhà sản xuất chip đồ họa và sự phát triển chậm của các trình điều khiển mã nguồn mở mà mỗi người lại có sự trải nghiệm khác nhau.

KDE có nhiều thiết lập mà bạn có thể tinh chỉnh lại nhằm đạt hiệu suất cao hơn cho hiệu ứng trên máy tính để bàn. Tuy nhiên không có giải pháp nào có thể khắc phục mọi vấn đề, thậm chí bạn có hai máy tính dùng hai chip đồ họa của cùng một nhà sản xuất nhưng model khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau. Mục đích của bài viết này là giúp các bạn hiểu về những thiết lập của nó, qua đó tùy vào trường hợp của mình mà áp dụng để có được hiệu suất cao nhất.

Kích hoạt hiệu ứng Desktop

Nhiều bản distributions của Linux cho phép hiệu ứng KDE kích hoạt theo mặc định. Nếu distribution của bạn không nhận được hiệu ứng này, hãy kiểm tra các thiết lập sau:

  • Mở “System Settings” từ K-menu hoặc nhấn Alt+F2, nhập vào “System Settings”.
  • Dưới Workspace AppearanceBehavior, kích “Desktop Effects”.
  • Đánh dấu tích vào hộp “Enable desktop effects”.

Tối ưu hóa hiệu ứng KDE cho Desktop

Nếu bạn không thể đánh dấu vào hộp này KDE thông báo nó chưa được kích hoạt, có thể card đồ họa của bạn đã bị liệt vào danh sách đen của KDE. Để giải quyết vấn đề này bạn cần chỉnh sửa ~/.kde/share/config/kwinrc bằng tay. Sử dụng dòng lệnh dưới đây từ terminal:

kwriteconfig -file kwinrc -group Compositing -key Enabled true
kwriteconfig -file kwinrc -group Compositing -key OpenGLIsUnsafe false
kwriteconfig -file kwinrc -group Compositing -key CheckIsSafe true

Cấu hình nâng cao

Những cấu hình trong tab Advanced của “Desktop Effects” cho phép bạn tinh chỉnh hệ thống hiệu ứng của mình, giúp nó làm việc tốt hơn với card đồ họa. Lưu ý rằng, một số cài đặt có thể gây sự cố màn hình không thể đọc hoặc gây hiệu ứng bị ngưng hoạt động. Nhưng bạn có thể yên tâm bởi tất cả thay đổi này đều sẽ được phục hồi trở lại nếu không chắc chắn.

Tối ưu hóa hiệu ứng KDE cho Desktop

1. Thiết lập Compositing type

Tại mục Compositing type bạn sẽ có hai lựa chọn: OpenGL (3D) và XRender (2D). Theo kinh nghiệm cho thấy, card đồ họa với phần cứng và trình điều khiển 3D tốt nên sử dụng OpenGL. Thương hiệu card của Nvidia và AMD thường thuộc thể loại này, mặc dù trình điều khiển AMD/ATI có thể khác nhau trong hiệu suất phụ thuộc vào độ tuổi của card đó.

Tuy nhiên riêng với card đồ họa của Intel gần đây đã xuống cấp rất nhiều, và hiệu suất 3D bị giảm xuống đáng kể. Do đó với card của Intel được khuyến cáo sử dụng tùy chọn XRender cho đến khi các trình điều khiển được cải thiện. Điểm hạn chế của hiệu ứng 2D là một số hiệu ứng quan trọng khác sẽ bị vô hiệu hóa, chẳng hạn như Desktop Cube hay Cover Switch. Bạn chỉ còn trải nghiệm những hiệu ứng như Transparency, Shadows Desktop Grid.

Ngoài ra, nếu bạn muốn các hiệu ứng được kích hoạt sẽ không gặp vấn đề gì, đánh dấu vào hộp chọn “Disable functionality checks”. Điều này có thể trợ giúp nếu một số hiệu ứng làm việc với card nhưng không được hỗ trợ.

2. Keep window thumbnails

Trong hầu hết các tình huống, bạn có thể chọn “Only for Shown Windows”. Nếu gặp bất kỳ sựu cố nào đó bạn hoàn toàn có thể vô hiệu hóa nó.

3. Scale method

Tùy chọn này thể hiện tốc độ so với chất lượng, và chỉ có con mắt thật tinh tường mới có thể nhận ra sự khác biệt của chúng. “Crisp” sẽ nhanh hơn và có sự cứng nhắc, còn “Smooth” sẽ chậm và bóng bẩy hơn.

Nếu bạn nghĩ rằng tạm ngừng hiệu ứng deskop sẽ giúp tăng hiệu suất, có thể đánh dấu vào “Suspend desktop effects for fullscreen windows”. Điều này đem lại hiệu quả đối với một số games và video.

4. OpenGL mode

Mục này có ba chế độ thiết lập:

Texture from Pixmap: Trong chế độ này các kết cấu sẽ được lưu trữ trực tiếp trong bộ nhớ của card đồ họa, do đó sẽ nhanh hơn khi lưu trong bộ nhớ hệ thống.

Shared memory: Chế độ này sẽ chia sẻ vị trí lưu trữ các kết cấu cho cả bộ nhớ hệ thống lẫn card đồ họa (trong trường hợp Pixmap không hoạt động). Tất nhiên sẽ chậm hơn.

Fallback: Thiết lập này đơn giản là cố gắng sử dụng Texture from Pixmap, và sẵn sàng chuyển sang Shared memory nếu nó không hoạt động.

5. Enable direct rendering

Đây là một thiết lập có sự khác nhau rất nhiều từ một card đồ họa/trình điều khiển khác nhau. Nói chung, sự cấu tạo hình ảnh trực tiếp sẽ nhanh hơn bởi nó sẽ gửi các chỉ dẫn trực tiếp cho card đồ họa. Tuy nhiên một số card không ổn định hoặc không tương thích với tùy chọn này.

6. VSync

Với tùy chọn này, các bản vẽ sẽ được đồng bộ hóa với bản cập nhật hiển thị trên màn hình theo chiều dọc, nó được thiết kế để màn hình dễ nhìn hơn trên mắt người dùng, ngăn ngừa hiện tượng vỡ hình. Tuy nhiên nó sẽ khiến hiệu suất giảm xuống.

Kết luận

Không có sự kết hợp hoàn hảo nào cho từng trường hợp cụ thể của bạn, nhưng với sự hiểu biết về một số thiết lập trong KDE bạn có thể thử và áp dụng sao cho phù hợp nhất với mình.

[Đ.Hải (Nguồn Make Tech Easier)]

Bạn thấy bài viết này như thế nào?: 
No votes yet
Ảnh của Thien To Bao

Thien To Bao

Full stack developer specialized in Front-end

Tìm kiếm bất động sản

 

Advertisement

 

jobsora

Dich vu khu trung tphcm

Dich vu diet chuot tphcm

Dich vu diet con trung

Quảng Cáo Bài Viết

 
Hướng dẫn sử dụng Drush thực hiện automate các task

Hướng dẫn sử dụng Drush thực hiện automate các task

Drush Make is well-known as an advanced tool for Drupal distribution building. But it also can be very useful for those who have never dealt with distributions. 

PNotes - Phần mềm ghi chú miễn phí và chuyên nghiệp

PNotes - Phần mềm ghi chú miễn phí và chuyên nghiệp

PNotes Là phâng mềm ghi chú miễn phí được viết hoàn toàn bằng C và Windows API (với Pelles C cho Windows IDE ) - do đó nó là nhanh chóng và trọng lượng nhẹ.

The Best Video Player On Android–MoboPlayer

The Best Video Player On Android–MoboPlayer

MoboPlayer is the alternative video player to the default Android player. It is definitely the one app that will replace stock music application that you have been having on your Android phone.

Công ty diệt chuột T&C

 

Diet con trung