Trong thế giới của hoa hậu, nhan sắc, danh vọng và tiền bạc còn đi kèm với những cạm bẫy không thể lường trước, những phi vụ trao đổi thân xác sẽ giúp bạn thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp. Tình và tiền nên xem nó là việc nhỏ không có mất mát mà được nhiều hơn.
>> Trao đổi thân xác ở Cannes - Gái gọi hạng sang nhất thế giới (phần 1)
>> Trao đổi thân xác ở Cannes - Đường dây mại dâm hạng sang (phần 2)
>> Trao đổi thân xác ở Cannes - Đổi tình lấy vai diễn và nhận thêm tiền (Phần 3)
>> Ca sĩ Hà Thu mệt mỏi vì bạn trai cũ gửi clip sex cho mọi người
Binibining Pilipinas
Năm 2008, Janina San Miguel mới 17 tuổi khi cô chiến thắng một trong những cuộc thi hoa hậu danh giá nhất #Philippines là Binibining Pilipinas. Janina dự kiến đại điện đất nước tham gia cuộc thi Miss World diễn ra cùng năm.
Nhưng 3 tháng trước ngày thi, hoa hậu khiến fan hâm mộ sốc khi quyết định trả lại vương miện, quay lưng với ánh hào quang và danh vọng.
"Nếu còn cơ hội quay lại quá khứ, tôi ước gì mình chưa từng tham gia cuộc thi đó", Janina tâm sự trong chương trình Undercover Asia của đài Channel News Asia (CNA, Singapore).
Năm đó, Janina viện lý do cá nhân để trả danh hiệu, rằng ông của cô qua đời khiến cô không còn tâm trạng. Nhưng bây giờ - hơn 10 năm sau, Janina lần đầu tiên phá vỡ im lặng về những gì thực sự diễn ra sau ngày đăng quang.
"Có rất nhiều lời đề nghị khiếm nhã. Chúng tôi được đề nghị 3 triệu peso (hơn 60.000 USD) cho hợp đồng một đêm quan hệ tình dục. Có người còn đòi trả tôi 25 triệu peso (hơn 500.000 USD) để làm bạn gái ông ta.
Đây là mặt tối của các cuộc thi nhan sắc. Có nhiều người lắm của muốn cưới hoặc quan hệ tình cảm với các cô gái xinh đẹp nhất", Janina kể.
Poster quảng cáo cho cuộc thi hoa hậu nổi tiếng của Philippines
Cái giá cho ước mơ lớn
Philippines nằm trong số các quốc gia rất mê thi hoa hậu. Trong 10 năm qua, nước này chiến thắng đến 9 danh hiệu sắc đẹp quốc tế - thành tích lung linh khiến phong trào thi hoa hậu, hoa khôi nở rộ khắp các làng xã trên cả nước.
Ở nhiều nước, hoa hậu chỉ đơn giản là người chiến thắng trong một show truyền hình, nhưng ở Philippines các cô gái được đối xử như "tổng thống của một quốc gia", giáo sư Jose Wendell Capili, ĐH Philippines-Diliman, giải thích.
"Người chiến thắng trong các cuộc thi quốc tế sẽ được gặp lãnh đạo nhà nước, được ca tụng như người hùng vì thành tích đó giúp mọi người nhận ra một cô gái thôn quê Philippines cũng có cơ hội tỏa sáng trên thế giới.
Đó là khoảng cách gần nhất đến giới tinh hoa một thường dân có thể đạt được. Ở đất nước này, chúng tôi khao khát có những người hùng", giáo sư Capili diễn giải thêm.
Với nhận thức đó, cô Mercedes Pair, một người mẫu mang hai dòng máu Hoa - Philippines, mơ ước một danh hiệu để kiếm nhiều tiền giúp người mẹ đang chống chọi với căn bệnh thận mãn tính ở #Hong_Kong
Cô rời bỏ công việc người mẫu và gia đình ở Hong Kong để tham gia Binibining Pilipinas ở Manila - cuộc thi hoa hậu từng cho ra lò 4 chiếc vương miện Hoa hậu hoàn vũ quốc tế.
"Tôi là lao động chính trong nhà. Tôi nghĩ làm sao để kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn? Nếu không phải vì mẹ, tôi không nghĩ mình sẽ quyết tâm thế này", Mercedes tâm sự.
Có hàng ngàn nhan sắc đăng ký sơ tuyển Binibining Pilipinas, nhưng chỉ 40 người nổi bật nhất bước vào vòng trong. Năm người chiến thắng sẽ được nhận các hợp đồng sử dụng hình ảnh trị giá gần 1,5 triệu peso (khoảng 30.000 USD).
Họ sẽ đại diện #Philippines tham gia 5 cuộc thi nhan sắc quốc tế. Chỉ có điều con đường đến chiếc vương miện thứ hai khá đắt đỏ, nếu không có ai "tài trợ", các cô gái phải tự bỏ tiền túi để trang trải chi phí, ít nhất là 10.000 USD.
"Ngân sách đó tùy thuộc bạn có bao nhiêu, hoặc ai tài trợ bạn. Điều chắc chắn là thi hoa hậu không phải miễn phí. Mọi người cứ tưởng chúng tôi có nhiều người chống lưng, rằng mọi thứ điều được chi trả, nhưng không phải vậy", cô Mercedes cho biết.
Cô Mercedes Pair muốn đoạt danh hiệu hoa hậu để có tiền chữa bệnh cho mẹ
"Em có muốn đi khách sạn?"
Khi tiền là phương tiện không thể thiếu, đó là lúc những "nhà tài trợ" xuất hiện trước các cô gái với lời đề nghị. Đa số họ là các nhân vật quyền lực và có sức ảnh hưởng trong xã hội.
William - phóng viên 15 năm chuyên đưa tin các cuộc thi hoa hậu - kể lại có lần anh chứng kiến một ban tổ chức yêu cầu các thí sinh ngồi hầu rượu cho các vị khách đã trả tiền tham gia sự kiện. Vài cô gái nhờ nhóm phóng viên giúp đỡ, nhưng họ bị yêu cầu "không được can thiệp".
"Chúng tôi muốn giúp các cô gái, nhưng không ai có trách nhiệm chịu nói chuyện. Không ai dám đứng ra tố cáo... tất cả đều sợ hãi. Nhà tài trợ là những người giàu, nếu thí sinh dám lên tiếng, họ sẽ làm mọi cách để bắt nạn nhân im lặng", anh William tiết lộ.
Miss Earth ở Manila
Năm 2018, cuộc thi Miss Earth ở Manila nổi đình đám trên mặt báo quốc tế sau khi 3 thí sinh tố cáo một nhà tài trợ quấy rối tình dục và đưa ra nhiều đề nghị khiếm nhã với các cô gái.
Jaime VandenBerg, người đẹp đại diện cho #Canada cho biết tay đại gia đó gọi điện và lùng sục cô mỗi ngày đến mức phát rồ.
"Ông ta hỏi 'em muốn gặp ở đâu? Tôi có thể đến khách sạn em ở, hoặc em đến khách sạn của tôi. Tôi có thể chỉ cách em chiến thắng'. Rõ ràng ông ta muốn tình dục đổi lại thứ hạng cao trong cuộc thi... Tôi có cảm giác không thể bỏ chạy được", hoa hậu Canada kể lại.
Mark Dela Cruz - một nhà tổ chức thi nhan sắc ở #Phillippines - mô tả rằng mối quan hệ giữa thí sinh hoa hậu và nhà tài trợ "khá phức tạp". Ông thừa nhận có nhiều cá nhân "mang động cơ khác" khi đứng ra tài trợ cho các cuộc thi nhan sắc: lên giường với các cô gái.
Thậm chí sau mọi gian nan đó, các nữ hoàng nhan sắc cũng chỉ tồn tại được 2-3 năm trước khi bị chìm vào quên lãng, giáo sư Capili của ĐH Philippines-Diliman bổ sung.
"Cần phải có sự thay đổi nào đó, không có ý nghĩa gì khi có quá nhiều hoa hậu", ông nêu ý kiến.
Cựu hoa hậu Janina thì rút ra bài học từ kinh nghiệm bản thân: Khi tôi cố tìm một công việc bình thường, tôi thử ghi kinh nghiệm từng là hoa hậu, nhưng dì bảo tôi 'con xóa cái đó khỏi hồ sơ đi, nó không giúp được gì mà còn khiến người ta nghĩ khác về con
Theo tuổi trẻ
Bình luận (0)
Add Comment